Vị thuốc địa cốt bì có Công dụng gì? Liều lượng sử dụng

- Dược liệu
Vị thuốc địa cốt bì có Công dụng gì? Liều lượng sử dụng

Địa cốt bì được mệnh danh là vị thuốc đa năng do có khả năng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh khác nhau như viêm phổi, ho ra máu, tiểu ra máu…

Vì thế, dù là cây thuốc tốt cũng cần phải hết sức thận trọng khi sử dụng để tránh gặp phải tác dụng phụ khi dùng. Bài viết sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ đến quý vị và các bạn những thông tin về vị thuốc này. 

I.GIỚI THIỆU VỊ THUỐC ĐỊA CỐT BÌ 

1.Tên gọi 

– Tên thường gọi: địa cốt bì 

– Tên gọi khác: câu kỷ, tiên nhân tượng, tính cốt bì, địa cốt quan, tử kim bì, tây vương mẫu trượng,cây khủ khởi, địa tinh, khổ di, khước thử, kỷ căn, địa tiết, cẩu kế, phục trần chiên, kim sơn già căn, tính cốt bì, tiên trượng, địa tiên, khước lão căn.

– Tên khoa học: Lycium sinense Mill

– Họ: Cà (Solanaceae)

Địa cốt bì

Đặc điểm của dược liệu địa cốt bì 

Địa cốt bì là loại cây bụi nhỏ, chiều cao trung bình khoảng từ 0,5-1,5m, cành nhỏ, có cành địa tới khoảng 4m. Phần lá của cây địa cốt bì thường mọc so le hoặc mọc thành vòng tại một điểm với cuống địa từ 2 đến 6mm. Phần phiến lá thường có đầu lá hẹp với hình mác, nhọn, địa khoảng từ 2 đến 6cm. Hoa địa cốt bì nhỏ, màu tím nhạt và mọc riêng lẻ. 

Qủa của cây địa cốt bì là quả mọng, khi chín thường có màu đỏ sẫm hoặc màu vàng. Mùa hoa nở thường khoảng từ tháng 6 đến tháng 9, mùa quả từ tháng 7 đến tháng 10. địa cốt bì có vỏ hình ống hoặc hình lòng máng, kèm theo lớp bần dễ bong. Mặt bên trong màu vàng xám hoặc màu trắng, có nhiều đường vân dọc, đôi khi vẫn còn sót ít gỗ, nhẹ, giòn và dễ bẻ. Mặt bẻ hình lởm chởm, mặt cắt ngang, có thêm lớp bần ở phía ngoài, libe ở phía trong màu trắng xám. 

Phân bố 

Cây địa cốt bì mọc hoang nên thường thích nghi với hầu hết các địa hình như trung du, đồi núi hay đồng bằng. địa cốt bì thường sẽ mọc tại những vùng đất pha cát và có đầy đủ ánh sáng. 

Thu hái và sơ chế, bảo quản 

địa cốt bì thường được thu hái vào mùa xuân hoặc cuối mùa thu. Sau khi được thu hoạch xong, phần rễ sẽ được rửa sạch rồi rút bỏ đi phần lõi bên trong, cắt thành từng đoạn bằng nhau rồi cho vào sắc chung cùng cam thảo, ngâm trong 1 đêm rồi mang sấy khô. Chọn phần vỏ không còn lõi, rửa sạch rồi mang cắt nhỏ. Cũng có thể tẩm thâm chút rượu rồi sấy sơ qua. 

Bảo quản tại nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt 

Thành phần hóa học 

Trong thành phần của địa cốt bì có chứa khá nhiều acaloid, oxistosterol, saponin cùng nhiều các hoạt chất khác. 

II.TÁC DỤNG CỦA ĐỊA CỐT BÌ 

Địa cốt bì là vị thuốc có vị ngọt, tính hàn, đi vào kinh Can-Thận-Tam tiêu và Phế tác dụng lương huyết, chỉ khát, thanh nhiệt, sinh tân, chủ trì các chứng sốt lâu ngày không giảm, âm hư khiến người bị sốt mỗi khi về chiều. 

1.Tác dụng địa cốt bì theo y học cổ truyền 

Trong Sách Bản thảo cầu chân có ghi: “Cùng đơn bì trị cốt chưng nhưng đơ bị vị cay trị cốt nhưng không mồ hôi, địa cốt bì vị ngọt trị cốt chưng có mồ hôi”. Ngoài ra, sách Bổn Kinh cũng từng đề cập đến công dụng địa cốt bì như sau:” chủ ngũ nội tà khí, nhiệt trung tiêu khát chu tý”.Sách Thang dịch bản thảo: ” địa cốt bì trị tả thận hỏa, giáng phế trung phục hỏa, thối nhiệt, bổ chính khí”.

Tác dụng địa cốt bì theo nghiên cứu dược lý hiện đại

Theo nghiên cứu y học dược lý hiện địa, địa cốt bì mang đến nhiều tác dụng như:

– Hỗ trợ giải nhiệt hạ áp, hạ cholesterol, hạ đường huyết, hưng phấn tử cung. Thuốc địa cốt bì hạ áp do tác dụng trực tiếp làm giãn mạch mà có tác dụng hạ áp trung bình.

– Hỗ trợ kháng khuẩn: địa cốt bì có khả năng ức chế mạnh trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn li Flexner, phó thương hàn A, thương hàn, ức chế tụ cầu khhuaanr vàng và các loại virus đường hô hấp. 

3.Cách dùng và liều dùng 

Tùy thuộc theo từng mục đích sử dụng mà có thể sử dụng dược liệu địa cốt bì theo nhiều cách khác nhau. Có thể dùng địa cốt bì riêng hoặc kết hợp cùng các vị thuốc khác cũng đều được. Trong đó, dược liệu này được dùng phổ biến nhất là ở dạng thuốc sắc với liều khuyến cao là từ 6-12g. 

Kiêng kỵ khi sử dụng địa cốt bì 

– Người bị cảm mạo do phong hàn (sợ lạnh, phát sốt, sổ mũi, nhức đầu…).

– Người bị tiêu lỏng, tỳ vị, đau bụng, lạnh bụng, tỳ vị không đều.

dia-cot-bi

III.MỘT SỐ BÀI THUỐC DÂN GIAN CỦA ĐỊA CỐT BÌ 

Bài thuốc địa cốt bì bổ tinh tủy, làm mạnh gân cốt 

– Nguyên liệu: Sinh địa hoàng, cam cúc hoa, địa cốt bì, thứ dùng khoảng 1kg. 

– Thực hiện:

+ Lấy khoảng 1 chén nước lớn, chỉ sắc lấy nước cốt. Dùng nước cốt này để nấu xôi. 

+ Khi xôi chín thì xới ra để nguội rồi rải đều cho men rượu vào. 

+ Đợi khi men chín thì cất thành rượu để lắng. 

+ Mỗi ngày uống 3 chén. 

Bài thuốc địa cốt bì trị tiểu ra máu 

– Nguyên liệu: Địa cốt bì 

– Thực hiện: Dùng địa cốt bì rửa sạch, giã nát lấy nước, sắc, mỗi lần chỉ cần uống 1 chén hoặc bỏ vào một chút rượu uống nóng trước khi ăn. 

Bài thuốc trị chứng nóng trong xương, nóng nảy bứt rứt do bị bệnh lâu ngày 

– Nguyên liệu: 1 lượng phòng phong, 2 lượng địa cốt bì, 5 chỉ cam thảo

– Thực hiện: Mỗi lần dùng khoảng 5 chỉ sắc cùng với 5 lát gừng tươi uống.

Bài thuốc địa cốt bì chữa đái tháo đường, tiểu nhiều, miệng khát 

– Nguyên liệu: Mỗi vị 480g địa cốt bì, ngọc mễ tu 

– Thực hiện: Mỗi ngày dùng khoảng 24g, sắc nước uống. 

Bài thuốc địa cốt bì chữa suy nhược thần kinh 

– Nguyên liệu: Tri mẫu, bán hạ, cam thảo, ngân sài hồ, xích phục linh, nhân sâm với lượng bằng nhau. 

– Thực hiện: Mang tất cả nghiền bột, mỗi lần dùng khoảng 6-8g và 5 lát gừng tươi, sắc cùng nước và uống sau ăn. 

Bài thuốc địa cốt bì trị chứng ho, ho ra máu, hen suyễn

Dùng mỗi vị 12g địa cốt bì, bạch mao căn, 19g trắc bách diệp. Sắc tất cả cùng nhau và uống. 

Món ăn thuốc từ địa cốt bì 

– Món cháo địa cốt bì: Dùng 100g bột miến dong, 30g địa cốt bì, mỗi vị 15g mạch đông và tang bạch bì. Sắc tất cả các dược liệu này lấy nước, nấu cùng với bột miễn dong. Sử dụng cho người khá nước uống nhiều, đái tháo đường, gầy yếu suy kiệt. 

– Món cháo thận dê lá câu kỷ: 150g gạo tẻ, 150g thịt dê, 300g lá hoặc rễ câu kỷ, 5 củ hành lá, 1 đôi thận dê. Thịt dê và thận dê mang làm sạch và thái lát, lá hay rễ câu kỷ dùng vải xô và gói lại. Cho tất cả những nguyên liệu này vào nồi, vo gạo nấu cháo cho đến khi chín nhừ, thêm gia vị, ăn trong ngày, ăn nóng. Sử dụng cho nam giới bị thận hư, suy giảm tình dục, di tinh liệt dương, bị đau mỏi đầu gối, đau bại vùng thắt lưng. 

Lưu ý, hiện nay, trên thị trường đang sử dụng một vị thuốc hương gia bì, dưới tên đại cốt bì. Một số địa phương cũng dùng vỏ rễ cây đại thanh (bọ mẩy) dưới tên gọi là địa cốt bì nam. 

Quý khách hàng cũng có thể theo dõi chúng tôi tại kênh youtube chính thức của Onplaza : https://www.youtube.com/channel/UCo5ZyjbHpK_8DPm_zm3kF5Q


About
Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Vị thuốc địa cốt bì có Công dụng gì? Liều lượng sử dụng

Quản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Nhấn vào đây để đánh giá
Hỗ trợ 24/7
Bảo mật thanh toán
0.12871 sec| 1637.055 kb