Cây đinh lăng là gì – Cách dùng, tác dụng của cây đinh lăng

- Dược liệu
Cây đinh lăng là gì – Cách dùng, tác dụng của cây đinh lăng

Nhiều người vẫn thường gọi cây đinh lăng là nhân sâm Hàn Quốc của Việt Nam bởi những tác dụng mà loại cây này mang lại.

Đinh lăng là vị thuốc tốt bậc nhất của Đông y và đặc biệt là rất dễ dàng để tìm thấy nó tại những vùng quê Việt Nam. Vậy cụ thể cây đinh lăng là gì? Tác dụng của đinh lăng là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về vị thuốc này trong bài viết dưới đây nhé!

I.GIỚI THIỆU CÂY ĐINH LĂNG 

Tên gọi

– Tên thường gọi: Cây Đinh lăng Còn có tên Cây gỏi cá, Nam dương sâm

– Tên khoa học: Polyscias fruticosa L.

– Họ: Thuộc họ ngũ gia bì  Nhân sâm (Araliaceae)

– Tên tiếng Anh: Ming aralia

Cây đinh lăng

ẢNH: Cây đinh lăng là dược liệu quý trong Đông y

Đặc điểm của cây đinh lăng 

Đinh lăng vẫn thường được gọi là cây gỏi cá bởi người dân thường dùng lá đinh lăng để ăn gỏi (tuy nhiên, tên đinh lăng vẫn phổ biến tại các vùng hơn). Đây là một giống cây thân nhỏ, nhẵn và không có gai, chiều cao khoảng từ 0,8-1,5m, thuộc lá kép 3 lần xẻ lông chim với chiều dài từ 20-40cm. Phần lá chét có cuống gầy và dài khoảng từ 3-10mm, ở phiến lá chét là hình răng cưa không đều, lá đinh lăng có mùi thơm. 

Cụm hoa đinh lăng là hình chùy ngắn từ 7-18mm, bao gồm nhiều tán và nhiều hoa nhỏ. Hoa có tràng 5, nhị 5 với đường chỉ nhị gầy, bầu hạ 2 ngăn và có rìa trắng nhạt. Qủa đinh lăng dẹt và dài khoảng từ 3-4mm, dày khoảng 1mm có vòi tồn tại. Rễ có hình trụ và dài, rễ màu nâu và thường phân nhánh, vị rễ đắng kèm ngọt và nhầy. 

Bộ phận thu hái và chế biến 

Cây đinh lăng được trồng tại nhiều vùng miền, có thể mọc hoang hoặc trồng làm cảnh, làm thuốc, đặc biệt ở những vùng quê, khu vực nông thôn. Đinh lăng là vị thuốc được thu hái quanh năm (đối với trường hợp sử dụng lá), còn nếu sử dụng rễ thì cần phải đảm bảo tuổi thọ của cây đạt 3 năm tuổi. Thu hoạch vào mùa thu hoặc mùa đông là tốt nhất bởi lúc này rễ thường có chứa nhiều dược tính hơn. 

– Phần rễ cây sau khi thu hoạch được mang phơi khô và thái nhỏ. 

– Phần lá được thu hoạch rồi mang đi phơi khô. 

– Phần hoa sẽ được thu hoạch khi vừa mới nở nụ, mang đi phơi khô để dùng làm thuốc. 

Thành phần hóa học đinh lăng 
Theo nghiên cứu khoa học, trong cây đinh lăng có nhiều khoáng chất khác nhau như: Carbohydrate, chất béo, canxi, sắt, photpho, natri, kali, kẽm magie, mangan. Ngoài ra, loại cây này còn có các loại vitamin khác như: Thiamine,  pantothenate, B6, B9, flavonoid, riboflavin, niacin, saponin và tanin. 

II.TÁC DỤNG CÂY ĐINH LĂNG 

1.Công dụng của cây đinh lăng 

Về mặt dược lý, theo các tài liệu nghiên cứu thì cây đinh lăng mang đến những công dụng chủ yếu như sau:

– Nước sắc đinh lăng có tác dụng hỗ trợ làm tăng sự dẻo dai dành cho cơ thể, công dụng tương tự như nhân sâm (được sử dụng khá nhiều cho vận động viên thể dục thể thao, bộ đội, những người thường xuyên phải luyện tập và làm việc ở cường độ cao). 

– Khi sử dụng đinh lăng với liều lượng lớn có khả năng làm giảm hoạt động trên cơ thể người và động vật. 

– Khi sử dụng đinh lăng với liều lượng nhất định có khả năng làm giảm trương lực cơ tim, làm tim co bóp yếu và thưa dẫn đến tình trạng tim ngừng đập. 

– Đinh lăng hỗ trợ tăng cường hệ hô hấp về biên độ và thân số, hỗ rợ làm hạ huyết áp một cách nhanh chóng. 

– Hỗ trợ tăng tiết niệu gấp 5 lần so với sử dụng thảo dược thông thường. 

– Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng khi chịu tác động của siêu cao tần, bức xạ siêu cao tần và kéo dài thời gian sống. 

– Hỗ trợ tăng cường thể lực và kích thích não bộ, kích thích hệ miễn dịch, chống oxy hóa. 

rượu đinh lăng

Công dụng của cây đinh lăng trị bệnh

Trong dân gian, cây đinh lăng thường được sử dụng để giúp chống dị ứng, bồi bổ khí huyết, chữa chứng kiết lỵ, ho ra máu… Ngoài ra, nước lá đinh lăng cũng được người dân nấu uống hàng ngày nhờ tính thanh mát và giải độc gan. 

Bên cạnh đó, trong nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, từng bộ phận trong cây đinh lăng mang tác dụng y dược riêng như: 

– Phần thân cây đinh lăng: Mang tác dụng hỗ trợ điều trị đau dây thần kinh tọa, đau lưng, chữa tê thấp. 

– Phần lá cây đinh lăng: Thường được sử dụng trong nhiều bài thuốc giúp chữa dị ứng, kích thích thông tia sữa, ra sữa cũng như áp xe của phụ nữ. 

– Phần hoa cây đinh lăng: Trong một số các bài thuốc dân gian đã chỉ ra rằng, dùng hoa đinh lăng khô ngâm cùng rượu sẽ mang đến công dụng giúp tăng cường trí nhớ, lợi tiểu, hỗ trợ mang đến giấc ngủ sâu và an thần. 

– Phần rễ cây đinh lăng: Nhờ có chứa khá nhiều thành phần vitamin nên thường được sử dụng để giúp tăng đề kháng, tăng cường tuần hoàn máu, làm giảm sự mệt mỏi. 

Cách sử dụng cây đinh lăng 

– Lá đinh lăng: Được hái và sử dụng quanh năm, thường dùng giống như loại rau ăn kèm, đặc biệt là khi ăn gói cá. Ngoài dùng lá đinh lăng ăn sống, nhiều mẹ cũng dùng lá đinh lăng phơi khô để trải giường hoặc lót gối cho con nằm giúp tạo mùi thơm, chống giật mình và mang đến giấc ngủ tốt. Phụ nữ uống lá đinh lăng giúp thơm sữa, thông tắc tia sữa. 

– Rễ đinh lăng: Sau khi thu hái xong thì thái nhỏ, phơi khô tại nơi râm mát và thoáng gió để giúp đảm bảo mùi thơm của dược liệu cũng như các dược chất quan trọng. Khi sử dụng, có thể để nguyên hoặc tẩm cùng rượu gừng khoảng 5% rồi mang sao qua, thêm khoảng 5% mật ong sao vàng thơm. Rể đinh lăng có thể sử dụng theo một số cách như:

+ Ngâm rượu 

+ Tán bột để làm thuốc, tạo viên hoàn. 

+ Hãm nước

+ Dùng làm cao đinh lăng

Thân cây đinh lăng có ngâm rượu được không ? Hiện nay, thân cây đinh lăng thường ít được dùng để ngâm rượu hoặc làm thuốc, chủ yếu vẫn là các bộ phận như rễ, lá, hoa…

3.Cây đinh lăng chữa bệnh gì ?

Cây đinh lăng được sử dụng phổ biến trong cả Đông y và Tây y. Để biết cây đinh lăng trị bệnh gì, bạn có thể tham khảo một số bài thuốc có chứa vị thuốc đinh lăng sau đây:

3.1. Bài thuốc đinh lăng điều trị đau mỏi gối 

– Bài thuốc 1: Dùng khoảng 30g phần thân và cành của cây đinh lăng, 10g rễ cây trinh nữ (cây xấu hổ), cúc tần, cam thảo. Sắc tất cả những vị này lấy nước uống, mỗi ngày dùng 3 lần. 

– Bài thuốc 2: Thái thật mỏng rễ cây đinh lăng và phơi khô, đong lượng nhỏ khoảng 0.5g, đun cùng 100ml trong khoảng 15 phút. Sử dụng liên tục từ 1-2 tháng. 

3.2. Bài thuốc kích thích tia sữa, chữa áp xe vú 

Chuẩn bị khoảng 40g rễ cây đinh lăng sắc cùng 500ml nước cho đến khi chỉ còn lại 1 nửa. Dùng mỗi ngày 2 lần trong thời gian khoảng từ 7-10 ngày sẽ mang đến hiệu quả. 

ẢNH: Củ đinh lăng ngâm rượu giúp chữa bệnh

3.3. Bài thuốc đinh lăng giúp lưu thông khí huyết 

Sử dụng mỗi vị khoảng 100g rễ đinh lăng, hoàng tinh, hà thủ ô, thục địa, 20g tam thất. Thực hiện mang tất cả những vị thuốc này đi tán nhuyễn, khi dùng pha khoảng 100g hỗn hợp cùng với nước và dùng trong ngày. 

3.4. Bài thuốc đinh lăng hỗ trợ điều hòa giấc ngủ 

Dùng khoảng 16g liên nhục, 12g tâm sen, 20g tang diệp, 20g lá vông, 24 lá đinh lăng (khô hoặc tươi đều được). Sử dụng bằng cách cho tất cả những nguyên liệu này vào trong 1 bình, sắc cùng 400ml nước, trong khoảng 30 phút cho đến khi chỉ còn 150ml. Mỗi ngày uống 2 lần, thời gian uống từ khoảng 10-15 ngày. 

3.5. Bài thuốc cây đinh lăng hỗ trợ chữa mệt mỏi 

Sử dụng thường xuyên rễ cây đinh lăng bằng cách sắc uống mang đến công dụng giúp làm tăng sức dẻo dai của cơ thể. 

3.6. Bài thuốc cây đinh lăng chữa đau sưng cơ khớp, vết thương 

Dùng khoảng 40g lá đinh lăng tươi và giã nhuyễn, đắp lên chỗ sưng đau hay vết thương. 

3.7. Bài thuốc phòng co giật ở trẻ em 

Lấy lá đinh lăng non và già phơi khô cùng nhau rồi lót vào trong gối hoặc trải xuống giường, cho trẻ em nằm. 

Lưu ý khi sử dụng cây đinh lăng 

– Nên thu hoạch đinh lăng vào mùa đông, ở những cây đinh lăng có thời gian trồng từ 3 tuổi trở lên. Nếu khai thác quá non, hàm lượng các dược chất quá ít sẽ khiến không đảm bảo chất lượng làm thuốc. 

– Những củ đinh lăng có rễ quá to hoặc quá già thì chỉ cần dùng lấy phần vỏ của rễ củ, loại bỏ phần lõi cứng bên trong. Nếu như củ nhỏ thì mới dùng hết cả. 

– Không nên uống đinh lăng quá liều sẽ gây mệt mỏi, tiêu chảy hoặc bị say. Chỉ nên dùng khoảng 10-20g đinh lăng mỗi ngày. 

– Nên lựa chọn lá non để ăn kèm các món ăn để giúp dễ hấp thụ vào cơ thể hơn.

Cây đinh lăng là vị thuốc tốt nhưng cần phải biết cách khai thác và sử dụng đúng cách, đúng liều lượng mới mang đến hiệu quả. Hy vọng, những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ mang đến sự hữu ích dành cho quý vị và các bạn. 


About
Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Cây đinh lăng là gì – Cách dùng, tác dụng của cây đinh lăng

Quản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Nhấn vào đây để đánh giá
Hỗ trợ 24/7
Bảo mật thanh toán
0.19956 sec| 1632.43 kb