- Tên tiếng Việt: Giun đất, Giun khoang, Địa Long…
- Tên khoa học: Lumbricus
- Họ khoa học: Megascolecidae (tức họ Giun đốt)
Contents
Đặc điểm sinh học của giun đất
Giun đất sử dụng làm dược liệu nguyên là con giun đất hay còn gọi là giun khoang. Giun đất là động vật không xương sống thuộc ngành giun đốt. Môi trường sống của giun đất là lòng đất, thích hợp với những nơi đất ẩm, xốp. Giun đất dài khoảng 5-15cm, thân tròn màu hồng nhạt hoặc màu nâu xám, quanh thân có những khoanh tròn có khả năng co giãn giúp giun di chuyển trong lòng đất. Da của giun đất rất trơn, mềm, bóng, rất ẩ ướt, da giữ chức năng hô hấp. Giun đất là loài vật lưỡng tính, thụ tinh chéo. Tuyến sinh dục của giun đất nằm tại một số đốt trên thân.
Hình ảnh giun đất trong tự nhiên
Giun ăn các loại mùn hữu cơ, ít khi chui khỏi mặt đất bởi rất sợ ánh sáng. Đôi khi trời mưa làm đất ngập nước, không còn độ tơi xốp, giun đất mới bò lên khỏi mặt đất để thực hiện chức năng hô hấp.
Bộ phận sử dụng giun đất
Giun đất được sử dụng cả con để làm dược liệu. Dược liệu giun đất thành phẩm loại tốt là phiến khô dài nhỏ, hơi cong và nhăn nheo, bề mặt có nhiều khoanh vòng, chính giữa thấy có sợi thịt, hai đầu dầy và rất cứng, đoạn ở giữa teo nhỏ màu sắc vàng nâu có độ trong suốt, rất khó bẻ gãy.
Cách chế biến dược liệu địa long
Để thu được thành phẩm vị thuốc địa long tốt, cần phải đào giun đúng cách và chế biến đúng phương pháp.
- Cách bắt giun: Chọn nơi đất ẩm, xốp sau đó lấy nước bồ kết đổ xuống đất cho giun chui lên. Nhanh tay bắt giun đất bỏ vào thùng tro bếp đã sắp sẵn. Tuyệt đối không bắt giun tự ý bò lên mà không có tác động của con người bởi dân gian cho rằng đó là những con ốm yếu, mang mầm bệnh.
- Cách sơ chế: Rửa sạch giun đất bằng nước ấm cho đến khi hết nhớt → Mổ thân loại bỏ chất bẩn bên trong→ Rửa sạch Phơi/sấy khô→ Thành phẩm.
- Bào chế vị thuốc Địa long. Ngoài cách sơ chế nói trên, giun đất tức vị thuốc Địa long còn được bào chế theo các sau: Đem giun đất ngâm chìm trong nước vo gạo để qua đêm để giun nhả ra hết những tạp chất trong bụng. Tiếp theo, vớt giun ra để khô ráo rồi tẩm rượu , sấy khô. Sau khi sấy khô lại tiếp tục mang sao vàng cùng với gạo nếp và xuyên tiêu mỗi loại chừng 2 chỉ, thấy khi nào gạo vàng thơm là thành vị thuốc địa long dùng trong y học cổ truyền.
Cần bắt và chế biến giun đất đúng cách để thu về dược liệu địa long chất lượng hảo hạng
Thành phần hóa học giun đất
Vị thuốc giun đất khô, tức địa long đã được phân tích bởi các nhà nghiên cứu khoa học. Họ tìm thấy trong giun đất có rất nhiều thành phần hóa học. Trong đó các thành phần chính là các loại vitamin, axit aminm guanidine, choline, lumbritin, lumbroferine, xanthine, và muối hữu cơ…
Tìm hiểu thêm: Nhục quế là gì ? Công dụng và cách dùng nhục quế hiệu quả
Những cách sử dụng vị thuốc địa long
Có nhiều cách để sử dụng vị thuốc địa long:
- Sắc nước uống
- Giã sống
- Tấn bột: sau khi giun đất được làm sạch, sấy khô cần được tẩm rượu, sao khô lại 1 lần nữa, cuối cùng là tán bột mịn bảo quản dùng dần
- Đốt tồn tínhLiều dùng trung bình: 8 – 12g/ ngày.
Tác dụng của giun đất trong trị bệnh
a, Theo y học hiện đại
- Các nhà nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu lâm sàng về tác dụng của thuốc địa long trên những con chuột bị trúng phong dẫn đến thiếu máu não. Kết quả cho thấy, cứ tiêm thuốc theo tỉ lệ 10g/ kg thể trọng vào bụng chuột thì các triệu chứng cho thấy đều giảm nhẹ.
- Trong giun đất có chứa chất Lumbritin, hoạt chất này có tác dụng phá huyết.
- Vị thuốc địa long kháng histamine, phòng chống co giật và có khả năng làm giãn mạch nội tạng cũng như làm giảm huyết áp nhưng dài lâu.
- Bên cạnh đó, trong giun đất còn chứa những tinh chất có khả năng làm tăng hưng phấn thành tử cung của người nữ, hay giết chết tinh trùng ở người nam.
- Địa long cũng có công dụng an thần, hạ sốt, làm giãn phế quản, điều trị cơn hen cấp tính.
b, Theo y học cổ truyền.
Vị thuốc địa long được dùng nhiều trong y học cổ truyền phương Đông. Theo Đông y, địa long mang vị mặn, tính hàn, không hề có độc tố. Vị thuốc này quy trực tiếp về các kinh tỳ, kinh thận và kinh can. Công dụng của địa long là phá huyết kết, trừ phong thấp, khứ nhiệt,… Vị thuốc này được các thầy thuốc Đông y dùng để chữa các bệnh:
- Sốt cao gây co giật
- động kinh,
- Các bệnh về đường hô hấp như: ho suyễn, hen, viêm phế quản
- Bại liệt nửa người
- Tiểu tiện khó, không thông
- Phong thấp, viêm khớp
Gần đây, trong cuốn Sổ tay Lâm sàng Trung dược của nước Trung Quốc, có báo cáo cho rằng lấy địa long kết hợp với một số vị thuốc có thể phòng chống ung thư. Đó là các vị địa long 40gr, ngô công 40gr, tổ ong vàng 40gr, bồ công anh 40gr, bản lam căn 40gr, toàn yết 40gr, xà thoái 40gr cùng với 500gr bạch hoa xà thiệt thảo. Tất cả các vị trên trộn đều tán bột mịn rồi luyện với mật ong hảo hạng, vo viên khoảng 8gr. Mỗi ngày dùng 2 viên vào sáng tối uống cùng nước ấm. Ngoài tác dụng chống ung thư, bài thuốc này còn có tác dụng hạ áp, tốt cho những người mắc bệnh tim mạch.
Lưu ý, không sử dụng vị thuốc địa long cho người có tỳ vị hư nhược, không có nhiệt thực.
Quản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm