Công dụng - Cách dùng Nhục quế hiệu quả

- Dược liệu
Công dụng - Cách dùng Nhục quế hiệu quả

Ở Việt Nam ta, cây quế rất nổi tiếng với bạn bè thế giới bởi nó chứa lượng tinh dầu cao, chất lượng tuyệt hảo. Trong Đông y, dược liệu nhục quế được người dân chế biến công phu từ vỏ cây quế có tác dụng ôn thận tráng dương, ôn trung tán hàn, ôn thông kinh mạch khí huyết…

  • Tên tiếng Việt: Nhục quế, ngọc quế, quan quế, quế bì…
  • Tên khoa học: Cinnamomum cassia Presl
  • Tên dược: Ramulus cinnamoni.
  • Họ khoa học: Lauraceae.

1. MÔ TẢ CÂY QUẾ

Cây quế (hay cây nhục quế) là loài cây thân gỗ cao, có khi cao tới hơn 20m. Lúc cây phát triển trong giai đoạn đầu, thân cây màu xanh non mỡ màng, có vài khía dọc quanh thân. Đến độ tuổi trưởng thành, thân cây có vỏ màu xám nâu, nhiều vết sần sùi.

Lá cây quế mà xanh bóng. Đây là dạng lá đơn có cuống, mọc cách, không mọc đối. Mỗi phiến lá mang hình bầu dục, mép lá nhẵn không có răng cưa,  rộng chừng 8cm, dài khoảng trên 20cm.

Cây quế trổ hoa vào khoảng tháng 4 đến tháng 8 hàng năm. Hoa trắng hoặc hơi vàng ngà, trổ ra từ đầu ngọn và các nách lá. Kết quả từ khoảng tháng 10, quả có hình dạng tự quả cầu.

Toàn bộ các bộ phận của cây quế đều có mùi thơm đặc trưng của tinh dầu quế.

Toàn bộ các bộ phận của cây quế đều có mùi thơm đặc trưng của tinh dầu quế.

 

Cây quế rất ưa ánh sáng nên phát triển tốt ở các cánh rừng nhiệt đới, độ ẩm cao. Tại Việt Nam, cây nhục quế được trồng nhiều ở miền Bắc và miền Trung. Ở phía Bắc, các tỉnh có trồng các cánh rừng quế nổi tiếng như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Yên Bái, Hà Giang, Lào Cai. Ở miền Trung, có rừng quế nổi tiếng ở Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Quảng Nam.

 

2. NHỤC QUẾ LÀ GÌ?

Nhục quế tức là phần vỏ của cây quế. Tuy nhiên, ngay cả vỏ quế cũng được phân thành nhiều loại khác nhau:

  • Quế thượng châu: là phần vỏ quế tách ra từ thân chính của cây, phần thân này cách mặt đất khoảng 1,2m, tính đến nơi phân cành đầu tiên trong 1 cây quế. Đây là loại nhục quế tốt nhất, cho dược tính tốt nhất.
  • Quế thượng biểu: là loại vỏ quế thu được ở những cành to, lứa đầu nối liền với thân quế.
  • Quế chi: là loại vỏ quế lấy ở các cành nhỏ, cành non, cành phân làm nhiều nhánh.

 

3. THU HÁI, CHẾ BIẾN VÀ BẢO QUẢN NHỤC QUẾ

a, Thu hái

Mỗi năm, người ta thu hoạch vỏ quế vào 2 vụ là vụ tháng 5 và vụ tháng 10, chỉ thu ở những cây có độ tuổi 5 năm trở lên để đạt chất lượng tốt nhất. Người dân dùng lạt buộc các đoạn thân cành, mỗi lạt cách nhau khoảng 50cm. Sau đó họ đục quanh phần lạt đã đánh dấu theo vòng tròn quanh thân và các vết dọc cho vỏ quế tách ra từng phần. Cuối cùng lấy các thanh nứa nhọn lách vào vỏ quế và bóc chúng ra khỏi thân.

 

b, Chế biến

Đem vỏ quế ngâm nước 1 ngày rồi vớt ra cho ráo→ Lấy lá chuối tươi cột chặt vỏ quế lại ủ 3 ngày vào mùa hè 7 ngày vào mùa đông→ Ngâm vỏ quế trong nước 1 tiếng rồi vớt ra→ Phơi trên phên nứa cho ráo nước →Dựng thanh quế thẳng đứng để phơi khô trong vòng 2 tuần đến 20 ngày.

 

c, Bảo quản

Nhục quế sau khi chế biến cần để nơi khô ráo thoáng mát, tránh nơi ẩm mốc, tránh ánh nắng trực tiếp. Tốt nhất là sử dụng một ít sáp ong bôi vào hai đầu thanh quế rồi cho nhục quế vào bao nilong hoặc hộp nhựa đóng nắp kín. Làm theo cách như vậy thì thanh quế để được lâu, tinh dầu ít bay hơi hay biến chất.

Thu hái, bảo quản và chế biến Nhục quế

Thu hái, bảo quản và chế biến Nhục quế

 

4. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Trong vỏ quế có tới 75-90% lượng tinh dầu quế (Cinnamaldehyde). Tinh dầu quế có mùi thơm nồng, vị ngọt, cay, màu vàng nâu, sánh và nổi trên nước. Bên cạnh tinh dầu, vỏ quế còn chứa hơn 100 các hợp chất khác. Trong số đó được kể đến như như tanin, calci oxalate, chất nhựa, nhầy, coumarin và một số hợp chất đường (glucose, fructose, sucrose...).

 

5. CÔNG DỤNG NHỤC QUẾ

a, Y học hiện đại

Ngày nay, vỏ quế được đưa vào sử dụng rộng rãi trong đời sống. Trên thế giới, vỏ quế chất lượng tốt được thu mua với giá cao để chiết xuất tinh dầu, sử dụng trong công nghệ thực phẩm như làm bánh quế, kẹo quế, trà quế… Đặc biệt, vỏ quế được sử dụng rất nhiều để chiết xuất các tinh chất nhằm chữa bệnh. Đối với y học hiện đại, vỏ quế có các tác dụng như sau:

  • Hạ nhiệt, giảm đau, an thần, cắt cơn sốt, phòng chống co giật
  • Tăng tiết nước bọt và dịch vị làm cho hệ tiêu hóa của bạn làm việc tốt hơn, tăng cảm giác ăn ngon miệng.
  • Giúp tăng lưu lượng máu lên động mạch, rất tốt cho người bệnh bị thiếu máu cơ tim.
  • Ức chế sự phát triển của một số loại nấm và có tính kháng khuẩn cực mạnh
  • Giảm lượng cholesterol trong máu, mang lại hiệu quả cao trong điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2
  • Giảm nguy cơ ung thư ruột kết (nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Mỹ)

Công dụng của nhục quế đối với sức khỏe

Công dụng của nhục quế đối với sức khỏe

 

b, Y học cổ truyền phương Đông

Theo Ts Nguyễn Đức Quang suckhoedoisong.vn (ngày 1/4/216), nhục quế đã được sử dụng từ lâu đời làm vị thuốc. Trong Đông y, nhục quế mang vị cay ngọt, tính rất nhiệt, hơi độc. Vị thuốc nhục quế quy trực tiếp 3 kinh là: kinh can, kinh thận, kinh tỳ. Nhục quế có công dụng ôn thận tráng dương, ôn trung tán hàn, ôn thông kinh mạch khí huyết.

 

6. CÁCH SỬ DỤNG NHỤC QUẾ ĐIỀU TRỊ BỆNH

Tại Việt Nam, vỏ quế nói riêng và cây quế nói chung đã được sử dụng từ rất lâu đời để trị bệnh. Chẳng hạn như người dân thường dùng trà quế uống vào mùa lạnh để chữa cảm cúm, nước nấu cành lá quế cùng các loại thảo dược để tắm, xông hơi chữa thấp khớp, rượu quế dùng xoa bóp hoặc pha loãng súc miệng hàng ngày trị sâu răng.

 

a, Cách chế biến vị thuốc nhục quế

Trong Đông y, nhục quế được sử dụng với các cách khác nhau như: sắc nước, pha hãm, hầm nhừ trong các món ăn. Liều dùng cho 1 người trưởng thành từ 2-6gr mỗi ngày.

 

b, Các món ăn bài thuốc

Sau đây xin được chia sẻ tới bạn đọc một số bài thuốc, món ăn chữa bệnh và bồi bổ cơ thể từ nhục quế.

  • Bài thuốc giảm đau bụng kinh do hư hàn: Lấy nhục quế tán bột mịn, ngày sử dụng tối đa 4gr uống với một chút rượu.
  • Món ăn bài thuốc cho trẻ em di niệu hay đái dầm: 1 bộ gan gà thái miếng rồi lấy 1gr bột nhục quế rắc vào, hầm nhừ cho chút gia vị vừa ăn.
  • Bài thuốc chữa tiêu chảy, đau bụng: Lấy 3gr nhục quế kết hợp với chu sa, hắc phụ tử, can khương và lưu hoàng tán nhỏ, vo viên rồi sử dụng uống cùng nước ấm mỗi ngày 2 lần.
  • Món ăn bài thuốc cho người suy giáp: Lấy 10gr nhục quế, 30gr dâm dương hoắc, và 0,5 đến 1 lạng gạo tẻ. Lấy nhục quế và dâm dương hoắc sắc nước, sau đó dùng nước này nấu cháo nhừ. Ăn vào sáng sớm và chiều tối lúc đói bụng.
  • Món ăn bài thuốc trị bế kinh do hàn thấp hư nhược: Lấy 2gr vỏ quế loại tốt đập cho dập, 1 lạng gốc rễ cây hẹ tươi rửa sạch, 60gr gạo tẻ. Bỏ các vị trên vào nấu cháo chia làm 2 lần ăn trong ngày lúc còn nóng. Duy trì trong 1 tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.

Sử dụng nhục quế điều trị bệnh

Sử dụng nhục quế điều trị bệnh

 

7. LƯU Ý KHI SỬ DỤNG NHỤC QUẾ

a, Các đối tượng cần cẩn trọng:

  • Người âm hư hỏa vượng tuyệt đối không sử dụng vỏ quế
  • Người đang mang thai có thể sử dụng nhưng cần có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

 

b, Tác dụng phụ khi dùng nhục quế:

Sử dụng nhục quế liều cao, dài ngày sẽ gây nhức đầu, táo bón. Nếu sử dụng nhục quế thấy có các hiện tượng trên, cần báo lại bác sĩ để điều chỉnh lượng cho phù hợp với cơ thể.

 

c, Cách dùng khi kết hợp nhục quế với xích thạch chỉ:

Các bác sĩ Đông y khuyến cáo không nên dùng chung nhục quế và xích thạch chỉ để sắc trong cùng 1 siêu thuốc bởi quá trình sắc sẽ làm giảm tác dụng của cả 2 vị này. Nếu cần dùng cả 2 vị trên trong 1 bài thuốc tốt nhất là sắc riêng 2 vị rồi trộn chung nước sắc để sử dụng. Vị thuốc có tác dụng tăng cường miễn dịch rất tốt: Bạch linh là gì? Tác dụng của bạch linh liều dùng và lưu ý khi sử dụng

 


About
Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Công dụng - Cách dùng Nhục quế hiệu quả

Quản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Nhấn vào đây để đánh giá
Hỗ trợ 24/7
Bảo mật thanh toán
0.23497 sec| 1634.219 kb