Tác dụng của hoa hòe đối với sức khỏe con người

- Dược liệu
Tác dụng của hoa hòe đối với sức khỏe con người

Hoa hòe được biết đến với những công dụng tuyệt vời như hỗ trợ điều trị các bệnh huyết áp cao, tim mạch, bền thành mạch, tiểu đường.

Vậy hoa hòe là gì? Hoa hòe có tác dụng gì? Cách sử dụng như thế nào? Hãy cùng ONPLAZA tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Hoa hòe và 7 công dụng tuyệt vời bạn nên biết

Hoa hòe và 7 công dụng tuyệt vời bạn nên biết

Tên gọi hoa hòe


+ Tên gọi khác: Cây hoa hòe còn được gọi với các tên khác như hòe hoa, hòe mễ hay hòe hoa mễ.
+ Tên khoa học là Sophora japonica L.
+ Họ nhà Cánh bướm Fabaceae.


Mô tả cây hoa hòe

- Cây hoa hòe thuộc cây cao, to, với chiều cao từ 5 - 10m. Lá kép lông chim lẻ, được mọc so le, trên mỗi lá có từ 7 - 17 lá chét.

- Hoa có hình cánh bướm màu vàng trắng, được mọc thành từng bông. Ra hoa từ tháng 7 - tháng 9.

- Quả cây hòe có hình giáp dài, đôi khi hơi cong

- Hạt hơi thắt lại giống như quả đậu đen.

 

Phân bố, thu hái và chế biến hoa hòe

- Phân bố: cây hoa hòe trước kia mọc hoang, tuy nhiên, hiện tại được trồng hầu khắp ở các vùng của Việt Nam. 

- Thu hái: hoa hòe được thu hái với số lượng lớn khi đến mùa hoa nở. Thời điểm thu hái tốt nhất là khi ra nụ, vì trong nụ có nhiều dưỡng chất nhất. 

Cây hòe có thể được trồng bằng cách gieo hạt hoặc dâm cành. Thời gian từ lúc trồng đến lúc thu hoạch mất khoảng từ 3 - 4 năm. 

- Sơ chế: sau khi thu hoạch, đem hoa hòe sấy hoặc phơi khô để bảo quản.

- Chế biến - cách dùng: có thể dùng hoa hòe để làm trà uống cho mát hoặc làm nguyên liệu nhuộm màu vàng.

 

Thành phần hóa học hoa hòe

Trong hoa hòe có chứa nhiều các hoạt chất có lợi cho sức khỏe con người, bao gồm:  Rutin (8% với hoa tươi, 28% với nụ hoa phơi khô), Quercetin, Betulin, Alkaloid, Flavonoid, Sophoradiol.

Trong đó:

Hoạt chất Rutin có công dụng tốt nhất trong điều trị các bệnh về cao huyết áp, tai biến mạch máu não, đột quỵ. Chất này được tìm thấy nhiều trong nụ hoa hòe khô.

 

7 tác dụng của hoa hòe

Theo Đông y, hoa hòe có vị đắng, tính bình. Quả hòe có vị đắng, tính hàn.

Theo đó, hoa hòe có tác dụng cầm máu rất tốt, điều trị các bệnh như rong kinh, băng huyết, đại tiện ra máu hay chảy máu cam,...Ngoài ra, hoa hòe còn có tác dụng trị các bệnh tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân sau tai biến mạch máu não. 

Hoa hòe - vị thuốc hữu hiệu hỗ trợ điều trị tăng huyết áp

Hoa hòe - vị thuốc hữu hiệu hỗ trợ điều trị tăng huyết áp

Theo y học hiện đại, trong hoa hòe có thành phần Rutin có tác dụng tốt trong việc điều trị các bệnh viêm gan siêu vi B, C, tăng cường sức đề kháng cho người gầy gò, cơ thể suy nhược do sơ nhiễm, bệnh lao,...

Dưới đây, ONPLAZA xin chia sẻ đến bạn 7 tác dụng của hoa hòe giúp cải thiện sức khỏe cũng như điều trị một số bệnh phổ biến hiện nay:

➤ Hoa hòe chữa bệnh trĩ

Trong hoa hòe có chứa nhiều hợp chất có tác dụng tốt đối với người bị bệnh trĩ. Cụ thể: chất troxerutin với đặc tính vận mạch, là một trong những chất có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả. Ngoài ra, trong hoa hòe còn chứa hợp chất oxymatrine giúp giảm sưng liên quan đến các mạch máu suy yếu. Tuy nhiên, nếu chỉ chữa bệnh trĩ bằng hoa hòe sẽ cho công hiệu hơi chậm. Do đó, bạn nên kiên trì dùng thuốc, kết hợp với chế độ dinh dưỡng và thói quen sống hằng ngày.

 

➤ Hoa hòe tốt cho tim mạch

Hợp chất oxymatrine có trong hoa hòe có tác dụng bảo vệ, cải thiện chức năng của tim, đồng thời, giúp thúc đẩy các mạch máu và hệ thống tim mạch tổng thể trở nên khỏe mạnh.

 

➤ Hoa hòe giúp ngủ ngon

Theo nhận định của các chuyên gia và theo đông y, hoa hòe có tính mát, giúp thanh nhiệt, lương huyết, giúp an thần, cho bạn giấc ngủ ngon và sâu hơn. Bởi vậy, hiện nay hoa hòe được sử dụng như một “thần dược” giúp cải thiện giấc ngủ cho những người thường xuyên gặp chứng mất ngủ, khó ngủ.

 

➤ Hoa hòe giúp trị cao huyết áp

Hoạt chất Rutin có trong hoa hòe được nhận định là một loại vitamin P có tác dụng tăng cường sức chịu đựng của các mao mạch, làm bền thành mạch. Bởi vậy, mà hoa hòe được sử dụng như một giải pháp giúp giảm huyết áp, phòng và điều trị các biến chứng của huyết áp cao như tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch,...

 

➤ Hoa hòe chữa các bệnh xuất huyết

Hoạt chất Rutin chiếm tới 34% hàm lượng trong hoa hòe, có tác dụng giảm tính thẩm thấu của các mao mạch, đồng thời, tăng cường độ bền cho các mao mạch, từ đó, giúp cầm máu nhanh chóng và hiệu quả trong các trường hợp bị trĩ ra máu, đại tiện ra máu hoặc chảy máu cam.

 

➤ Hoa hòe giúp trị viêm khớp

Theo nhiều nghiên cứu hiện nay đã chỉ ra rằng, các hoạt chất có trong hoa hòe còn có tác dụng giảm sưng, giảm viêm, đặc biệt là đối với bệnh nhân bị viêm khớp mạn tính. Tuy nhiên, nếu muốn điều trị viêm khớp hiệu quả, người bệnh nên kết hợp với các phương pháp chữa bệnh khác như chế độ dinh dưỡng hay chế độ luyện tập.

 

➤ Hoa hòe hỗ trợ giảm cân

Hoa hòe ngoài các tác dụng kể trên còn được dùng như một liệu pháp hỗ trợ giảm cân an toàn được nhiều người áp dụng hiện nay. Tác dụng của trà hoa hòe không chỉ giúp điều chỉnh trọng lượng của cơ thể mà còn giúp giảm lượng mỡ trong máu đáng kể, giúp kiểm soát sự trao đổi chất, làm giảm hiện tượng bám dính của chất béo trong mô gan.

Trà hoa hòe giúp hỗ trợ giảm cân

Trà hoa hòe giúp hỗ trợ giảm cân


Các bài thuốc chữa bệnh từ hoa hòe

Bài thuốc 1: Chữa các loại xuất huyết như đi ngoài ra máu

- Đơn thuốc: hoa hòe đã sao qua (10 -15g) hoặc dùng quả hòe (8 -12g) 

- Cách dùng - Liều dùng: sắc uống.

Bài thuốc 2: Chữa trị sưng đau

- Đơn thuốc: quả hòe, khổ sâm, mỗi lượng bằng nhau

- Cách dùng - Liều dùng: tán thành bột mịn, sau đó hòa với nước bôi vào những vết thương sưng đau

Bài thuốc 3: Chữa viêm loét

- Đơn thuốc: Hoa hòe, hoa kim ngân mỗi thứ 15g 

- Cách dùng - Liều dùng: sắc uống với 2 bát rượu uống cho ra mồ hôi.

Bài thuốc 4: Chữa bệnh chảy máu mũi

- Đơn thuốc: Hoa hòe, ô tặc cốt với một lượng bằng nhau 

- Cách dùng - Liều dùng: một nửa sống, một nửa sao. Sau đó tán thành bột. Mỗi lần lấy 1 ít bột thổi vào lỗ mũi 

Bài thuốc 5: Chữa dong kinh, băng huyết, khí hư

- Đơn thuốc: Hoa hòe 30g, bách thảo sương 15g

- Cách dùng - Liều dùng: tán thành bột mịn. Uống với rượu ấm, mỗi lần sử dụng 9 - 12g bột

Bài thuốc 6: hoa hòe trị mất ngủ

- Đơn thuốc: Hoa hòe, hạt muỗng 40g

- Cách dùng - Liều dùng: tán bột. Sau đó uống với nước, mỗi lần 5g, chia 2 lần uống/ngày

Bài thuốc 7: Chữa nôn ói ra máu 

- Đơn thuốc: 12g hoa hòe, 4g nhọ nồi

- Cách dùng - Liều dùng: tán thành bột mịn. Sau đó uống cùng với nước được sắc từ rễ tranh.

Bài thuốc 8: Điều trị cao huyết áp

- Đơn thuốc: Hoa hòe đã sao vàng, hạt muỗng, mỗi vị một lượng bằng nhau. 

- Cách dùng - Liều dùng: Tán thành bột. Mỗi lần sử dụng 5g, chia 2 - 3 lần uống/ngày.

Bài thuốc 9: Chữa huyết áp tăng, thần kinh suy nhược, khó ngủ

- Đơn thuốc: hòe hoa, hạt muỗng, mỗi vị một lượng bằng nhau. 
- Cách dùng - Liều dùng: Tán thành bột. Mỗi lần sử dụng 5g, chia 3 - 4 lần uống/ngày.

Bài thuốc 10: Chữa nhức đầu, chóng váng, tê nhẹ ở ngón tay

- Đơn thuốc: nụ hòe, tâm sen, hạt muồng, mỗi vị một lượng bằng nhau. 

- Cách dùng - Liều dùng: Sao khô, tán thành bột mịn. Mỗi lần sử dụng 5g, chia 2 - 4 lần uống/ngày.

Bài thuốc 11: Chữa sốt xuất huyết khi bệnh đã thuyên giảm

- Đơn thuốc: hoa hòe, hạt muồng sao vàng, mỗi vị một lượng bằng nhau. 

- Cách dùng - Liều dùng: tán thành bột mịn. Mỗi ngày sử dụng từ 10 - 20g.

Bài thuốc 12: Điều trị bệnh trĩ

- Đơn thuốc: hoa hòe, khổ sâm, mỗi vị một lượng bằng nhau. 

- Cách dùng - Liều dùng: tán thành bột mịn. Khi dùng lấy một ít bột trộn chung với nước và bôi ngoài hậu môn giúp giảm sưng đau trĩ.

Gợi ý dược liệu có tác dụng Thanh nhiệt giải độc, bổ âm, mát máu, tăng sinh dịch cơ thể, Bảo vệ gan, chống phóng xạ, chống nấm, lợi tiểu: Sinh địa

Lưu ý khi sử dụng hoa hòe

- Không sử dụng hoa hòe cho người ăn kém, chậm tiêu, hay đau bụng, đại tiện phân lỏng, thiếu máu. Bởi hoa hòe có tính hơi lạnh. Nếu muốn sử dụng, nên kết hợp với các dược liệu có tính ấm nóng.

- Không tự ý sử dụng hoa hòe cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và đang cho con bú

- Không sử dụng hòe hoa cho người có cơ địa huyết áp thấp, vì dễ gây chóng mặt, gây choáng.

Với những thông tin về hoa hòe mà Công Ty Onplaza - Thế giới dinh dưỡng tổng hợp trên đây hy vọng sẽ hữu ích cho bạn. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý không nên tự ý sử dụng thuốc mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ, thầy thuốc


About
Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Tác dụng của hoa hòe đối với sức khỏe con người

Quản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Nhấn vào đây để đánh giá
Hỗ trợ 24/7
Bảo mật thanh toán
0.20776 sec| 1644.992 kb