Các bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ cây sinh địa

- Dược liệu
Các bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ cây sinh địa

Sinh địa là gì? Vị thuốc này được sử dụng trong các bài thuốc Đông y trị bệnh ra sao? Tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Sinh địa hay còn gọi là cây địa hoàng, có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh như kinh nguyệt không đều, chảy máu cam, sốt xuất huyết,....Để biết thêm về các công dụng cũng như các bài thuốc chữa bệnh từ cây sinh địa, ONPLAZA đã tổng hợp những thông tin hữu ích chia sẻ đến bạn. Bạn đừng bỏ qua nhé.

Cây sinh địa là gì?

Cây sinh địa là gì?

Sinh địa là gì?

  • Tên gọi khác: Sinh địa còn có tên gọi khác là cây địa hoàng, nguyên sinh địa,
  • Tên khoa học: Rehmannia glutinosa (Gaertn). Libosch
  • Họ: Hoa mõm chó (Scrophulariaceae)


Đặc điểm của cây sinh địa

Sinh địa hay còn gọi là địa hoàng, là cây thân thảo, sống lâu năm, có chiều cao trung bình khoảng từ 10 - 30cm khi đã trưởng thành. Toàn cây có lông tơ mềm với màu tro trắng. Cây có thân rễ phình lên thành củ, ban đầu chúng mọc thẳng, nhưng sau đó sẽ mọc ngang và có đường kính từ 0,4 - 3cm.

Lá cây sinh địa mọc thành vòng xung quanh gốc, hầu như rất hiếm khi mọc ở thân cây. Phiến lá có hình trứng ngược dài khoảng từ 3 - 15cm và rộng khoảng 1,5 - 6cm. Phần đầu lá hơi tròn, càng mọc dần về phía cuống lá sẽ hẹp lại. Mép lá có hình răng cưa tuy nhiên phân bố không đều, phần phiến lá có nhiều gân nổi ở phía mặt dưới.

Hoa của cây sinh địa có màu tím đỏ, thường mọc thành từng chùm ở đầu cành và nở hoa vào mùa hạ. Cả đài và tràng hoa đều có hình vuông, nhưng tràng hơi cong, dài khoảng từ 3 - 4cm, mặt phía ngoài hoa màu tím sẫm, phía trong có màu hơi vàng và có những đốm tím. Mỗi bông hoa sẽ có 3 nhị với hai nhị hoa lớn.

 

Bộ phận dùng, phân bố, thu hái, sơ chế, bảo quản

+ Bộ phận dùng: Rễ củ của cây sinh địa được sử dụng để làm thuốc
+ Phân bố: Dược liệu này được phân bố nhiều ở Trung Quốc. Ở Việt Nam cây thích nghi với tiết trời nóng ẩm và được phân bố nhiều ở các tỉnh đồng bằng Bắc bộ.
+ Thu hái và sơ chế: Phần rễ củ của cây sinh địa được thu hái ở những cây có tuổi thọ ít nhất là 5 - 6 tháng. Sau khi thu hoạch, rễ sinh địa được rửa sạch, để ráo nước. Sau đó sấy đến khi phần cắt của rễ xuất hiện màu đen và dính là được.

+ Cuối cùng đem phơi khô hoặc sấy nhẹ cho đến khi khô.
+ Hướng dẫn cách chế sinh địa thành thục địa:
Cách 1: Dùng phần củ hoặc phần rễ của cây sinh địa đem nấu thành nước đặc. Sau đó dùng nước này để tẩm vào những củ sinh địa to rồi đem đi đồ và phơi khô. Tiếp tục quá trình tẩm ướp rồi phơi cho đến khi dùng hết nước tẩm. Tốt nhất nên lập lại quá trình này 9 lần. 

Sinh địa được chế thành vị thuốc thục địa chữa bệnh

Sinh địa được chế thành vị thuốc thục địa chữa bệnh


Cách 2: Nấu phần củ sinh địa với nước và rượu trắng khoảng 40 °. Đun trên lửa nhỏ, đảo đều cho củ ngấm đến khi cạn nước. Sau đó cho thêm gừng và nấu lại lần hai. Cứ tiếp tục quá trình này cho đến khi củ sinh địa có màu đen bóng là đạt. 
Bảo quản: Nên bảo quản sinh địa đã qua sơ chế trong túi kín hoặc bình có nắp đậy và để ở nơi khô ráo, thông thoáng 


Thành phần hóa học trong sinh địa

Trong sinh địa có chứa những chất có công dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh như: Rehmanin, Glucozit, Glucoza, Caroten, Manit, Ancaloit, Daucosterol, Acid succinic, Acid palmitic, Campesterol,...

 

Vị thuốc sinh địa

+ Tính vị: Sinh địa có vị ngọt đắng và tính hàn

+ Quy kinh: Được quy vào các kinh thận, can, tâm

 

Tác dụng dược lý của sinh địa

✪ Tác dụng của sinh địa theo y học cổ truyền:

  Công dụng: Thanh nhiệt giải độc, bổ âm, mát máu, tăng sinh dịch cơ thể 
Chủ trị: Dùng sinh địa hỗ trợ điều trị các bệnh như: thiếu máu, chảy máu cam, người yếu mệt, kinh nguyệt không đều, ho ra máu, động thai…

✪ Công dụng của sinh địa theo y học hiện đại:

+ Chống viêm
+ Ức chế hệ miễn dịch kiểu corticoid nhưng không làm ức chế hay gây teo tuyến thượng thận.
+ Vị thuốc sinh địa có tác dụng cường tim, cầm máu, hạ áp, hạ đường huyết.
Bảo vệ gan, chống phóng xạ, chống nấm, lợi tiểu.


Cách dùng – liều dùng của dược liệu sinh địa


Cách dùng: sắc nước uống, giã vắt, tán bột, làm viên hoàn, hoặc đắp ngoài da
Liều lượng được khuyến cáo: sử dụng khoảng từ 10 – 20g/ngày. Tuy nhiên có thể tăng giảm liều tùy theo từng bài thuốc hay sự kết hợp với các dược liệu khác.


Các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu sinh địa

Sau đây là thông tin về các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu sinh địa mà ONPLAZA đã tổng hợp.

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây sinh địa

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây sinh địa

 

Bài thuốc 1. lục vị địa hoàng hoàn

Đơn thuốc: 320g sinh địa, 160g sơn thù du, 160g hoài sơn, 120g mẫu đơn bì, 120g bạch phục linh, 120g trạch tả.
Cách dùng - Liều dùng: đem giã mềm sinh địa, các vị thuốc còn lại đem sấy khô rồi tán nhỏ. Sau đó, trộn tất cả các vị thuốc với nhau, thêm mật ong rồi làm viên hoàn bằng hạt ngô. Ngày uống 20 - 30 viên, khoảng 8 - 12g. Chia làm 2 lần uống trước bữa ăn khoảng 15 phút

Bài thuốc 2. Sinh địa chữa ho khan, bệnh lao

Đơn thuốc: 2400g sinh địa, 1200g mật ong trắng, 480g bạch phục linh, 240g nhân sâm
Cách dùng - Liều dùng: đem giã sinh địa, vắt lấy nước, thêm mật ong rồi nấu sôi lên. Cho thêm nhân sâm, bạch phục linh đã tán nhỏ vào nước sinh địa. Tiếp đến, cho tất cả các nguyên liệu trên vào lọ đậy kín và đun cách thủy trong 3 ngày 3 đêm. Sau đó, lấy ra để nguội. Mỗi lần dùng 1 - 2 thìa, uống 2 - 3 lần/ngày.

Bài thuốc 3. Sinh địa chữa gầy yếu, hỗ trợ trị tiểu đường

Đơn thuốc: 800g sinh địa, 600g hoàng liên.
Cách dùng - Liều dùng: đem giã sinh địa vắt lấy nước. Tẩm nước vừa vắt với hoàng liên rồi đem đi phơi khô đến khi hết nước sinh địa. Sau đó, tán nhỏ hoàng liên, cho thêm mật ong rồi làm viên hoàn bằng hạt ngô. Mỗi lần uống 20 viên, uống 2 - 3 lần/ngày

Bài thuốc 4. Sinh địa giúp bồi bổ cho phụ nữ sau sinh

Đơn thuốc: 20g hà thủ ô đỏ, 16g sinh địa, 16g ích mẫu, 12g sâm nam.
Cách dùng - Liều dùng: đem sắc các vị thuốc với 1 thăng nước đến khi còn ½. Dùng thuốc khi thuốc còn ấm, uống 1 thang thuốc/ngày.

Bài thuốc 5. trị viêm họng, sốt nóng, miệng khô khát với vị thuốc sinh địa

Đơn thuốc: 12g sinh địa, 10g huyền sâm, 10g mạch môn, 8g cam thảo.
Cách dùng - Liều dùng: sắc với 200ml nước trên lửa nhỏ đến khi còn khoảng 50ml là đạt. Dùng thuốc khi còn ấm nóng. Duy trì uống liên tục từ 3 - 5 ngày để đạt hiệu quả.

Bài thuốc 6. Dược liệu sinh địa chữa sốt cao kèm co giật

Đơn thuốc: 20g sinh địa, 10g lá hẹ.
Cách dùng - Liều dùng: đem rửa sạch thuốc, rồi giã nát. Sau đó, thêm vào chút nước rồi gạn bỏ bã để uống 1 lần/ngày.

Bài thuốc 7. Sinh địa giúp bổ huyết, điều kinh

Đơn thuốc: 16g sinh địa, 10g bạch thược, 10g đương quy, 5g xuyên khung.
Cách dùng - Liều dùng: sắc lấy nước uống. Dùng 1 thang thuốc/ngày.

Bài thuốc 8. Vị thuốc sinh địa giúp bồi bổ toàn thân

Đơn thuốc: 20g sinh địa, 20g thiên môn, 10g đảng sâm.
Cách dùng - Liều dùng: Sinh địa, đảng sâm thái nhỏ, ngâm với 100ml rượu trắng 35° trong khoảng 10 – 15 ngày. Thiên môn đem thái mỏng, phơi khô rồi sắc với nước đến khi cô thành cao lỏng. Cho tiếp 150g đường kính và cô đến khi còn 400ml cao. Để nguội rồi hòa chung với rượu ngâm 2 vị thuốc trên. Mỗi lần dùng khoảng 20ml/2 lần/ngày. Lưu ý: uống trước bữa ăn 30 phút.  

Bài thuốc 9. giúp bổ huyết sinh tinh với sinh địa

Đơn thuốc: 50g sinh địa khô, 100g gạo tẻ.
Cách dùng - Liều dùng: đem hầm các vị thuốc với nước thành cháo, có thể nêm thêm ít mật và dấm. Dùng cháo khi còn ấm nóng. Dùng 1 thang thuốc/ngày.

Bài thuốc 10. cây sinh địa trị bệnh đái tháo đường

Đơn thuốc: 40g địa hoàng, 40g sơn dược, 20g hoàng kỳ, 20g sơn thù và 12g tụy heo.
Cách dùng - Liều dùng: sắc lấy nước uống trong ngày. Dùng 1 thang thuốc/ngày.

Tham khảo thêm dược liệu: Tang chi: Công dụng và những lưu ý sử dụng vị thuốc tang chi


Lưu ý khi sử dụng sinh địa để chữa bệnh

Khi sử dụng dược liệu sinh địa để chữa bệnh, bạn cần chú ý đến các vấn đề sau:

  • Tuyệt đối không dùng chung sinh địa với vị thuốc lai phục tử, bởi khi kết hợp 2 vị thuốc này có thể gây ra phản tác dụng hoặc gây ra tác dụng phụ.
  • Khi xuất hiện triệu chứng dị ứng hoặc quá mẫn cảm cần ngưng thuốc ngay lập tức.
  • Không dùng vị thuốc sinh địa cho các đối tượng tỳ hư, bụng đầy chướng, đi ngoài lỏng, kém ăn.

Thông tin mà ONPLAZA tổng hợp trên đây về cây sinh địa chỉ có giá trị tham khảo. Nếu có ý định sử dụng các bài thuốc chữa bệnh từ sinh địa, bạn nên tham khảo ý kiến từ thầy thuốc hoặc những người có chuyên môn. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc trong bất cứ trường hợp nào.


About
Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Các bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ cây sinh địa

Quản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Nhấn vào đây để đánh giá
Hỗ trợ 24/7
Bảo mật thanh toán
0.22117 sec| 1864.359 kb