Kê huyết đằng: Hình ảnh, tác dụng, cách dùng, bài thuốc chữa bệnh

- Dược liệu
Kê huyết đằng: Hình ảnh, tác dụng, cách dùng, bài thuốc chữa bệnh

Kê huyết đằng là Thảo dược quý của đông y, có tác dụng thông kinh lạc, hòa huyết, bổ huyết, chỉ thống, mạnh gân xương, do đó được sử dụng nhiều để chữa đau nhức xương khớp, thiếu máu và kinh nguyệt không đều. 

Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ những thông tin hữu ích về Thảo dược kê huyết đằng cùng những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả mà bạn có thể tham khảo.

Tên gọi - Hình ảnh cây kê huyết đằng

Tên gọi, phân nhóm

- Tên gọi khác: kê huyết đằng còn được gọi với tên Hồng Đằng, hoạt huyết đằng, mã nhung đằng, huyết long đăng, trư huyết đằng, đại huyết đằng, huyết phong, cửu tằng phong, quá chương long,...

- Tên khoa học: Millettia reticulata

- Họ: Cánh bướm/ Đậu (danh pháp khoa học: Fabaceae)

Kê huyết đằng

Mô tả dược liệu

Đặc điểm cây Kê huyết đằng

Cây kê huyết đằng thuộc loài thực vật họ dây leo, có lá kép, mỗi kép gồm có 5 - 9 là chét và dài từ 7 - 15cm, rộng từ 5 - 10cm. Hoa thường mọc ở nách lá, có màu tím điểm vàng.

Quả kê huyết đằng là quả mọng, có hình trứng và thường mọc thành chùm, khi chín quả có màu lam đen. 

Cây kê huyết đằng thường ra hoa vào tháng 3 - tháng 5, và cho quả vào tháng 9 đến tháng 10 hằng năm. Đặc biệt cây có nhựa màu đỏ nên dân gian thường gọi là cây dây máu.

Bộ phận dùng

Dây của cây kê huyết đằng được thu hái quanh năm để sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Lưu ý: nên chọn các dây có màu vàng, vỏ mịn và tươi.

Phân bố

Tại Việt Nam, cây kê huyết đằng được phân bố và được tìm thấy chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc như lạng Sơn, Cao Bằng, Điện Biên, Hòa Bình.

Thu hái – sơ chế

- Thu hái: dây của cây kế huyết đằng được thu hái quanh năm, tuy nhiên thời điểm cho chất lượng tốt nhất là vào tháng 8 - tháng 10 hằng năm.

- Sơ chế: bạn cần chọn các dây có kích thước to, chắc, sau đó đem về cắt bỏ lá, cành, rồi đem phơi khô. Có thể bào chế dây kê huyết đằng theo 2 cách sau:

Cách 1: đem dây kê huyết đằng rửa sạch, sau đó thái phiến và dùng sống (theo Đông Dược Học Thiết Yếu).
Cách 2: Trước khi đem đi bào chế dược liệu, bạn cần phân loại dây bé và dây lớn của cây huyết đằng. Dây lớn sẽ đem ngâm trong vòng 3 ngày. Dây bé sẽ ngâm trong vòng 1 - 2 giờ. Sau đó đem thái lát và mang phơi khô để dùng dần.

Bảo quản

Dược liệu kê huyết đằng dễ bị ẩm mốc, do đó bạn cần bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng mát. Lưu ý: vào những thời điểm độ ẩm không khí cao, bạn cần đem sấy khô thường xuyên để tránh hư hại và ẩm mốc.

Thành phần hóa học

Dược liệu kê huyết đằng có chứa nhiều thành phần hóa học có lợi cho sức khỏe con người, bao gồm: Milletol, Tanin, Glucozit, Chất nhựa, Protocatechuic acid, Beta Sitosterol, 5 Alpha-Stigmastane-3 Beta, 4-tetrahydroxy chalcone, Daucosterol, Epicatechin, Licochalcone, Friedelan-3-Alpha-Ol, 9-Methoxycoumestrol,...

Vị thuốc Kê huyết đằng

Tính vị

Kê huyết đằng có vị đắng, tính ôn (theo Đông Dược Học Thiết Yếu)
Vị ngọt, đắng nhẹ và tính ôn (theo Trung Dược Học)
Vị ngọt, đắng, sáp và tính bình (theo Quảng Tây Bản Thảo Tuyển Biên)

Quy kinh

Kê huyết đằng quy vào 2 kinh Tâm và Tỳ (Theo Trung Dược Học và Bản Thảo Tái Tân)
Dược liệu quy vào 2 kinh Can và Thận (Theo Đông Dược Học Thiết Yếu)
Cây huyết đằng có tác dụng gì?

Theo Y học cổ truyền, tác dụng của kê huyết đằng như sau: Bổ huyết, hành huyết, bổ trung, mạnh gân xương và thông kinh. Ngoài ra, còn có công dụng chỉ thống, hòa huyết, thư cân, hoạt lạc.

Kê huyết đằng có tác dụng bổ huyết

Chủ trị: trị các chứng đau lưng mỏi gối, đau nhức xương do chấn thương, tay chân tê, kinh nguyệt không đều, trị khí huyết kém. 

Theo y học hiện đại, Tác dụng của dược liệu kê huyết đằng như sau:

Kê huyết đằng có tác dụng kháng viêm

Tác dụng đối với quá trình chuyển hóa phosphate ở thận và tử cung (thí nghiệm trên chuột)
Tác dụng lên tim mạch: Nước sắc từ kê huyết đằng có khả năng hạ huyết áp ở thí nghiệm thỏ và chó, đồng thời nó còn có khả năng ức chế cơ tim của ếch.
Tác dụng của kê huyết đằng lên hệ thần kinh trung ương, giúp giảm đau và an thần (thí nghiệm trên chuột nhắt)

Độc tính: Thí nghiệm trên súc vật cho thấy, khi tiêm tĩnh mạch liều lượng từ 4,25g/kg có thể gây tử vong cho súc vật.

Cách dùng – liều dùng

- Cách dùng: kê huyết đằng thường được sử dụng dưới dạng sắc uống, nấu cao hoặc ngâm rượu.

- Liều dùng: khuyến cáo chỉ nên sử dụng từ 10 - 30 gam mỗi ngày. Lưu ý: nếu muốn tăng/giảm liều lượng thuốc, cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc và bác sĩ khoa y học cổ truyền.

Bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu Kê huyết đằng

Bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu Kê huyết đằng

Theo nghiên cứu, dược liệu kê huyết đằng có thể chữa trị các chứng như: thiếu máu, chóng mặt, rối loạn kinh nguyệt,...

Vị thuốc kê huyết đằng với nhiều công dụng chữa bệnh

Bài thuốc 1. Kê huyết đằng giúp chữa tê bại, đau mỏi, đau nhức gân xương, co quắp 

Đơn thuốc: kê huyết đằng 20 - 40 gam, tỳ giải 20 gam, cốt toái bổ 20 gam, cẩu tích 20 gam, ngưu tất 20 gam, thiên niên kiện 6 gam, bạch chỉ 4 gam 
Cách dùng, liều dùng: sắc uống. Mỗi ngày sử dụng một thang thuốc.

Bài thuốc 2. Kê huyết đằng trị huyết hư gây chóng mặt, nhức mỏi, đau vùng tim, tim đập không đều

Đơn thuốc: huyết đằng 20 gam, hạt muồng 15 gam, huyền sâm 15 gam, mạch môn 15 gam, tâm sen 4 gam
Cách dùng, liều dùng: sắc uống. Mỗi ngày sử dụng một thang thuốc

Bài thuốc 3. chữa đau lưng với dược liệu kê huyết đằng

Đơn thuốc: kê huyết đằng 16 gam, Ý dĩ 16 gam, tỳ giải 16 gam, rễ trinh nữ 16 gam, cỏ xước 12 gam, thiên niên kiện 8 gam, quế chi 8 gam, rễ lá lốt 8 gam, trần bì 6 gam
Cách dùng, liều dùng: sắc uống. Mỗi ngày sử dụng một thang thuốc

Bài thuốc 4. Vị thuốc kê huyết đằng giúp trị đau nhức tứ chi

Đơn thuốc: kê huyết đằng 12 gam, tang chi 12 gam, uy linh tiên 12 gam, ngũ gia bì Hương 12 gam, độc hoạt 12 gam
Cách dùng, liều dùng: sắc uống hằng ngày. Mỗi ngày sử dụng một thang thuốc và uống hết trong ngày.

Bài thuốc 5. Kê huyết đằng chữa thiếu máu và hư lao 

Đơn thuốc: 300 gam kê huyết đăng, 1l rượu
Cách dùng, liều dùng: kê huyết đằng đem tán nhỏ và ngâm với rượu trong khoảng 10 ngày. Mỗi lần sử dụng 25ml, chia làm 2 lần uống trong ngày.

Bài thuốc 6. Cây kê huyết đằng chữa viêm khớp dạng thấp

Đơn thuốc: kê huyết đằng 16 gam, hy thiêm 16 gam, rễ vòi voi 16 gam, thổ phục linh 16 gam, ngưu tất 12 gam, sinh địa 12 gam, rễ cà gai leo 10 gam, nam độc lực 10 gam, huyết dụ 10 gam, rễ cây cúc ảo 10 gam
Cách dùng, liều dùng: sắc uống. Mỗi ngày sử dụng một tháng thuốc và uống hết trong ngày

Bài thuốc 7. Dược liệu kê huyết đằng chữa phong tê thấp và nhức mỏi gân xương

Đơn thuốc: huyết đằng 12 gam, cây mua núi 12 gam, rễ gối hạc 12 gam, rễ phòng kỷ 10 gam, dây đau xương 10 gam, vỏ thân ngũ gia bì 10 gam.
Cách dùng, liều dùng: đem cá vị thuốc trên thái nhỏ rồi phơi khô. Sau đó đem ngâm với rượu. Mỗi lần sử dụng 25ml, chia làm 2 lần uống trong ngày.

Bài thuốc 8. Kê huyết đằng chữa đau thần kinh tọa

Đơn thuốc: kê huyết đăng 20 gam, đào nhân 12 gam, hồng hoa 12 gam, ngưu tất 12 gam, nghệ vàng 12 gam, cam thảo 4 gam. 
Cách dùng, liều dùng: đem sắc với 400ml nước, đến khi còn lại khoảng 100ml thì ngưng. Dùng hết thuốc trong ngày và chia làm 2 lần uống.

Bài thuốc 9. Kê huyết đằng chữa rối loạn kinh nguyệt

Đơn thuốc: kê huyết đằng 10 gam, tô mộc 5 gam, nghệ vàng 4 gam
Cách dùng, liều dùng: đem các vị thuốc trên thái nhỏ, sau đó phơi khô hoặc sấy khô. Rồi sắc uống hết trong ngày. Lưu ý: phụ nữ mang thai không sử dụng bài thuốc này.

Lưu ý khi sử dụng bài thuốc từ Kê huyết đằng

Cây kê huyết đằng là một vị thuốc, do đó khi sử dụng các bài thuốc từ dược liệu này bạn cần hết sức chú ý những điều sau đây:

Không sử dụng kê huyết đằng trong một thời gian dài vì có thể gây ra tác dụng phụ như khô họng hoặc táo bón.
Phụ nữ mang thai và đang cho con bú cần tham khảo ý kiến của bác sĩ có chuyên môn về đông y trước khi sử dụng thuốc
Hiện nay có một số nguồn thông tin cho rằng vị thuốc kê huyết đằng có tác dụng giảm cân. Tuy nhiên, hiện chưa được y học kiểm chứng cụ thể. Vì vậy bạn cần trao đổi với bác sĩ để xác thực tính hiệu quả cũng như độ an toàn của các bài thuốc trước khi sử dụng.

Trên đây, ONPLAZA đã chia sẻ đến bạn những thông tin về kê huyết đằng, hy vọng sẽ hữu ích cho bạn. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, do đó bạn cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc và bác sĩ có chuyên môn trước khi sử dụng các bài thuốc trên.


About
Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Kê huyết đằng: Hình ảnh, tác dụng, cách dùng, bài thuốc chữa bệnh

Quản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Nhấn vào đây để đánh giá
Hỗ trợ 24/7
Bảo mật thanh toán
0.17370 sec| 1631.648 kb