Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích về vị thuốc kê nội kim bao gồm công dụng, liều dùng và các bài thuốc chữa bệnh liên quan
Tỳ bà diệp có nhiều tác dụng quý, được dùng làm vị thuốc trong một số bà thuốc chữa các bệnh thông thường như: ho, cảm nắng, đau dạ dày, nôn mửa… tìm hiểu thêm bài thuốc từu Tỳ bà diệp: Đặc điểm, công dụng và những bài thuốc trị bệnh
Tên gọi, phân nhóm
- Tên gọi khác: Màng mề gà, Kế tố tử, Kê hoàng bì, Kê chuân bì.
- Tên dược: Endothelium corneum gigeriae Galli
- Tên khoa học: Gallus domesticus Brisson
- Họ: Trĩ (danh pháp khoa học: Phasianidae)
Mô tả dược liệu kê nội kim
-
Nguồn gốc kê nội kim
Kê nội kim là lớp màng bao phủ mặt bên trong hoặc lớp màng bao phủ dạ dày con của mề gà. Đây cũng là một trong những vị thuốc được ghi chép đầu tiên trong sách Bản kinh.
-
Mô tả kê nội kim – màng mề gà
Màng mề gà có màu cam hoặc màu nâu, trên bề mặt có những đường nhăn dọc. Sau khi phơi hoặc đem sấy khô, dược liệu có bề dày khoảng 5mm, dài 3,5cm và rộng 3cm, có độ giòn và dễ gãy vụn.
-
Phân bố
Kê nội kim được phân bố hầu hết ở những địa phương có nuôi gà tại Việt Nam.
-
Thu hoạch – sơ chế
– Thu hoạch: Sau khi mổ gà, đem bóc màng bao phủ bên trong mề gà
– Sơ chế: sau khi thu hoạch mang đi rửa sạch và đem sấy khô hoặc phơi khô để dùng dần. Khi dùng dược liệu, nên sấy với cát cho phồng lên.
Ngoài ra, bạn có thể bào chế dược liệu theo những cách sau: dùng sống hoặc sao hoặc nướng lên để dùng dần.
-
Bảo quản
Dược liệu kê nội kim giòn và dễ vụn nát, bị mối mọt ăn, do đó bạn nên bảo quản dược liệu ở những nơi thoáng mát và khô ráo, đồng thời tránh để vật nặng lên khiến chúng bị vỡ hoặc nát.
-
Thành phần hóa học
Trong kê nội kim có chứa keratin và 17 loại amino acid, các vitamin B1, B2, ammonium chloratum, pepsin, ventricular,…có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh.
Vị thuốc kê nội kim
-
Tính vị
Kê nội kim có vị ngọt, tính bình
-
Quy kinh
Quy vào kinh Tỳ, Vị, Bàng quang, Tiểu trường
Tác dụng dược lý
– Theo Đông Y, tác dụng của kê nội kim như sau:
Tác dụng: Kiện tỳ, an vị, tiêu thực, khoan trung, hóa đờm, cố tinh, lợi thấp, lý khí, tiêu hầu tý,…
Chủ trị: các bệnh tiêu chảy, lỵ, ăn không tiêu, rối loạn tiêu hóa,di tinh, tiểu nhiều, đái dầm, cam tích, lở miệng, viêm amidan,
– Theo nghiên cứu dược lý hiện đại, công dụng của kê nội kim giúp tăng tiết dịch vụ, đồng thời kích thích hưng phấn thần kinh cơ trong thành dạ dày, giúp cải thiện quá trình tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng hơn. Đặc biệt, thành phần ammonium chloratum trong dược liệu kê nội kim có tác dụng bài tiết chất phóng xạ.
Cách dùng – liều lượng
– Cách dùng: có thể dùng vị thuốc kê nội kim dưới dạng sắc uống, tán bột. Dùng độc vị hoặc kết hợp với các vị thuốc khác để tăng hiệu quả chữa bệnh.
– Liều dùng; khuyến cáo sử dụng từ 2 – 12 gam/ngày.
Tham khảo một số bài thuốc & món ăn trị bệnh từ dược liệu kê nội kim
Dưới đây ONPLAZA xin chia sẻ đến bạn một số bài thuốc và món ăn trị bệnh từ dược liệu kê nội kim, hy vọng sẽ hữu ích cho bạn.
Bài thuốc 1. Kê nội kim trị chứng đái dầm sau khi sinh
- Đơn thuốc: Kê nội kim liều lượng vừa đủ.
- Cách dùng, liều dùng: đem thuốc tán thành bột mịn và uống cùng với rượu ấm.
Bài thuốc 2. kê nội kim trị chứng cam tích ở trẻ nhỏ, biểu hiện bụng đầy trướng, ăn ít
- Đơn thuốc: 60 gam Kê nội kim (sao)
- Cách dùng, liều dùng: tán thuốc thành bột mịn. Mỗi lần sử dụng 4 – 6 gam bột uống với nước cơm hoặc nước ấm.
Bài thuốc 3. kê nội kim trị bụng to do cam tích
- Đơn thuốc: 12 gam kê nội kim, 8 gam xuyên sơn giáp, 30 gam miết giáp nướng
- Cách dùng, liều dùng: tán các vị thuốc trên thành bột mịn. Mỗi lần dùng từ 1.5 – 3 gam/ngày
Bài thuốc 4. kê nội kim trị chứng viêm đại tràng mãn tính
- Đơn thuốc: 10 gam kê nội kim đã sao, 10 gam bạch truật
- Cách dùng, liều dùng: các vị thuốc trên đem tán thành bột mịn. Dùng 2 lần/ngày, mỗi lần uống từ 4 – 6 gam bột.
Bài thuốc 5. kê nội kim trị bệnh tiêu chảy kéo dài do tỳ hư
- Đơn thuốc: 60 gam kê nội kim, 60 gam can khương, 60 gam bạch truật, 240 gam đại táo nhục đã chưng chín.
- Cách dùng, liều dùng: trừ đại táo nhục, các vị thuốc còn lại đem sao chín và tán thành bột mịn. Sau đó, trộn bột với đại táo nhục, đem sấy khô làm thành bánh. Mỗi lần dùng 10 gam bánh, ăn 2 lần/ngày.
Bài thuốc 6. vị thuốc kê nội kim trị sỏi tiết niệu
- Đơn thuốc: 10 gam kê nội kim, 10 gam hỏa tiêu, 15 gam hoạt thạch, 15 gam cam thảo
- Cách dùng, liều dùng: tán các vị thuốc thành bột mịn, trộn đều. Ngày dùng thuốc 2 lần, mỗi lần từ 2 – 6 gam bột.
Bài thuốc 7. kê nội kim trị chứng sỏi mật, sỏi thận
- Đơn thuốc: 12 gam kê nội kim, 10 gam uất kim, 15 gam kim tiền thảo, 15 gam hồ đào, 15 gam hải kim sa
- Cách dùng, liều dùng: sắc uống. Mỗi ngày dùng 1 thang thuốc.
Bài thuốc 8. kê nội kim trị viêm miệng, viêm lợi răng, viêm amidan
- Đơn thuốc: Kê nội kim (đốt tồn tính).
- Cách dùng, liều dùng: tán thuốc thành bột mịn. Sau đó, dùng bột để thoa lên cùng bị loét, viêm. Ngoài ra, có thể trộn bột với dầu mù u để thoa lên vùng bị mụn nhọt.
Bài thuốc 9. Món ăn – Cháo kê nội kim trị chứng tiêu hóa kém ở trẻ nhỏ
- Đơn thuốc: 15 gam kê nội kim đã sao phồng, 100 gam gạo tẻ
- Cách dùng, liều dùng: kê nội kim tán thành bột mịn. Gạo tẻ nấu thành cháo, sau khi cháo chín nhừ, hòa bột với cháo và nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Mỗi ngày ăn từ 1 – 2 lần.
Bài thuốc 10. Món ăn từ kê nội kim trị chứng suy dinh dưỡng và tiêu chảy ở trẻ nhỏ
- Đơn thuốc: kê nội kim 1 cái, hoài sơn 30 gam, gạo nếp 50 gam
- Cách dùng, liều dùng: Gạo nếp nấu thành cháo. Còn dược liệu thì đem sao vàng và tán thành bột mịn. Sau khi cháo chín nhừ, hòa vào cháo 5 gam bột. Mỗi ngày ăn từ 1 – 2 lần. Duy trì ăn liên tục trong vòng 1 tuần để cải thiện bệnh.
Bài thuốc 11. kê nội kim trị chứng chán ăn, bụng đầy trướng, ngủ không yên ở trẻ nhỏ
- Đơn thuốc: 30 gam Kê nội kim
- Cách dùng, liều dùng: kê nội kim đem rửa sạch, phơi hoặc sấy khô rồi tán thành bột mịn. Chia làm 3 lần uống, mỗi lần dùng 1 ít bột trộn với đường.
Lưu ý:
- Trẻ dưới 3 tuổi ngày dùng 0.5 gam/lần
- Trẻ từ 3 – 5 tuổi ngày dùng 1 gam/lần
- Trẻ từ 6 tuổi trở lên ngày dùng 1.5 gam/lần
Bài thuốc 12. Lươn chưng với dược liệu kê nội kim trị chứng biếng ăn, ăn không tiêu ở trẻ, chứng ra mồ hôi trộm
- Đơn thuốc: 6 gam kê nội kim, lươn 1 con
- Cách dùng, liều dùng: lươn đem sơ chế, rửa sạch và cắt khúc cho vừa ăn. Kê nội kim đem tán thành bột mịn và tẩm ướp với lươn, nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Sau đó, chưng cho chín. Mỗi ngày cho trẻ ăn 1 lần, nên ăn lúc nóng.
Bài thuốc 13. kê nội kim trị chứng viêm loét dạ dày tá tràng
- Đơn thuốc: 4 gam bột kê nội kim, 4 gam bột mai mực, 2 gam bột gạo nếp rang thơm, 0.2 gam bột cam thảo đã khử
- Cách dùng, liều dùng: trộn đều các loại bột với nhau. Mỗi ngày uống 2 lần sau khi ăn.
Bài thuốc 14. kê nội kim trị tiêu chảy ở trẻ nhỏ
- Đơn thuốc: kê nội kim, trần bì, kha tử, mạch nha, phòng phong mỗi vị từ 5 – 10 gam, cát căn, sơn tra mỗi vị từ 5 – 20 gam, mộc hương 3 – 5 gam
- Cách dùng, liều dùng: Sắc uống. Mỗi ngày sử dụng 1 thang thuốc
Kiêng kỵ và lưu ý khi dùng vị thuốc kê nội kim
Những trường hợp dưới đây cần thận trọng khi sử dụng dược liệu kê nội kim, bao gồm:
- Người không bị tích trệ không nên sử dụng thuốc
- Phụ nữ mang thai và người có tình trạng sức khỏe đặc biệt cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc chuyên môn trước khi sử dụng kê nội kim
Trên đây ONPLAZA đã chia sẻ đến bạn những thông tin về vị thuốc và các bài thuốc chữa bệnh từ kê nội kim. Tuy nhiên, những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Do đó, nếu muốn sử dụng thuốc, bạn nên tham khảo ý kiến từ thầy thuốc, bác sĩ có chuyên môn để tránh những tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Quản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm