Lá đu đủ là một bộ phận của cây đu đủ, có nhiều tác dụng chữa bệnh, cải thiện sức khỏe cho con người. Lá đu đủ có kích thước lớn, hình chân vịt, có cuống dài, đường kính khoảng 50 - 70cm và có khoảng 7 khía.
LÁ ĐU ĐỦ LÀ GÌ?
Đặc điểm hình dáng
Lá thường có kích thước lớn, dài, có màu xanh lá thẫm. Lá mọc thành chùm ở ngọn thân, kiểu lá đơn, xoắn ốc. Cuống lá đu đủ dài, phiến lá rộng từ 20 - 50cm, mỏng, mềm và được chia thành từ 6 - 10 thuỳ, các thuỳ này lại chia tiếp thành các thuỳ nhỏ hơn. Mặt dưới của lá đu đủ có đường gân nổi rõ.
Trung bình sau khoảng từ 3 - 5 ngày ở thời kỳ sinh trưởng, cây đu đủ sẽ mọc ra một lá từ ngọn thân. Lá đu đủ sau khi được phơi khô hoặc sấy khô sẽ có màu nâu xám, lá giòn, dễ nát và co xoắn lại.
Thu hái, chế biến và bảo quản
- Phân bố: Cây đu đủ có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Ở Việt Nam, cây đu đủ được trồng phổ biến và rộng rãi, đặc biệt là tại các vùng quê. Người ta trồng đu đủ thường là lấy quả để ăn, quả đu đủ chín có vị ngọt thanh, mềm và có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe như hỗ trợ hệ tiêu hóa, tim mạch, vô hiệu hóa các gốc tự do, làm chậm quá trình lão hóa da nhờ vào chất chống oxy hóa carotenoid có trong đu đủ.
- Thu hái: Chọn những lá đu đủ tươi, lưu ý nên đeo găng tay khi thu hoạch để tránh nhựa lá gây dính tay.
- Chế biến: Lá đu đủ sau khi thu hoạch đem rửa sạch, đợi ráo nước rồi cắt ngang theo chiều của sống lá. Sau đó đem phơi dưới nắng hoặc có thể dùng máy sấy để sấy khô.
- Bảo quản: Nên bảo quản lá đu đủ ở những nơi thoáng mát, tránh ẩm mốc, nhiệt độ cao. Bạn có thể cho vào túi nilon buộc kín hoặc cho vào bình thủy tinh để bảo quản dùng dần.
Thành phần hóa học của lá đu đủ
Trong lá đu đủ có chứa khá nhiều thành phần hóa học có lợi đối với sức khỏe con người. Trong số đó, hoạt chất ancaloit carpain, là một trong những thành phần quan trọng, giúp làm ổn định nhịp tim và tiêu diệt vi khuẩn amip.
Bên cạnh đó, trong lá đu đủ còn chứa nhiều các hợp chất quan trọng khác giúp tăng cường hệ miễn dịch trong máu, đồng thời nâng cao khả năng chống oxy hoá.
TÁC DỤNG LÁ ĐU ĐỦ
Theo đông y, lá đu đủ có vị hơi đắng, mùi hấp và có tính hàn. Công dụng chính của lá đu đủ giúp thanh nhiệt giải độc, bổ tỳ, mát gan, nhuận tràng.
Cải thiện các vấn đề về đường ruột
Trong lá đu đủ có chứa hoạt chất papain, Có tác dụng trong việc thủy phân các chất đạm khó chịu trong dạ dày, giúp dễ dàng tiêu hóa được các chất đạm bên trong. Đây cũng chính là lý do mà lá đu đủ được ví như thuốc nhuận tràng, đặc biệt có lợi đối với những người hay bị táo bón. Ngoài ra bên trong lá đu đủ rất giàu protease, amylase, chymopapain, giúp tăng cường và cải thiện hệ tiêu hóa cho cơ thể.
Ức chế vi khuẩn, tăng cường miễn dịch
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, bên trong lá đu đủ có chứa hơn 50 thành phần hoạt chất, trong đó hoạt chất papain có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, ký sinh trùng,…
Bên cạnh đó, các hoạt chất này cũng chứa chất chống oxy hóa mạnh mẽ, đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, đồng thời ngăn ngừa được các bệnh nguy hiểm.
Lá đu đủ có tác dụng hỗ trợ gan
Lá đu đủ từ xưa đến nay đã được sử dụng để điều trị các bệnh về gan như xơ gan, bệnh vàng da, ung thư gan. Cách sử dụng lá đu đủ rất đơn giản, bạn lấy lá đu đủ ép thành nước uống đều đặn mỗi ngày.
Bảo vệ sức khỏe tim mạch
Trong lá đu đủ có chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh giúp tăng cường hệ miễn dịch đồng thời bảo vệ hệ thống tim mạch khỏe mạnh.
Lá đu đủ có tác dụng trị sốt xuất huyết
Ép lá đu đủ hoặc sắc nước lá đu đủ để điều trị các bệnh về sốt xuất huyết là bài thuốc khá phổ biến từ xưa đến nay. Theo một chuyên gia dinh dưỡng người Ấn Độ cho biết, nước sắc từ lá đu đủ có vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất tiểu cầu. Do đó nếu bạn đang gặp tình trạng này thì hãy bổ sung nước lá đu đủ để tăng lại lượng tiểu cầu và cải thiện bệnh nhé.
Lá đu đủ có tác dụng giúp giảm đường huyết
Có thể bạn không biết, việc uống nước lá đu đủ hằng ngày sẽ giúp làm giảm đường huyết, giảm độ nhạy cảm của insulin trong máu, đồng thời, giúp kiểm soát lượng đường trong máu một cách tối ưu nhất. Ngoài ra, uống nước lá đu đủ trong thời gian dài còn giúp giảm được các nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Giảm đau bụng kinh nguyệt
Trong giai đoạn kinh nguyệt, nếu bạn gặp phải tình trạng đau bụng dữ dội thì có thể sử dụng thuốc sắc từ lá đu đủ để giúp giảm nhẹ tình trạng đau bụng cũng như giảm bớt lượng kinh nguyệt, giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn. Bên cạnh đó, nước lá cây đu đủ còn có tác dụng cân bằng hormone, giúp hỗ trợ giảm thiểu các hội chứng tiền kinh nguyệt.
Kích thích mọc tóc
Lá đu đủ ngoài tác dụng chữa bệnh nó còn có công dụng làm đẹp vô cùng hiệu quả, đặc biệt là trong việc kích thích mọc tóc, mang lại mái tóc khỏe đẹp và tràn đầy sức sống. Bạn có thể dùng lá đu đủ nấu nước để gội đầu để ngăn chặn tình trạng rụng tóc, hói đầu và kích thích mọc tóc.
Lá đu đủ làm đẹp da
Trong lá đu đủ rất giàu vitamin A và vitamin C, do đó bạn có thể dùng nước sắc từ lá đu đủ để cải thiện làn da, giúp da ngày càng khỏe đẹp hơn.
Bên cạnh đó, nước lá đu đủ còn có tác dụng ngăn ngừa sự hoạt động và phát triển của các gốc tự do có hại cho làn da. Thành phần karpan bên trong lá đu đủ cũng giúp làm sạch và loại bỏ các độc tố bám trên da, ngăn ngừa các vấn đề về da như tàn nhang, mụn rất hiệu quả.
Lá đu đủ có tác dụng giảm nguy cơ ung thư
Hợp chất acetogenin Trong lá đu đủ có đặc tính chống ung thư mạnh. Ngoài ra lá đu đủ cũng giúp chống viêm, giúp giảm nhẹ các tác dụng phụ do và chị trong điều trị bệnh ung thư gây ra.
*** Lưu ý: Lá đu đủ chỉ có tác dụng ngăn ngừa và giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, hỗ trợ điều trị bệnh chứ không có tác dụng chữa trị dứt điểm bệnh ung thư.
CÁCH DÙNG LÁ ĐU ĐỦ
Những ai nên dùng lá đu đủ?
Những trường hợp sau nên dùng lá đu đủ gồm những người gặp vấn đề về gan, về tim mạch, về hệ tiêu hóa, về da, đau bụng kinh, sốt xuất huyết hay đang bị U.thư giai đoạn đầu,... Ngoài ra những người bình thường cũng có thể dùng lá đu đủ sắc uống mỗi ngày để cải thiện sức khỏe.
Cách nấu nước lá đu đủ sấy khô
- Nguyên liệu: Lá đu đủ đã sấy khô, 2l nước lọc
- Cách thực hiện: Cho lá đu đủ đã sấy khô vào 2l nước lọc rồi đun sôi. Đến khi con 1l nước thì lọc lấy bã để uống trong ngày.
Cách nấu nước lá đu đủ với chanh
- Nguyên liệu: 10 lá đu đủ tươi, ½ quả chanh, 2 thìa đường và 300ml nước
- Cách thực hiện: Rửa sạch lá đu đủ tươi rồi xay nhuyễn lá với nước ấm. Lọc lấy nước rồi thêm nước cốt chanh, đường đã chuẩn bị vào khuấy đều để uống. Có thể uống ấm hoặc uống lạnh.
Cách nấu nước lá đu đủ với sả
- Nguyên liệu: 50 gam lá đu đủ khô, 30 gam sả khô, 2l nước lọc
- Cách thực hiện: Cho 2 nguyên liệu trên vào nồi nước, đun sôi, sau đó hạ nhỏ lửa và đun tiếp 30 phút rồi tắt bếp. Lọc lấy nước để uống trong ngày.
LƯU Ý KHI DÙNG LÁ ĐU ĐỦ
Mặc dù lá đu đủ có nhiều tác dụng chữa bệnh rất tốt, tuy nhiên không nên dùng quá liều lượng và nên dùng theo sự chỉ định của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nếu bạn muốn sử dụng lá đu đủ để chữa trị các bệnh liên quan đến ung thư, cần tham khảo ý kiến từ những người có chuyên môn, thầy thuốc đông y để có cách dùng hiệu quả nhất.
Quản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm