Tác dụng của vị long đởm thảo chủ yếu là liên quan đến một số chứng bệnh như tăng huyết áp, xơ gan vàng da và đau mắt đỏ... Mặc dù long đờm thảo mang đến nhiều công dụng cho bệnh nhân nhưng nhiều người lại không biết đến loại thảo dược này.
I.GIỚI THIỆU VỊ THUỐC LONG ĐỞM THẢO
1.Tên gọi long đởm thảo
- Tên thường gọi: Long đởm thảo - Tên gọi khác: Xà Đởm Thảo, Trì Long Đởm, Sơn Lương Đởm, Lăng Du, Thảo Long Đởm, Đởm Thảo, Khổ Đởm, Tà Chi Đại Phu, Tà Chi Đại Sĩ, Quan Âm Thảo, Gentiane (Pháp), 龙胆草(Trung Quốc). - Tên khoa học: Gentiana scabra Bunge. họ Long đởm (Gentianaceae).
-
Đặc điểm của dược liệu long đởm thảo
2.1. Đặc điểm cây long đởm thảo Cây Long đởm là giống cây cỏ lâu năm, chiều cao khoảng từ 35-60cm, nhiều rễ nhưng phần thân rễ ngắn, đường kính khoảng từ 2-3mm, lớp vỏ ở bên ngoài rễ có màu vàng nhạt. Thân cây long đởm mọc đứng, có từ 2-3 cành hoặc thân đơn độc, phần thân đốt ngắn hơn so với chiều dài của lá. Phần lá mọc đối xứng nhau và không có phần cuống, mỗi lá có chiều dài khoảng từ 3-8cm, chiều rộng mỗi lá từ 0,4-3cm. Phần thân dưới lá có kích thước nhỏ, tại phần thân trên thường to và rộng hơn. Phần hoa long đởm thảo mọc ở tại đầu cành hoặc ở kẽ lá phía trên, hoa nở vào khoảng tháng 9-10 và mùa quả khoảng vào tháng 10.
2.2. Đặc điểm rễ long đởm thảo Long đởm thảo là phần thân rễ đã được phơi hoặc sấy khô của cây long đởm. Để giải nghĩa tên gọi Long đởm thảo, từng có tài liệu cho rằng: "Long" là Rồng, Đởm là mật. Do hình dáng vị thuốc này trông rất giống với râu Rồng, lại có vị đắng giống như mật nên được gọi là Long đởm thảo.
Rễ long đởm có phần thân dưới là rễ chùm, có khoảng vài chục rễ nhỏ mọc thành cụm, hình hơi thẳng dài hoặc hơi cong. Độ dài mỗi rễ long đởm thảo dài từ 10-20cm, đường kính mỗi rễ từ 0,1-0,3cm. Phía mặt ngoài có màu nâu vàng hoặc màu vàng đậm, phía trên có các đường vân theo hình tròn nổi lên trên bề mặt do nó rất dày và có thể nhìn thấy rõ. Toàn bộ đều có đường nhăn sọc, chất khá giòn và khá dễ dàng để bẻ gãy. Trong trường hợp cắt mặt cắt ngang sẽ có hình tam giác hoặc hình tròn, phần mép cong, màu nâu vàng hoặc màu trắng vàng. Rễ có vị đắng, không có mùi.
-
Phân bố, thu hái và chế biến
Vị thảo dược này có nguồn gốc từ Trung Quốc, chủ yếu xuất hiện nhiều ở các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Đông, Hắc Long Giang (Trung Quốc). Tại Việt Nam, giống cây này chủ yếu được tìm tại vùng núi cao (khu vực tiếp giáp với Trung Quốc) như Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh...
-
Bộ phận làm thuốc của cây long đởm thảo
Rễ là bộ phận được dùng nhiều nhất, thường sử dụng rễ chùm, nhiều tua nhỏ mọc từ rễ, rễ mềm và có màu vàng đậm.
-
Bào chế và bảo quản
Sau khi đào phần rễ về, cắt bỏ hết lông và thái rễ thành từng lát nhỏ, ngâm cùng với nước cam thảo trong khoảng 1 đêm rồi mang phơi khô. Ngoài ra, cũng có một cách khác là: Đào rễ long đờm thảo về rồi rửa sạch, thái thành từng khúc ngắn, mỗi đoạn chỉ dài khoảng từ 2-3cm (dùng sống). Lấy rượu tẩm để dùng hoặc có thể sao qua, cũng có thể không sao. Tuy nhiên, cần phải bảo quản tại nơi khô ráo, thoáng mát.
-
Thành phần hóa học rễ long đởm thảo
Theo các nghiên cứu, trong vị thuốc này có chứa thành phần là một loại glucozit đắng, khoảng 2%(tên gọi là gentiopicrin). Khi thủy phân thành phần này sẽ cho 2 hoạt chất là gentiogenin và glucoza. Ngoài ra, trong vị thuốc này còn có một thành phần là chất đường gentianoza (khoảng 4%). Thành phần này có cấu tạo từ 1 phân tử Fructoza và Glucoza. Bên cạnh đó, long đởm thảo còn có một số thành phần khác như Glucoside dược phẩm, glycoside dược phẩm, glycoside axit picuronic, glycoside axit picric, tổng picolin 4,35%, trong khi hàm lượng gentiopicrin là 4,15%. II.CÔNG DỤNG LONG ĐỞM THẢO 1.Tác dụng long đởm thảo theo ý học cổ truyền Theo ghi chép tài liệu cổ, long đởm thảo có tình hàn, vị đắng, đi vào 3 kinh can, đởm và bàng quang, có công dụng tả can đảm thực hỏa, thanh hạ tiêu thấp nhiệt, kích thích tiêu hóa, giúp đại tiện dễ dàng. Dược liệu có tính chất thu sáp nên người bị tì vị hư nhược, không thấp nhiệt và đi tả, không thực hỏa thì không nên dùng. Long đởm thảo chủ trị các chứng thực hỏa ở can như họng đau, sưng đau mắt đỏ, miệng đắng, sườn đau, kinh giản do nhiệt tà ở Can Đởm bốc lên, trẻ nhỏ bị thấp nhiệt ở hạ tiêu, cam tích phát nhiệt làm cho phần bộ phận sinh dục bị nóng, ngứa.
-
Tác dụng long đởm thảo theo dược lý
- Đối với tác dụng kháng khuẩn: Trong một thí nghiệm sử dụng dịch tiêm Long đởm thảo đã cho thấy vị thuốc này có tác dụng giúp ức chế nhiều loại vi khuẩn gây bệnh thông thường. Thành phần Gentiopicrin mang đến tác dụng mạnh với kí sinh trùng sốt rét. - Đối với tác dụng vị trường: Dùng liều thấp long đởm trước bữa ăn khoảng 1/2 giờ giúp làm tăng dịch vị. Nếu dùng sau bữa ăn sẽ giúp làm giảm dịch vị. Trong một cuộc thí nghiệm, long đởm thảo giúp làm giảm thời gian chuyển vận đường ruột của thỏ. - Đối với viêm não B: Long đởm thảo được kết hợp sử dụng với thuốc Tây thông thường để điểu trị 23 ca viêm não B, dùng thay cho tân dược Tây y thông thường. Trong số này, có 15 ca nhiệt độ bình thường vào thứ 3 và chỉ có 1 ca bị mang di chứng.
-
Liều dùng - cách dùng
Mỗi ngày dùng khoảng 2-3g dưới dạng thuốc sắc hoặc sử dụng ngâm rượu để uống.
-
Một số bài thuốc long đởm thảo
Long đởm thảo là vị thuốc được dùng trong các trường hợp sau:
4.1. Bài thuốc long đởm thảo tả gan, giáng hỏa - Bài thuốc 1: Long đởm tả can + Nguyên liệu: Mỗi vị 12g hoàng cầm, chi tử, trạch tả, long đởm thảo, xa tiền tử, đương quy, 4g cam thảo, 16g sinh địa, 8g sài hồ... + Thực hiện: Sắc nước uống. Bài thuốc này giúp trị các chứng thực hỏa tại gan mật, mắt đỏ sưng đau, tai ù, sườn đau, miệng đắng, gân mỏi, sốt cao không hạ gây co quắp... - Bài thuốc 2: Hoàn lương kinh + Nguyên liệu: Mỗi vị 12g long đởm thảo, thanh đại, phòng phong, thanh đại, 16g hoàng liên, 4g mỗi vị băng phiến, ngưu hoàng, xạ hương. + Thực hiện: Mang tất cả nghiền thành bột mịn, hoàn hồ bằng gạo nếp. Mỗi lần uống khoảng từ 5-10 viên hoàn, uống cùng nước sắc ngân hoa giúp trị chứng sốt co co quắp.
4.2.Bài thuốc long đởm thảo giúp trị chứng ăn uống không tiêu, tiêu hóa tốt - Nguyên liệu: 2g long đởm thảo, 1g mỗi vị đại hoàng, hoàng bá. - Thực hiện: + Cho khoảng 20ml nước rồi sắc đến khi chỉ còn 100ml nước rồi uống. + Mỗi ngày chia làm 3 lần uống, uống trước khi ăn khoảng 15 phút.
4.3. Bài thuốc dùng cho trẻ nhỏ bị sốt cao, kinh giản nhập tâm, miệng lở, sốt theo mùa Sử dụng liều lượng bằng nhau cam thảo, phục thần, long đởm thảo, mạch môn, mộc thinh. Sắc tất cả các vị lấy nước uống.
4.4. Bài thuốc trị viêm gan cấp thể vàng mỗi thứ 8g uất kim, hoàng bá, 16g cam thảo. Mang tất cả các vị này sắc lấy nước uống. 4.5.Bài thuốc trị chứng cốc đản Dùng liều lượng bằng nhau ngưu đởm, khổ sâm, long đởm thảo sắc lấy nước uống. 4.6.Bài thuốc chữa sốt ho, khó thở Dùng khoảng 2-3g long đởm thảo thêm ít bột hồ tiêu, cho uống.
-
Mua dược liệu long đởm thảo ở đâu?
Long đởm thảo vốn là vị thuốc nam rất quý dành cho sức khỏe người dùng, được dùng rộng rãi trong nền y học cổ truyền. Hiện tại, vị thuốc long đởm thảo đều được bán tại các cửa hàng thuốc Đông dược, phòng chẩn trị, phòng khám YHCT....đều cung cấp vị thuốc này. Tuy vậy, người tiêu dùng nên "tỉnh táo" lựa chọn những địa chỉ bán uy tín và đảm bảo chất lượng, có đầy đủ giấy phép hoạt động để có thể mua được vị thuốc đảm bảo chất lượng nhất. Ngoài long đởm thảo thì Đông y cũng có dùng một vị thuốc gần giống và có nhiều rễ nhỏ, hoa màu vàng, rễ to hơn và sử dụng thể thái từng miếng mỏng. Nhiều người thường bị dịch nhầm là khổ sâm (là vị thuốc bổ mà đắng). Tuy nhiên, tất cả những vị thuốc này đều chưa được tìm thấy tại nước ta.
Quản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm