Rau mùi có tác dụng gì? Cách dùng như thế nào?

- Dược liệu
Rau mùi có tác dụng gì? Cách dùng như thế nào?

Rau mùi từng được GS.TS Đỗ Tất Lợi ghi chép trong cuốn "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam", rễ, quả và lá cây rau mùi đều trở thành vị thuốc chữa bệnh do có chứa tinh dầu. Trong đó, phần quả chín của cây mùi được dùng làm thuốc chủ yếu.

I. GIỚI THIỆU CÂY RAU MÙI

Rau mùi là rau gì?

- Tên gọi: Rau mùi 

- Tên gọi khác: Ngò rí, ngò suôn, mùi tui, mùi ta, ngò, ngổ, nguyên tuy, hương tuy, ngổ thơm. 

- Tên gọi trong các ngôn ngữ khác:  tiếng Latin "coriandrum", tên này lại có gốc từ tiếng Hy Lạp "κορίαννον".

- Tên khoa học: Coriandrum sativum L.

- Họ: Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae)

Cây rau mùi được trồng phồ biến tại Việt Nam

Cây rau mùi được trồng phồ biến tại Việt Nam

Rau mùi thuộc cây thân thảo, chiều cao khoảng từ 20-60cm, thân cây nhẵn và mảnh, phân nhánh tại phần trên. Phần lá của rau mùi cuống dài, lá chét hình tròn, có khoảng từ 1-3 lá chét ở phía trên, thân lá xẻ thành 3 thùy. Tại những lá trét phía trên của rau mùi chia thành nhiều sợi khác nhau như hình sợ, nhọn và nhỏ, những lá hợp tán từ khoảng 3-5 gọng. 

Phần hoa của rau mùi thường có màu trắng hoặc hồng nhạt, cụm hoa tán kém. Phần quả nhẵn, hình cầu, chiều dài khoảng 3mm, gồm 2 nửa tách biệt, mỗi nửa gồm 4 sống thẳng và 2 sống chung cho 2 nửa. Từ trước đến nay, người dân thường bị nhầm lẫn quả mùi với hạt mùi nhưng thực chất đó là quả chín sấy khô hoặc phơi khô của cây mùi. 

 

Phân bố của rau mùi 

Nguồn gốc của rau mùi từ các nước tại Châu Phi, Tây Nam Á. Mùi còn được gọi là hồ tuy bởi hồ có nghĩa là "nước hồ" (Đây là tên nước được Trung Hoa cổ gọi một số nước ở Trung Á, Ấn Độ). Loại cây hồ tuy được bắt nguồn từ loại nước hồ có lá thưa thớt, tản mát bởi một người tên Chương Khiên (Trung Quốc) mang về. 

 

Thu hái và chế biến rau mùi 

Ở Việt Nam, rau mùi được trồng tại khắp Việt Nam, dùng để làm rau ăn, một số địa phương cũng dùng rau mùi làm nước tắm thơm vào ngày Tết. Tại một số nước ở Trung Quốc, Trung Á, Ấn Độ, ven Địa Trung Hải, rau mùi được trồng với số lượng lớn để làm thuốc hoặc lấy quả ép tinh dầu làm nước hoa. Trồng cây mùi tại nơi đất khỏe, mát, tính kiềm, dễ hút nước, đất phải cày bừa kĩ, khó sống tại những nơi râm mát, phần đất set do chúng ưa sáng. 

Quả mùi chín lâu, rất dễ rụng nên thường chín tới đâu, người ta sẽ thu hái tới đó. Có khi hái cả cành mùi, mang về phơi thật khô rồi chỉ dập lấy quả, bảo quản khô cho đến mùa sau mang trồng. Quả mùi dù tươi hay khô cũng đều có mùi hơi đậm hăng nhưng nếu khô thì thường có mùi thơm dễ chịu hơn. Cả phần rễ, lá và quả mùi đều có thể dùng làm thuốc. 

Rau mùi được dùng làm thuốc tại tất cả các bộ phận

Rau mùi được dùng làm thuốc tại tất cả các bộ phận

Thành phần hóa học của cây rau mùi

Trong cây mùi có chứa thành phần decanal, ở phần hạt mùi có chứa khoảng 0,2% tinh dầu, mùi thơm dễ chịu, hơi có mùi cam. D-linalol hay coriandrol (60-70%) là thành phần chính của cây mùi, kết hợp với một ít geraniol và L-borneol và khoảng 20% các cacbua: a-pinen, terpinen, các vết b-pinen, dipenten, b-phellandren, camphen. Đối với cây mùi ta tươi, hàm lượng tinh dầu khoảng 0,12% vào lúc có hoa.

 

II.CÔNG DỤNG CỦA RAU MÙI 

Vị thuốc rau mùi ta

- Tính vị: Rau mùi có vị cay, tính ấm, mùi thơm. 

- Quy kinh: Quy kinh phế vị. 

 

Tác dụng dược lý 

Tinh dầu coriandrol là thành phần chủ yếu của cây rau mùi. Các thí nghiệm trên chuột cho thấy, phần tinh dầu này có tác dụng giúp làm giảm căng thẳng, lo âu, tác động đến hệ thần kinh trung ương, đồng thời mang tác dụng giúp giãn cơ. Đối với hệ tiêu hóa, tinh dầu rau mùi có tác dụng giúp kích thích tiêu hóa, làm giảm cảm giá thèm ăn, kích thích nhu động ruột, trung tiện, dễ tiêu. 

 

Tác dụng chính của cây rau mùi 

Theo dân gian, rau mùi ngoài việc được dùng làm thực phẩm còn được lưu truyền ở một số bài thuốc để chữa bệnh và sự hiệu quả đã được kiểm chứng thông qua các chứng minh khoa học. Ngoài ra, còn có sự truyền miệng của dân gian:

- Rau mùi giúp chữa cảm cúm: Những người mắc bệnh cảm cúm thường dùng quả rau mùi để đun nước uống. 

- Rau mùi giúp trị bệnh mất ngủ: Để giúp mang đến giấc ngủ ngon và sâu hơn, những người mất ngủ thường bổ sung rau mùi trong thực đơn hàng ngày của họ. 

- Rau mùi giúp hỗ trợ điều trị viêm sưng: Chất axit linoleic và cineole là những chất mang đến tác dụng chống viêm hiệu quả. 

- Rau mùi giúp hỗ trợ chữa rối loạn tiêu hóa: Một số các triệu chứng của bệnh rối loạn tiêu hóa như nôn mửa, tiêu chảy, không tiêu, kiết lỵ...có thể dùng ăn rau mùi ngay để giúp ổn định đường ruột. Thành phần chất borneol và linalol có khả năng giúp hỗ trợ các chứng tiêu hóa tức thì.

- Rau mùi hỗ trợ chữa hôi miệng: Hợp chất citronelol trong rau mùi giúp chống viêm loét và kháng khuẩn mạnh mẽ. 

- Hỗ trợ đào thải kim loại nặng ra khỏi cơ thể: Sử dụng nước ép rau mùi kết hợp trộn cùng bộ Chlorella (1 loại tảo đơn bào) và uống hàng ngày sẽ giúp loại bỏ những kim loại nặng, nhôm và thủy ngân. 

- Hỗ trợ làm giảm long đờm: Rau mùi có khả năng giúp làm giảm long đờm, ổn định đường hô hấp, cải thiện các triệu chứng khó thở. 

- Hỗ trợ cải thiện làn da khô: Nhờ có đặc tính kháng khuẩn nên nhiều người dùng rau mùi để trị mụn bọc, mụn trứng cá.  

- Hỗ trợ bảo vệ mắt, giúp sáng mắt: Nhờ có chứa chất chống oxy hóa cao, hàm lượng beta carontene lớn nên rau mùi được xem là thảo dược hữu ích cho các bệnh về mắt, cải thiện thị lực rất tốt, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như thoái hóa điểm vàng hoặc đục thủy tinh thể. 

Rau mùi có đặc tính kháng khuẩn rất tốt

Rau mùi có đặc tính kháng khuẩn rất tốt

- Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch: Rau mùi chứa vitamin A, vitamin C nên giúp hỗ trợ thúc đẩy và hỗ trợ hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, chống lại các bệnh nhiễm trùng.

- Hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu: Theo một số nghiên cứu hiện đại, những người bị tiểu đường dùng rau mùi thường xuyên cho thấy kết quả lượng đường trong máu của họ giảm mạnh và ổn định hơn, giúp hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu ổn định

Dược liệu quen thuộc gắn liền với tuổi thơ của mỗi người: Cây tre - Nguồn gốc đặc điểm và công dụng của cây tre

 

III. MỘT SỐ BÀI THUỐC DÂN GIAN VIỆT NAM DÙNG CÂY RAU MÙI 

Nước tắm từ hạt mùi 

Nước tắm hạt mùi có công dụng diệt khuẩn rất tốt, thường được dùng để làm sạch da, mịn màng và thơm da, chống nhiễm bệnh sởi. Đặc biệt, trong những ngày Tết, nước tắm hạt mùi còn lưu lại hương thơm rất đặc biệt. 

 

Bài thuốc chữa bệnh sởi từ hạt mùi 

- Sử dụng ngoài: Dùng 100-150g hạt mùi (hoặc cả thân lá mùi) sắc cùng nước khoảng 5 phút, giã nát để sắc (không sắc lâu), mang xoa ấn vào tay chân và thân mình trẻ. 

Thực hiện ấn theo thứ tự lần lượt (lưng trước bụng sau, trên trước dưới sau), không được để trẻ bị lạnh. 

- Sử dụng uống trong: Sắc 12g hạt mùi trong nước ấm - ngày uống từ 1-2 lần. 

 

Bài thuốc trị đậu sởi không mọc 

- Lấy khoảng 80g quả mùi tán thật nhỏ, cho vào cùng 100ml và 100m nước, đây kín nắp và đun sôi để tránh bị bay hơi. 

- Lọc bỏ bớt phần bã, phun từ đầu đến chân, trừ phần mặt. 

Một số bài thuốc từ cây rau mùi

Một số bài thuốc từ cây rau mùi

Bài thuốc chữa bệnh lòi dom 

Mang đốt quả mùi hun lấy khói và hứng nơi lòi dom vào. 

 

Bài thuốc đẻ xong cạn sữa

Lấy khoảng 6g quả mùi cùng 100ml nước, đun sôi trong 10 phút rồi chia uống làm 2 lần trong ngày. 

 

Bài thuốc mặt xuất hiện nhiều nốt đen

Lấy quả mùi sắc cùng nước rửa mặt, cách này sẽ làm các nốt đen bị mất dần. 

 

Lưu ý khi sử dụng cây rau mùi 

- Qủa mùi có tính ôn, vị cay mang tác dụng phát tán, trừ tà khí, thúc đậu sởi mọc, khu phong, long đờm, thông khí tại bụng dưới, sởi không mọc. 

- Qủa mùi tuy tốt nhưng kiêng người bị kim sang, hôi mồm, sâu răng, cước khí. 

- Liều lượng sử dụng, nếu dùng làm thuốc thì giúp chữa ít sữa, tiêu hóa. Dùng 4-10g quả mỗi ngày, nếu dùng lá với thân dưới dạng ngâm rượu, thuốc sắc thì dùng 10-20g. 

- Một số đối tượng không nên ăn rau mùi:

+ Người bị gan

+ Người mắc bệnh dạ dày

+ Người dễ bị dị ứng 

+ Phụ nữ đang mang thai 

Trên đây là những thông tin liên quan đến cây rau mùi do On Plaza tổng hợp, hi vọng sẽ mang đến thông tin hữu ích dành cho quý vị và các bạn. 


About
Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Rau mùi có tác dụng gì? Cách dùng như thế nào?

Quản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Nhấn vào đây để đánh giá
Hỗ trợ 24/7
Bảo mật thanh toán
0.16528 sec| 1630.672 kb