Cây tre - Nguồn gốc, đặc điểm, công dụng và ý nghĩa

- Dược liệu
Cây tre - Nguồn gốc, đặc điểm, công dụng và ý nghĩa

Đã từ rất lâu, cây tre đã đi vào thơ ca, nhạc họa Việt Nam và được không ít nhà văn, nhà thơ ca ngợi. Cây tre trở thành một trong những biểu tượng về đất nước, con người Việt Nam. Vôn dĩ quen thuộc như vậy mà vẫn nhiều người chưa một lần nhìn thấy hình dáng của cây tre.

I. GIỚI THIỆU THÔNG TIN VỀ CÂY TRE VIỆT NAM 

Cây tre là gì?

Theo wikipedia, tre là một cây thuộc thực vật thân xanh đa niên thân gỗ, phần thân bên trong rỗng, chia thành nhiều đốt, kết hợp là các mấu mắt, phần rễ chùm. Tre nằm trong Bộ Hòa thảo, phân họ Tre, tông tre (Bambuseae). Hiện nay, vẫn chưa xác định tên khoa học của cây tre. 

Tre cũng là thực vật có hoa nhưng hoa lại chỉ nở duy nhất vào một lần cuối đời. Thời gian tre nở hoa là khoảng từ 5-60 năm một lần. 

Hình ảnh cây tre thường gắn liền với người dân Việt Nam

Hình ảnh cây tre thường gắn liền với người dân Việt Nam

Trong khi nhiều loại cây lấy gỗ khác phải mất hàng vài chục năm mới có thể khai thác được thì tre chỉ cần trồng từ 3-5 năm là đã có thể thu hoạch. Giống cây này có sự tái tạo vô cùng đặc biệt và tự nhiên mà không cần phải trồng mới giống như những cây thân gỗ khác. 

 

Nguồn gốc của cây tre Việt Nam 

Khoa học vẫn chưa xem xét đến nguồn gốc tre nhưng tre đã gắn liền trong đời sống con người Việt Nam từ rất lâu, thông qua những câu truyện cổ dân gian, truyền cổ tích... Có thể thấy, tre đã có mặt từ hàng ngàn năm trước đây. Do là loài rất dễ sống nên tre phát triển khá nhanh chóng trong tự nhiên từ những địa hình nghèo chất dinh dưỡng đến các vùng đất màu mỡ. 

Ở Việt Nam, tre có mặt khắp từ Nam chí Bắc nên số lượng phân bố dày đặc. Một số tỉnh nước ta đang sở hữu trữ lượng tre hàng đầu như Nam Định, Thanh Hóa, Thái Bình, Hòa Bình.., giá trị lâm sản chỉ đứng sau gỗ và có thể thay thế gỗ trong nhiều lĩnh vực. 

 

Đặc điểm của cây tre 

Thông qua những đặc điểm cây tre về mặt hình thái, người ta sẽ dễ dàng hình dung được hình dáng cây tre và nhận biết chúng dễ dàng. Mỗi bộ hận của cây tre đều mang đến những lợi ích riêng cho con người. 

 

Phần thân tre 

- Thân tre ngầm mọc thành cụm: Điển hình cách phát triển của một số loài tre như lồ ô, tre gai, hóp sào... Thân thường có dạng trục chia làm hai phần, bao gồm phần thân ngầm và thân. 

- Thân ngầm tre mọc tản: Phần thân ngâm thường chủ yếu mọc ngầm lan ra đất. Do những măng mọc ra từ thân và ngầm bò lan trong đất nên các thân khí sinh tre, trúc không cụm mà chủ yếu phân bố trên các cánh rừng. 

- Thân khí sinh: Chủ yếu bao gồm phần thân và gốc thân. Thân tre nằm trên mặt đất, có thể cao khoảng 1-20m, đường kính khoảng từ 1-25m, hình tròn nhưng cũng có một số dạng đặc biệt khác.

 

Lá tre là bộ phận được dùng làm thuốc nhiều nhất

Lá tre là bộ phận được dùng làm thuốc nhiều nhất

Phần lá tre 

- Thường thì phần lá tre không có lông tơ. 

- Cấu tạo gồm 2 phần: phiến lá và bẹ lá. 

+ Phiến lá: Thường có 3-5 đôi gân lá song song. 

+ Phần bẹ: Lá dài, hình lòng máng, gắn vào cành từ phần nối giữa bẹ lá và phiến là được gọi là cuống lá, cuống chỉ dài vài mm. 

 

Rễ tre 

Thuộc loại rễ chùm và mọc ra từ phần thân ngầm của cây tre để giúp hút các chất dinh dưỡng nuôi thân. Số lượng rễ tại phần thân khí sinh sẽ biến đổi theo điều kiện đất, tổi, kích thước của phần thân khí sinh. Phần này thường tập trung nhiều rễ cây. Nếu phần thân khí sinh già hơn 6 năm tuổi thì số lượng rễ và lông hút cũng sẽ bị giảm đi nhiều. 

 

Hoa tre 

Hoa có tre có hình dáng khá độc đáo, có thể kết thành quả giống như lúa. Các bộ phận của hoa bao gồm hoa, nhị, nhụy. Bao hoa thường có 3 dạng mày gồm: mày trong (bao trong), mày ngoài (bao ngoài) và mày cực nhỏ (vảy). Số nhị sẽ thường có từ 3-6 nhị, chỉ nhị dài, phần đầu mang hai bao phấn. Nhụy có bầu, cột nhụy và có khoảng 1-3 núm nhụy. 

 

Sinh trưởng và phân bố của cây tre 

Tre thường phân bố ở những nơi ẩm ướt vùng Đông Nam Á và ở Trung Quốc. Những nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân bố của tre gồm nhiệt độ, đất đai, độ ẩm không khí. Một số khu vực cũng xuất hiện đa dạng các loài tre khắp từ vùng núi mát đến khu vực nhiệt đới và cao nguyên. 

Cây tre xuất hiện khắp tại khắp nơi thuộc Đông Á, châu Á- Thái Bình Dương. Một số quốc gia như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Úc là những nơi có trữ lượng tre lớn. Một số vùng thuộc châu Mỹ, Mexico, dãy Andes, Đông Nam Hoa Kỳ cũng có nhiều loại cây này. Đặc điểm sinh trưởng của cây tre trúc rất khác so với những loài cây gỗ khác.

Hình ảnh cây tre xuất hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới

Hình ảnh cây tre xuất hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới

Cây tre sinh trưởng, phát triển bắt đầu từ khi hạt nảy mầm đến khi hạt cây tre chín. Nhiều phân họ tre có kích thước khá lớn, có thể cao tới 30m, đường kính khoảng từ 25-30cm.

Cũng có một số loại tre nhỏ chỉ cao vài mét là hết cỡ. Thông thường, tre sẽ bắt đầu mọc và sinh trưởng đến chiều cao tối đa chỉ trong một khoảng thời gian từ 3-4 tháng. Ở thời điểm này, cây tre sẽ không mọc cành mà chủ yếu tập trung để phát triển chiều cao thẳng đứng. 

Sau khi cây đã phát triển xong về chiều cao, các chồi non sẽ bắt đầu mọc ra nhánh cây. Trong một năm tiếp theo cây sẽ từ từ cứng lại và trưởng thành đầy đủ. Tùy theo loại tre và đặc điểm khí hậu, đất trồng mà độ cứng của cây cũng không đồng nhất. Từ 2-5 năm kế tiếp, ngoài thân cây sẽ xuất hiện nấm khiến cho thân cây dần chuyển màu trắng. Khoảng từ 5-8 năm sau, nấm mốc dần xâm nhập vào sâu bên trong khiến cây bị mục nát và sụp đổ.

 

Các loại tre tại Việt Nam 

Một số các loại tre ở Việt Nam phổ biến nhất như cây tre nứa, cây tre ngà, cây tre hồ lô, cây tre vàng sọc, cây tre trúc cảnh... Đây đều là những loại tre quen thuộc đã gắn bó với người dân nước ta từ rất lâu đời. Do sự phổ biến này mà người mua có thể dễ dàng mua cây tre trúc cảnh ở đâu cũng đều được.

 

Bộ phận dùng làm thuốc của cây tre

Nhiều bộ phận của cây tre được dùng làm thuốc như: tinh Tre (Trúc nhự) nước Tre non (Trúc lịch), lá tre (Trúc diệp).

 

II.LỢI ÍCH CỦA CÂY TRE

Công dụng của cây tre trong đời sống 

Cây tre vốn là một phần trong văn hóa của người Việt. Người ta đã khai thác được không ít các công dụng từ cây tre. Tùy theo từng loại tre mà giống cây này mang đến nhiều lợi ích khác nhau như:

- Sử dụng dành cho mục đích xây dựng 

Tre được dùng giống như cây gỗ, là vật liệu xây dựng tự nhiên đã được dùng từ rất lâu nhờ đặc tính có độ bền tốt, trọng lượng nhẹ, sức chịu tải trọng cao. Những cây tre được dùng dành cho mục đích xây dựng cần phải đảm bảo được sự dẻo dai, cứng cáp. Đồng thời cần phải đảm bảo được mức thấp nhất không bị sâu bọ đục thân cây. 

- Sử dụng tre trong ẩm thực 

Măng tre là loại cây tre non mới nhú lên khỏi mặt đất, có thể được dùng để chế biến thành món ăn nếu như được dùng đúng cách (do trong măng tre có một hàm lượng độc tính là taxiphyllin có thể làm hại cho ruột, nếu hấp thụ lượng lớn sẽ dẫn đến tử vong). Măng tre thường được thái lát để ngâm muối hoặc nấu cùng các nguyên liệu khác để thành món ăn, nấu nước trong các món bún. 

Tại phần thân tre cũng được dùng trong chế biến món ăn, người ta thường cho gạo nếp, đường, nước cốt dừa và trông đốt tre và thực hiện tiến hành nướng. Những chất được hấp thụ từ thân cây tre mang đến vị ngon rất đặc trưng. 

Măng tre được sử dụng trong ẩm thực

Măng tre được sử dụng trong ẩm thực

- Sử dụng để chế tạo dụng cụ, vật dụng 

Một số địa phương hoặc vùng miền núi có nhiều tre, người ta thường dùng tre thay cho nồi nấu. Phần thân tre rỗng có thể nấu cơm, soup bên trong. Tại một số quốc gia châu Á, tre cũng được sử dụng để chế tạo đũa giúp đảm bảo thân thiện với môi trường. Sợi tre đã qua chế biến cũng được dùng làm nguyên liệu may quần áo, vỏ gối hoặc ga trải giường.

Trước kia, người xưa đã chế tạo tre thành những thanh kiếm, giá tre, mũi tên hay các loại vũ khí đơn giản. Các nước tại Nam Á và Đông Á cũng sử dụng tre để chế tạo thành dụng cụ tra tấn khá hiệu quả. 

 

Tác dụng chữa bệnh của cây tre

Lá tre được dùng để làm thuốc sát trùng, ra mồ hôi, chữa viêm thận phù thũng, cảm sốt. Tinh tre được sử dụng để chữa buồn nôn mửa, sốt, chảy máu cam, động thai, băng huyết, đái ra máu. Nước tre non hơi ngọt, vị đắng, tính mát, dùng để tiêu khát, thanh nhiệt, trừ đờm.
- Bài thuốc lá tre trị sốt cao, cảm cúm: Dùng mỗi vị 16g kim ngân hoa, lá tre, 12g cam thảo đất, 8g kinh giới, 8g bạc hà. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

- Bài thuốc lá tre chữa co giật ở trẻ em: Sử dụng mỗi vị 12g câu đằng, sinh địa, 10g chi tử, 16g lá tre, 12g lá vông, 8g mỗi vị cương tằm, bạc hà. Sắc tất cả những vị này cùng nhau và uống hết trong ngày, từ từ chứng co giật sẽ biến mất.

- Bài thuốc chữa sởi thời kỳ đang mọc: Dùng mỗi vị 16g sài đất, kim ngân hoa, mỗi vị 12g cam thảo đất, sa sâm, mạch môn, 20g lá tre. Mang tất cả những vị này thực hiện sắc cùng nhau và uống đến khi khỏi bệnh thì thôi.

Một số bài thuốc từ cây tre

Một số bài thuốc từ cây tre

- Bài thuốc chữa viêm bàng quang cấp tính: Dùng mỗi thứ 12g sinh địa, mộc thông, hoàng cầm, lá tre, 6g cam thảo, 6g đăng tâm thảo đem sắc kỹ rồi chia ra uống trong ngày, mỗi ngày uống 1 thang. Làm như vậy đến khi khỏi bệnh.

- Bài thuốc chữa thủy đậu: Dùng mỗi vị 3g cam thảo, chi tử, mỗi vị 8g lá tre, liên kiều, mõi vị 4g đạm đậu sị, cát cánh và 2 củ hành tăm, sắc thuốc uống trong ngày, mỗi ngày uống 1 thang, bệnh sẽ khỏi.

- Bài thuốc lá tre chữa đái ra máu: Dùng mỗi thứ 20g mã đề, mạch môn, lá tre, râu ngô, rễ cỏ tranh, thài lài tía mang sắc cùng 700ml nước đến khi cạn chỉ còn 300ml. Lấy ra chia làm 2 lần uống trong ngày, sau mỗi bữa ăn.

- Bài thuốc lá tre trị sỏi thận: Dùng 30g lá tre đem rửa sạch và hãm cùng với nước đun sôi khoảng 20 phút là có thể dùng được. Dùng uống thay trà hàng ngày, sau khoảng 1 tháng sỏi nhỏ đi và sẽ tự đào thải ra khỏi cơ thể.

Lưu ý, bài thuốc này chỉ dùng cho người sỏi nhỏ, sỏi lớn thì cần đến bệnh viện hoặc phòng khám Đông y uy tín đề điều trị kịp thời, tránh để biến chứng nặng hơn.

 

Ý nghĩa của cây tre 

- Ý nghĩa biểu tượng: 

+ Tại Ấn Độ: Tre là biểu tượng của tình bạn, sự gắn kết do tre mọc thành cụm san sát nhau. 

+ Tại Trung Quốc: Tre là biểu tượng của sự ngay thẳng do tre rất thẳng, tuổi thọ cao.

+ Tại Việt Nam: Tre là biểu tượng của sự chính trực, giản dị, kiên cường, là sự biểu trưng cho tinh thần dân tộc. Hình ảnh cây tre thường tượng trưng cho những làng quê Việt Nam, giống như tình làng nghĩa xóm, là sự cụ thể hóa trong tâm hồn người Việt. 

 

- Ý nghĩa trong các truyền thuyết 

Ở Việt Nam, cây tre đã xuất hiện từ những câu chuyện cổ tích, truyền thuyết và câu chuyện lịch sử khác nhau như:

+ Truyền thuyết Thánh Gióng

+ Truyện cổ tích "Cây tre trăm đốt"

+ Trận chiến sông Bạch Đằng dưới thời Ngô Quyền.

Ở một số nền văn hóa Á Đông khác, cây tre cũng xuất hiện với nhiều ý nghĩa nhất định như chuyện về nàng công chúa Kaguya bay lên mặt trăng với những cây tre hay còn gọi là nàng tiên ống tre. Hoặc câu chuyện truyền thuyết về người phụ nữ và đàn ông đầu tiên sinh ra từ hai nửa thân tre chẻ đôi của Philippines. 

>>> Vị thuốc, gia vị có trong mỗi bữa cơm gia đình: Cây hành? Cách dùng và công dụng chữa bệnh của cây hành


About
Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Cây tre - Nguồn gốc, đặc điểm, công dụng và ý nghĩa

Quản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Nhấn vào đây để đánh giá
Hỗ trợ 24/7
Bảo mật thanh toán
0.43590 sec| 1660.516 kb