Thục địa: tác dụng chữa bệnh của thục địa

- Dược liệu
Thục địa: tác dụng chữa bệnh của thục địa

Thục địa là một trong 9 loại dược liệu được sử dụng nhiều nhất trong các bài thuốc Đông Y từ xưa đến nay với công dụng bồi dưỡng cơ thể, tăng cường sức khỏe, cũng như kết hợp với các bài thuốc khác để hỗ trợ điều trị các chứng bệnh như hoạt huyết, đau đầu, chóng mặt, bổ thận,...

Để tìm hiểu rõ hơn về vị thuốc thục địa, tác dụng chữa bệnh của vị thuốc này, bạn hãy cùng ONPLAZA đọc hết bài viết dưới đây nhé!

Hình ảnh cây thục địa

Hình ảnh cây thục địa

Tên gọi

- Tên gọi khác: Vị thuốc Thục địa còn có tên gọi khác là: Sinh địa, Thục địa hoàng, củ thục,…

- Tên khoa học: Rehmannia glutinosa Libosch

- Họ khoa học: Họ Hoa Mõm Chó (Scrophulariaceae).

Mô tả thực vật

Thục địa là gì?

Thục địa là một trong 9 dược liệu quen thuộc, được sử dụng phổ biến trong Đông y. Đây là loại dược liệu quý hiếm và có nhiều công dụng tích cực đến sức khỏe con người. 

Nguồn gốc của thục địa?

Vị thuốc thục địa hoàng có nguồn gốc từ cây địa hoàng. Thục địa là phần thân rễ của cây địa hoàng. Phần thân rễ được sấy khô để làm thành phẩm chế biến theo phương pháp sắc nước hoặc nấu chín.

Cây địa hoàng chủ yếu được trồng tại khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam, nơi giáp ranh với Trung Quốc. Cây địa hoàng thích hợp trồng ở các khu vực có khí hậu mát mẻ, nhiệt độ ổn định quanh năm. 

Địa hoàng là cây thân thảo, rễ củ, có chiều cao trung bình khoảng 20 - 30cm. Toàn thân cây được bao bọc bởi một lớp lông trắng mềm. Lá cây mọc tập trung dưới gốc cây. 

Củ của cây thục địa có vỏ ngoài màu đỏ nhạt, mỗi cây có khoảng 5 - 7 củ.

Hoa của cây địa hoàng thường mọc thành từng chùm ở phần ngọn cây, hoa có 5 cánh, mặt bên ngoài màu đỏ tím và mặt bên trong có màu vàng vân tím.

Bộ phận dùng làm thuốc

thục địa dùng củ để làm thuốc

Thục địa sử dụng phần củ để làm thuốc. 

Lưu ý:

  • Nên thu hoạch củ thục địa vào tháng 7, tháng 8, hoặc tháng 1, tháng 2 để đạt chất lượng tốt nhất.
  • Chọn các củ chắc, mềm, thớ dai, có màu đen huyền, cầm không dính tay.

Cách bào chế thục địa

Sau khi thu hoạch củ, tiến hành chưng hấp củ sinh địa trong vòng 9 ngày. Lưu ý: sau khi thu hoạch, cần điều chế ngay để tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng của dược liệu. Thục địa đạt chất lượng cần đáp ứng các tiêu chí: mềm, dẻo, có màu đen huyền, bóng, không dính tay khi cầm, có vị ngọt hơi đắng,...

Thục địa có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người

Thành phần hóa học của thục địa: theo nghiên cứu, vị thuốc này chứa nhiều chất dinh dưỡng như: Jio Glutolide, Aucubin, các loại vitamin, các chất chống viêm,...

Liều dùng - Độc tính

  • Liều dùng khuyến cáo: nên sử dụng trong khoảng 12 – 60g thục địa. Lưu ý: cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
  • Độc tính: Tác dụng phụ của Thục địa không gây nguy hiểm đến tính mạng, có một vài tác dụng nhẹ, gồm bụng đau, tiêu chảy, hồi hộp, chóng mặt thiếu khí. Tuy nhiên, những triệu chứng này thường hết khi ngưng sử dụng thuốc.

Công dụng của thục địa với sức khỏe con người

Thục địa là một vị thuốc đông ý có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe con người

Thục địa là một vị thuốc có nhiều tác dụng trong đông y

Tác dụng của thục địa đã được nghiệm chứng trong nhiều bài thuốc Đông y. Cùng ONPLAZA điểm qua những công dụng tiêu biểu của vị thuốc này đối với sức khỏe con người nhé!

- Thục địa có công dụng chống viêm

Qua các tài liệu nghiên cứu và thử nghiệm của các nhà khoa học, cho kết luận thục địa là dược liệu có tác dụng chống viêm tuyệt vời. Với các triệu chứng viêm, sưng, đau sau khi dùng thuốc đều được cải thiện rõ rệt.

Thục địa được nấu thành cao cho tác dụng trị bệnh hiệu quả

- Công dụng của thục địa giúp hạ đường huyết

Thục địa là vị thuốc có tính mát, có thể thanh nhiệt giải độc cho hiệu quả nhanh chóng. Bên cạnh đó, vị thuốc này còn giúp điều hòa, hạ đường huyết hiệu quả. Bởi vậy, các thầy thuốc Đông Y thường kết hợp thục địa với các vị thuốc khác như hoài sơn, ngũ vị tử, thái tử sâm để hạ đường huyết.

- Thục địa giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể

Thục địa không những có tác dụng điều hòa mà còn có thể hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Dược liệu này giúp tăng lượng hồng cầu trong máu, giúp lưu thông khí huyết, giúp da dẻ hồng hào, tràn đầy sức sống.

Bạn có thể hầm chung thục địa với thịt nạc để bồi bổ, cải thiện và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

- Tác dụng của thục địa giúp bổ thận tráng dương

Nhờ tác dụng điều hòa đường huyết, giảm chứng nóng trong người của thục địa, giúp cơ thể tránh được huyết sung, giúp bổ thận, tráng dương cho nam giới.

- Vị thuốc thục địa giúp trị táo bón

Thục địa là một vị thuốc có tính mát, do đó, rất hữu ích trong việc giải độc. Đặc biệt, trị chứng táo bón, tiểu ra máu, nóng trong người,...

- Thục địa trị huyết áp cao

Vì thục địa có tính mát nên rất phù hợp sử dụng cho người mắc bệnh mỡ máu hoặc huyết áp cao, giúp ổn định đường huyết, giảm đáng kể hàm lượng cholesterol, triglycerid.

Khuyến cáo: Thục địa là vị thuốc quý, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không vì thế mà lạm dụng thuốc, bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc, bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn như: tiêu chảy, đau bụng, hồi hộp,...

Một số bài thuốc từ dược liệu thục địa

- Bài thuốc 1: Thục địa trị huyết áp cao

  • Đơn thuốc: 30g thục địa
  • Cách dùng - Liều dùng: sắc lấy nước uống hằng ngày. Uống liên tục trong khoảng 3 tuần đến khi bệnh thuyên giảm

- Bài thuốc 2: Thục địa trị viêm và thoái hóa cột sống

  • Đơn thuốc: thục địa 30kg, dâm dương hoắc, bột thục nhung, kê huyết đằng mỗi vị 20kg, la bạc tử 10kg
  • Cách dùng - Liều dùng: đem các vị thuốc trên nấu thành cao, đến khi thu được 22kg cao là đạt. Tiếp đến, cho 3kg mật ong trộn đều với cao, làm thành viên hoàn, mỗi viên khoảng 2.5g. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 viên. Uống liên tiếp trong vòng 1 tháng sẽ có hiệu quả.

- Bài thuốc 3: Thục địa trị chứng chóng mặt, đau đầu

  • Đơn thuốc: thục địa 320g, hoài sơn 160g, sơn thù du 160g, mẫu đơn bì linh 120g, trạch tả 120g, bạch phục 120g.
  • Cách dùng - Liều dùng: sắc uống, mỗi ngày dùng một thang thuốc.

- Bài thuốc 4: sinh địa giúp điều hòa kinh nguyệt

  • Đơn thuốc: thục địa 16g, đẳng sâm 16g, bạch thược 12g, hoàng kỳ 8g, xuyên khung 8g, đương quy 8g.
  • Cách dùng - Liều dùng: cho các vị thuốc nấu cùng 0.5l nước. Sắc thuốc đến khi cò khoảng 2 bát thuốc thì tắt bếp. Ngày uống 2 lần sáng - tối. Uống liên tục trong vòng 1 tuần để cải thiện bệnh.

- Bài thuốc 5: Thục địa hỗ trợ điều trị suy nhược cơ thể

  • Đơn thuốc: thục địa, đàn bì, phục linh, phụ tử, trạch tả mỗi vị 8g, sơn thù 12g, hoài sơn 12g, nhục quế 4g.
  • Cách dùng - Liều dùng: sắc lấy nước uống. Uống 1 lần/ngày. Mỗi ngày 1 thang thuốc. Lưu ý: mỗi thang thuốc có thể sử dụng được 2 lần.

Trên đây, ONPLAZA đã chia sẻ đến bạn những thông tin về vị thuốc thục địa, hy vọng sẽ hữu ích cho bạn. Tuy nhiên, thục địa là thuốc, do đó, bạn không nên tự ý sử dụng, mà cần thăm khám và dùng thuốc theo toa kê thuốc của thầy thuốc, để tránh xảy ra các tác dụng phụ.


About
Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Thục địa: tác dụng chữa bệnh của thục địa

Quản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Nhấn vào đây để đánh giá
Hỗ trợ 24/7
Bảo mật thanh toán
0.28588 sec| 1623.891 kb