Thương lục: Vị thuốc có độc – Công dụng và những lưu ý khi sử dụng

- Dược liệu
Thương lục: Vị thuốc có độc – Công dụng và những lưu ý khi sử dụng

Thương lục hay còn có cái tên dân giã là sâm voi… Gọi là sâm voi, bởi bề ngoài củ cây thương lục có hình dáng rất giống củ nhân sâm. Nhưng thực chất, củ sâm voi không hề bổ dưỡng.

Thương lục hay còn có cái tên dân giã là sâm voi… Gọi là sâm voi, bởi bề ngoài củ cây thương lục có hình dáng rất giống củ nhân sâm. Nhưng thực chất, củ sâm voi không hề bổ dưỡng. Ngoài một số tác dụng trị bệnh, loại củ này còn chứa chất độc nếu sử dụng với lượng lớn sẽ gây tử vong. Vậy nên, bài viết này xin được cung cấp tới bạn đọc công dụng và những lưu ý khi sử dụng thương lục.

- Tên tiếng Việt: Thương lục, Sâm voi, Thương lục Mỹ, Trưởng bất lão…

- Tên khoa học: Phytolacca acinosa Roxb.

- Họ Khoa học: Phytolaccaceae (Thương lục)

Đặc điểm thực vật của cây thương lục

Thương lục hay còn gọi là cây bạch mẫu kê, sơn la bạc… là cây thân thảo lâu năm. Thân cây hình trụ có khi vươn cao tới 1m. Bề ngoài  nhẵn mang màu sắc xanh lục, hoặc có chút hồng tía.  Thân chính rất ít khi phân nhánh.

Lá cây thương lục rất nhẵn, phân bố so le trên cành. Lá hình trứng ngược, đầu lá nhọn, phiến lá to.  

Cây thương lục là loại thân thảo sống lâu năm

Cây thương lục là loại thân thảo sống lâu năm 

Thương lục cho hoa thành từng chùm, mọc đối diện với lá, vươn ra từ thân, không mọc ở nách lá.  Chùm hoa thương lục màu hồng nhạt, pha trắng. Mỗi chùm có chiều cao từ 15 đến 20 cm. Nhìn kỹ sẽ thấy, mỗi bông hoa nhỏ có 5 cánh hồng nhạt, đài hoa màu trắng. Vào mùa hè cây kết quả, quả mọng màu đen hoặc tím sẫm, hạt đen. 

Cây thương lục cho củ. Chỉ sau 6 -7 tháng trồng, cây đã cho củ lớn bằng củ tay người lớn. Vì lý do đó, dân gian còn gọi thương lục là cây sâm voi (loài sâm to, cho củ trong thời gian ngắn). Hình dáng bề ngoài rất giống củ sâm nên không ít người bị nhầm lẫn củ thương lục là củ sâm bổ dưỡng. 

Nguồn gốc và phân bố

Thương lục tên tiếng Anh là Phytolacca acinosa Roxb. Nó có nguồn gốc lâu đời tại Bắc Mỹ, sau đó được đưa đi trồng rộng rãi tại Châu Âu, rồi lan sang các châu lục khác. 

Cây thương lục được di cư vào nước ta. Hiện nay, cây thương lục được tìm thấy nhiều tại Nghệ An, Hà Tĩnh…

Bộ phận sử dụng làm thuốc

- Bộ phận sử dụng: củ và rễ 

- Cách bào chế: 

+ Cách 1: Người ta đào củ về, sau đó rửa sạch, loại bỏ rễ con, để trong bóng râm cho đến khi khô thì bọc kín, bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp. 

+ Cách 2: Có một cách sơ chế củ thương lục khác là: Củ thương lục tươi đã rửa sạch, ngâm vào rượu trắng pha mật ong theo tỉ lệ 1kg:250ml:250ml. Để cho sâm ngấm hết dung dịch rượu mật ong thì mang phơi, sấy đến khô. Có thể phơi nguyên củ hoặc thái lát mỏng cho nhanh khô. 

Thành phần hoá học

⮚ Lá: Chiết xuất các tinh chất trong lá cây thương lục, các nhà khoa học chỉ ra cứ 100gr lá thương lục có 150mgr vitamin C. Ngoài ra còn có glucosid flavnoid và phytolaccin.

⮚ Quả: Họ cũng tìm thấy các chất béo, chất nhầy, tannin, acid phytolaccic, glucozo, protit và chất tạo màu trong quả thương lục. 

⮚ Củ: Riêng từ bộ phận củ, rễ cây thương lục thường được sử dụng làm thuốc trong y học cổ truyền, các nhà khoa học hiện đại đã nghiên cứu và đưa ra một số các chất có trong rễ, củ cây thương lục:

- Trước hết phải khẳng định trong rễ cây thương lục chứa chất phytolaccatoxin. Đây là một chất cực độc nếu nhiễm phải liều cao có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. 

- Các nhà khoa học cũng tìm thấy trong củ thương lục có 1 ít chất tinh bột, đường, ali nitrat và acid oxymyristinic…

Tác dụng của cây thương lục

Một số tài liệu y học nước ngoài có ghi nhận tác dụng của cây thương lục, lá và rễ cây thương lục được sử dụng để chữa các bệnh ngoài da như ghẻ lở, hắc lào tại một số nước thuộc Châu Âu, Châu Mỹ. 

Tại phương Đông, Củ và rễ cây thương lục đã được sử dụng làm vị thuốc từ xa xưa. Trong cuốn “Thần nông bản thảo” (Y học cổ truyền Trung Hoa), thương lục lần đầu tiên được ghi chép vào danh sách dược liệu, xếp hạng “hạ phẩm” có nghĩa dùng được nhưng có độc. 

Thương lục cũng được sử dụng trong y học cổ truyền nước ta. Các thầy thuốc đông y xác định đây là vị thuốc đắng, tính hàn, có độc; tác dụng đại tả, thùy ẩm nơi phủ tạng. Trên báo Laodong.vn (20/5/2017) đăng Bác sĩ Bùi Thanh Hải – Hội đông Y tỉnh Nghệ An đưa ra những tác dụng của vị thuốc thương lục như sau:

- Thương lục chủ trị chữa phù, căng trướng, sa kết (như bị táo bón) có vai trò như thuốc xổ, 

- Cũng có thể sử dụng thương lục để chữa trị các bệnh ngoài da như mụn nhọt, ghẻ lở. 

Sau đây chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc một số bài thuốc cổ truyền thông dụng từ cây thương lục:

- Bài 1: Chữa phù nề, bụng chướng: Thương lục 10gr, thịt lợn nạc 30gr cho nước vào nấu tới khi chín, ăn trong ngày. Duy trì 3 -5 ngày sẽ có tác dụng. 

- Bài 2: Chữa táo bón, người háo nước: Thương lục 5gr đun nước uống trong ngày

- Bài 3: Chữa bệnh ngoài da, viêm da có mủ: Thương lục 15gr, bồ công anh 60gr cho nước vào đun cô đặc rồi rửa vết thương ngày 3 lần cho đến khi khỏi bệnh. 

Lưu ý khi sử dụng thương lục

Thương lục có độc nên cấm dùng cho người mang thai. Một số độc tố trong thương lục cũng được ghi nhận có khả năng tiêu diệt tinh binh của nam giới. 

Củ thương lục rất giống củ nhân sâm

Củ thương lục rất giống củ nhân sâm

Bên cạnh đó, do hình dánh của củ thương lục rất giống củ nhân sâm bổ dưỡng, nên nhiều người cho rằng đây là 1 loại sâm (có nơi còn gọi là sâm voi). Xin nhắc lại, thương lục là 1 vị thuốc đắng, có độc. Không được sử dụng để ngâm rượu uống như 1 loại rượu bổ. Đã xảy ra nhiều trường hợp ngộ độc vì uống loại rượu này.

Ghi nhận của trang laodong.vn (20/5/2015), đã xảy ra ngộ độc rượu thương lục trên địa bàn Tân Kỳ, Nghệ An. 6 người sau khi uống rượu ngâm thương lục có biểu hiện buốt đầu, đau bụng, nôn mửa, đi ngoài liên tục, chân tay co quắp... nên phải đưa đi cấp cứu tại trạm y tế và BV đa khoa huyện Tân Kỳ. 

Trước đó, trên trang Vnexpress.net ngày 17/1/2018 đưa tin “Cụ bà 68 tuổi nguy kịch do ăn củ cây thương lục mỹ”. Theo đó, Bệnh viện Đa khoa huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã cứu 1 bệnh nhân thoát chết vì ngộ độc củ thương lục. Người nhà bệnh nhân cho biết, vì thấy củ thương lục giống củ sâm nên đã cắt 1 lát nhỏ để ăn, sau 30 phút bị nôn mửa đi ngoài, sốt, tụt huyết áp…

Như vậy, thương lục được sử dụng như một vị thuốc trong y học cổ truyền. Tuy nhiên, trong vị thuốc này có chứa độc tính nên không thể tùy ý sử dụng. Để sử dụng trong điều trị bệnh cần sự tư vấn giám sát kỹ lưỡng của thầy thuốc. 


About
Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Thương lục: Vị thuốc có độc – Công dụng và những lưu ý khi sử dụng

Quản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Nhấn vào đây để đánh giá
Hỗ trợ 24/7
Bảo mật thanh toán
0.22905 sec| 1661.531 kb