với mục đích trị bệnh viêm mũi, viêm xoang dị ứng. Không ít các bài thuốc này đã được lưu truyền cho đến ngày nay. Vậy thương nhĩ tử là gì và công dụng của vị thuốc này ra sao?
I.GIỚI THIỆU VỊ THUỐC THƯƠNG NHĨ TỬ
Tên gọi thương nhĩ tử
– Tên thường gọi: Thương nhĩ tử, thương nhĩ tử tán.
– Tên gọi khác: Thương nhĩ tật lê, Phắc ma, Ké đầu ngựa, Ngưu sắt tử, mac nháng (Tày), Hồ tẩm tử,Xương Nhĩ, Đài nhĩ thật, Thương nhĩ, Thương khỏa tử…
– Tên gọi khoa học: : Xanthium strumarium L
– Họ: Cúc – Danh pháp khoa học: Asteraceae
Đặc điểm thực vật thương nhĩ tử
Nhiều nơi vẫn thường gọi cây thương nhĩ tử là cây ké đầu ngựa, vốn là cây thuốc rất quý, mọc ở dạng cây thảo sống hàng năm, chiều cao lên tới 1,2m. Thân cây có lông cứng, nhiều khía rãnh, khi sờ vào thấy khô ráp.
– Phần lá cây: Thường mọc theo kiểu so le, hai bên của mép răng cưa không đều. Lá chia nhiều thùy, phiến là đa giác, cả mặt trên và dưới của lá đều có lông ngắn.
– Phần hoa: Thương nhĩ tử đều mọc hoa thành cụm bao gồm 2 loại hoa. Hoa đực có hình dáng nhỏ tại các cành ngắn và cho phấn hoa. Loại còn lại là hoa cái, mọc đâm từ những nách lá và sản sinh ra quả, phần hoa không có lông mao. Cây ra hoa quanh năm.
– Phần quả: Qủa của cây thương nhĩ tử là dạng bế kép, hình thoi hoặc hình trứng. Ở vỏ quả thương nhĩ tử nhiều gai nhọn sắc, dai và cứng, ở bên trong được chia làm 2 ngăn.
ẢNH: Vị thuốc thương nhĩ tử – Ké đầu ngựa
Phân bố địa lý
Cây thương nhĩ tử vốn là loài thực vật bản địa của khu vực châu Mỹ. Ở Trung Quốc, loại cây này được trồng canh tác tại nhiều tỉnh Hồ Bắc, Sơn Đông hay Giang Tô, Giang Tây… Tại Việt Nam, giống cây thương nhĩ tử chưa được trồng mà mọc hoang tại khắp các tỉnh thành dọc 3 miền Bắc-Trung-Nam.
Bộ phận dùng làm thuốc
Có thể sử dụng cả quả, lá và thân cây thương nhĩ tử để làm thuốc điều trị bệnh.
Thu hái và sơ chế
– Thu hái quanh năm lá và cây thương nhĩ tử, có thể dùng tươi hoặc sấy khô trước khi sử dụng.
– Quả thương nhĩ tử được thu hoạch lúc chín, mùa ra quả thường vào khoảng tháng 8-9 hàng năm. Quả sau khi được hái mang sẽ được cắt hoặc đốt cho sạch gai rồi phơi nắng cho khô.
Cách bào chế thương nhĩ tử
Có thể dùng thương nhĩ tử để điều chế ở dạng viên hoặc cao trước khi sử dụng. Cách thực hiện như sau:
– Làm thành viên hoàn (còn được gọi là thương nhĩ hoàn): Lấy phần thân cây thương nhĩ tử mọc nổi phía trên mặt đất, cắt thành khúc ngắn và rửa sạch. Cho toàn bộ dược liệu này vào nồi rồi đổ ngập nước, sắc trong khoảng 60 phút. Sau đó, gạn nước ra, tiếp tục đổ thêm nước và nấu lần 2. Trộn chung nước sắc của hai lần lại với nhau, nấu liu riu trên lửa nhỏ cho đến khi cô đặc thành dạng cao lỏng. Tiếp tục, cho thêm bột vào và trộn thật đều, trộn đến khi thấy không còn ướt tay, vo thuốc này thành viên hoàn nhỏ. Mỗi lần dùng từ 16-20g, ngày dùng 3 lần trước những bữa ăn chính.
– Làm thành dạng cao: Sử dụng toàn cây thương nhĩ tử mang thái nhỏ và nấu cùng 1 lượt nước cho thật cô đặc đến khi thành dạng cao lỏng. Để cho cao nguội rồi đổ từ từ vào chai thủy tinh, vặn nắp thật chặt (vì thương nhĩ tử có thể lên men). Mỗi ngày dùng khoảng 6-8g cùng với nước ấm. Dùng theo liệu trình kéo dài từ 30-60 ngày.
Thành phần hóa học
Theo nghiên cứu khoa học, trong thành phần của quả thương nhĩ tử chứa nhiều sesquiterpen lacton, vitamin C và glucose, Beta – sitosterol Beta – D – glucosid… Ngoài ra, toàn bộ cây thương nhĩ tử còn có nhiều thành phần khác như Xanthostrumarin, Dầu béo, Alkaloid, Xanthanol, Protein,…
II.CÔNG DỤNG CỦA THƯƠNG NHĨ TỬ
Công dụng thương nhĩ tử theo y học cổ truyền
Theo Đông y, thương nhĩ tử có tính ấm, vị đắng-cay, đi vào các kinh Phế, Can, kinh Túc quyết âm Can, Tỳ, Thận có tác dụng sát trùng, chống viêm, tiêu độc, tán phong, kháng khuẩn, trừ thấp, giảm đau, chống dị ứng. Vị thuốc này chủ trì các chứng như tắc nghẹ mũi, cảm lạnh, phong tê thấp, tỵ uyên (chảy nước mũi có mùi hôi), viêm xoang mũi dị ứng xuất tiết, thấp khớp và một số bệnh khác.
Công dụng thương nhĩ tử theo y học hiện đại
– Hỗ trợ làm giảm đường huyết: Thành phần xanthostrumarin của vị thương nhĩ tử mang đến tác dụng giúp làm hạ đường huyết trên chuột lớn, thỏ, chó.
– Hỗ trợ hệ hô hấp: Dùng nước sắc thương nhĩ tử với liều lượng nhỏ có khả năng làm hưng phấn hệ hô hấp nhưng liều cao lại gây ức chế hệ hô hấp.
– Hỗ trợ hệ tim mạch: Các thành phần chiết xuất trong thương nhĩ tử có khả năng làm giảm nhịp tim, ức chế sự co bóp ở tim. Khi thử nghiệm trên tai của thỏ thấy làm giãn mạch máu. Khi sử dụng bằng đường tiêm thấy có khả năng làm giảm huyết áp tạm thời.
– Hỗ trợ kháng khuẩn: Theo Trung dược học, vị thuốc thương nhĩ tử giúp ức chế rõ ràng đối với những vi khuẩn liên cầu B, chân khuẩn, khuẩn cầu chùm sắc vàng kim, vi khuẩn song cầu (loại vi khuẩn gây nên bệnh viêm phổi).
Liều dùng, cách dùng
Theo khuyến cáo của Đông y, có thể dùng với lượng khoảng 3-10g theo dạng đắp ngoài da hoặc sắc uống. Hoặc cũng có thể làm như cách đã giới thiệu, bào chế thành viên hoàn hoặc cao uống.
ẢNH: Quả thương nhĩ tử khô là vị thuốc được sử dụng chữa bệnh trong Đông y
Một số bài thuốc điều trị từ dược liệu thương nhĩ tử
4.1. Bài thuốc thương nhĩ tử chữa phong hủi
– Nguyên liệu: Mỗi vị đều 12g củ khúc khắc, thầu dầu tía, lá ké đầu ngựa, lá đắng cây, mỗi vị 8g lá hồng hoa, thanh cao, lá kinh giới, lá khổ sâm, bạch chỉ, xà sàng, nam sâm.
– Thực hiện: Sắc tất cả các vị và uống đều.
Nếu dùng ngoài da, có thể sử dụng lá trắc bá, lá khổ sâm, lá cà độc dược, lá quýt, lá ngải cứu, tất cả mang nấu nước trước xông rồi mới tắm.
4.2. Bài thuốc chữa viêm xoang, nghẹt mũi, sưng đau cổ họng, đau đầu từ thương nhĩ tử
– Nguyên liệu: 20g thương nhĩ tử, 6g chỉ hương, 30g kỵ thảo, kim bồn thảo 4g, kinh giới 10g, gạo tẻ 60g.
– Thực hiện: Trước tiên, mang sắc tất cả những dược liệu này với nước rồi mang hầm chung với gạo tẻ, nấu thành cháo cho nhừ. Khi cháo đã chín nhừ thì nêm nếm thêm chút đường vào, khuấy tan, dọn ra chờ cho cháo nguội bớt và ăn hết trong 1 lần.
4.3. Bài thuốc điều trị viêm xoang do đờm nhiệt
Sử dụng thương nhĩ tử với liều lượng vừa đủ, kết hợp cùng với mật lợn và khoảng 240g cành lá cây thổ hoắc hương. Mang cả hai vị dược liệu này sao khô rồi tán thành bột, trộn chung cùng mật lợn để tạo thành viên hoàn. Mỗi ngày dùng 15g theo đường uống.
4.4. Bài thuốc điều trị bệnh viêm khớp, thấp khớp cùng thương nhĩ tử
– Nguyên liệu: 28g cây cứt lợn, 12g mỗi vị thương nhĩ tử, nam ngưu tất, cây thuốc cứu, thổ tỳ giải, 16g cây cỏ nhọ nồi.
– Thực hiện: Tất cả những vị thuốc này mang rửa sạch, sao vàng, sắc lấy 300ml nước, chia làm 2 lần uống hết trong ngày.
4.5. Bài thuốc điều trị bệnh tổ đỉa từ thương nhĩ tử
– Nguyên liệu: 45g hạ khô thảo (yến diện), 45g quả thương nhĩ tử, 20g địa hoàng, 15g hạt quả dành dành, 30g vỏ cây núc nác.
– Thực hiện: Mang tất cả vào sao vàng trong chảo, tán thành bột mịn, vo thành nhiều viên hoàn, mỗi viên hoàn dạng cỡ hạt đậu xanh. Mỗi ngày dùng 15g, chia làm 3 lần uống sau khi ăn. Mỗi liệu trình kéo dài từ 5-7 ngày, uống liên tục.
4.6. Bài thuốc điều trị mụn nhọt chưa có mủ
Thực hiện rửa sạch khoảng 15g lá thương nhĩ tươi cùng nước muối, để thật ráo nước rồi mang giã nát. Lấy đắp trực tiếp lên nốt mụn, nhọt. Thực hiện như vậy mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều, làm trong 3 ngày liên tục sẽ giúp mụn nhọt bớt sưng và nhanh xẹp.
Lưu ý khi dùng thương nhĩ tử
– Không sử dụng thương nhĩ tử cho các trường hợp bị nhức đầu do huyết ứ, bị tí thông, án khí hao huyết, người bị dị ứng với thương nhĩ tử.
– Không uống quá liều lượng cho phép vì có thể làm trúng độc. Các biểu hiện của ngộ độc bao gồm đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn ói nhiều.
– Không dùng thương nhĩ tử cùng nước vo gạo, thịt ngựa, thịt lợn, không dùng chung các loại này cùng lúc.
Hiện nay, thương nhĩ tử được bán rộng rãi tại các phòng khám, hiệu thuốc Đông y trên toàn quốc. Tuy nhiên, người mua cần phải thật cảnh giác, lựa chọn những địa chỉ uy tín để tránh các trường hợp mua phải thuốc giả, “tiền mất tật mang”.
Trên đây là những thông tin liên quan đến vị thuốc thương nhĩ tử, hi vọng sẽ mang đến thông tin hữu ích dành cho quý vị và các bạn.
Quản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm