Cây Trâm Bầu - Các Công Dụng Trị Bệnh - Lưu Ý Khi Dùng

- Dược liệu
Cây Trâm Bầu - Các Công Dụng Trị Bệnh - Lưu Ý Khi Dùng

Rặng trâm bầu là hình ảnh thân thuộc đối với người dân Nam bộ. Cây trâm bầu không chỉ sử dụng làm bờ chắn giữ đắt, che bão cát, cây trâm bầu còn cho hạt, lá, vỏ cây làm thuốc bổ gan, thận, tẩy giun sán… Không dừng lại đó, những năm gần đây, các nhà khoa học còn phát hiện ra các hoạt chất kháng ung thư trong cây trâm bầu. 

Tham khảo bài viết để biết những thông tin cụ thể về cây trâm bầu, công dụng trị bệnh và những lưu ý khi dùng.

 

Hình ảnh cây trâm bầu

Hình ảnh cây trâm bầu

I- CÂY TRÂM BẦU LÀ CÂY GÌ?

1- Mô tả hình ảnh cây trâm bầu

Cây trâm bầu thường mọc dại hoặc được trồng làm hàng rào nhưng hiện nay cũng có nhiều nơi đã trồng trâm bầu làm dược liệu. Trâm bầu là cây tiểu mộc. Cây trâm bầu sống lâu năm. Thân cây cao từ 2m đến 10m, cũng có khi cây cao tới hơn 10m nếu gặp nơi đất tốt, ẩm nhiều đồng thời có nhiều ánh nắng. Lúc cây còn non, thân cây có 4 cạnh.

  • Từ thân cành trâm bầu mọc ra hệ thống lá đối xứng trải dài, cuống lá dài gắn vào đầu lá. Phiến lá trâm bầu có dạng hình trứng. Mặt lá hướng ánh nắng mặt trời có màu xanh đậm, nhẵn và rất bóng; mặt ngược lại được bao phủ một lớp lông mịn màng màu trắng bạc.
  • Hoa trâm bầu có mầu vàng nhạt mọc ra từ nách lá và đầu ngọn. Hoa kết quả có 4 cánh, bên trong trái trâm bầu chỉ chứa duy nhất 1 hạt.
  • Cây trâm bầu phát triển rất khỏe, không cần chăm sóc nhiều, đặc biệt thích hợp với nơi có nhiều nắng. Tuy nhiên cây có hệ thống thân cành phát triển mạnh, phiến lá to bản nên cần rất nhiều nước và đất giàu dinh dưỡng.

 

2. Nguồn gốc và phân bố

Nguồn gốc cây trâm bầu được xác định là xuất phát từ Campuchia. Tại đất nước Campuchia, người dân gọi trâm bầu với cái tên Song ke. Ngày nay, trâm bầu phân bố nhiều ở Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam.

Ở nước ta, trâm bầu có ở khắp các vùng quê nhưng có nhiều ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Riêng ở tỉnh Quảng Bình nổi tiếng có rừng trâm bầu chắn cát có độ tuổi hơn 460 năm tại thôn Thanh Bình, xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch.

Trước đây, cây trâm bầu mọc hoang rất nhiều nhưng hiện nay trâm bầu mọc hoang rất ít do bị chặt phá. Thi thoảng thấy trâm bầu được trồng ở hàng rào, trong vườn nhà hoặc được trồng để thu hái làm dược liệu.

3. Bộ phận sử dụng làm thuốc

Cây trâm bầu cho bộ phận lá, rễ, vỏ cây và hạt để sử dụng làm thuốc trị bệnh.

Người dân tiến hành thu hái bộ phận lá và bộ phận rễ và vỏ cây quanh năm. Sau khi thu hái cần làm sạch, phơi khô, bảo quản trong túi kín, để nơi khô ráo, tránh nơi ẩm ướt và ánh sáng mặt trời trực tiếp.

Đối với quả, thường được thu hái vào mùa thu đông hàng năm. Thu hái quả xong cần phơi khô để tách lấy hạt. Hạt được phơi hoặc sấy khô dùng dần, tránh để nơi ẩm mốc.

 

Hình ảnh quả trâm bầu quen thuộc với người dân Nam bộ

Hình ảnh quả trâm bầu quen thuộc với người dân Nam bộ

 

II- CÔNG DỤNG TRỊ BỆNH CỦA TRÂM BẦU

Cây trâm bầu không chỉ được sử dụng làm dược liệu tại Việt Nam, mà nhiều nước trên thế giới cũng sử dụng trâm bầu để trị bệnh. Người dân dùng lá trâm bầu để sát trùng với vết thương ngoài da, bào chế thuốc chữa sốt rét rừng, trị một số bệnh về gan mật… Người dân Thái Lan còn sử dụng lá trâm bầu để tẩy giun sán và giảm đau ở các cơ…Dưới đây là một số công dụng chính của dược liệu trâm bầu:

1. Tẩy giun, sán:

Các nhà khoa học đã chỉ ra trong hạt trâm bầu có thành phần hóa học như tanin, dầu béo, axit béo, oxalat calcium, axit oxalic tự do... Các hợp chất này có tác dụng trừ diệt giun. Các nhà khoa học đã nhận định, hạt trâm bầu có tác dụng tẩy giun đạt 70% so với thuốc Piperazin. Ở Campuchia, Thái Lan, người dân dùng hạt cây trâm bầu tẩy giun.

Trong nhân dân ta từ xưa đã sử dụng hạt trâm bầu để tẩy giun sán bằng những cách sau:

Bài 1: Sử dụng hạt trâm bầu nghiền nát và lá mơ lông (tức mơ tam thể) thái nhỏ, hai vị này có lượng bằng nhau, trộn đều . Lấy hỗn hợp này thú với bột làm bánh rồi nặn bánh hấp ăn vào buổi sáng mới thức giấc khi bụng còn rỗng.

Bài 2: Lấy hạt trâm bầu khô nướng qua lửa rồi tán nhỏ mịn, ăn cùng với quả chuối chín lúc bụng còn đói. Đối với người trưởng thành dùng từ 10 đến15 hạt, trẻ em dùng từ 5 đến 10 hạt.

2. Kháng ung thư: 

Tại Hoa Kỳ, bang Arizone, GS Pettit (GĐ Viện nghiên cứu ung thư) và các nhà nghiên cứu khác đã tìm thấy chất Combretastatin trong vỏ cây trâm bầu. Họ đã chuyển chất này sang dạng muối phosphat hòa tan trong nước và làm thành thuốc viên. Sau đó nhóm nghiên cứu này đã chứng minh tác dụng của chất Combretastatin khi dùng chung với carboplatin, cisplatin, vinblastin (các chất kháng ung thư), đồng thời xạ trị/hóa trị, có khả năng đẩy lùi tới 95% tế bào ung thư. Các tác giả của nhóm nghiên cứu này đã giải thích: chất Combretastatin đã ngăn cản lưu lượng máu, ức chế quá trình vận chuyển oxygen tới các tế bào ung thư từ đó ngăn cản sự phát triển của chúng.

Bên cạnh đó, có một nghiên cứu khác cũng đã chứng minh tính kháng ung thư của cây trâm bầu vào năm 2000. Đó là nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học Toyama (Nhật Bản) kết hợp với GS. Trần kim Quy (ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM). Nhóm nghiên cứu này tìm thấy trong lá cây trâm bầu có 7 chất mang cấu trúc saponin triterpene dạng cycloartan có tác dụng ức chế độc tính của chủng tế bào ung thư 26L5.

3. Bảo vệ gan

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành phân lập và xác định cấu trúc của hơn 30 chất trong dịch chiết Metanol của lá và hạt trâm bầu có tác dụng bảo vệ tế  các tế bào gan. Trong dân gian, trâm bầu kết hợp với cây nhân trân cũng có tác dụng lợi gan mật.

4. Lợi mật:

Trong dân gian thường lưu truyền bài thuốc bổ đắng từ lá trâm bầu có tác dụng lợi mật. Thực vậy, nếu uống nước sắc từ lá trâm bầu sẽ khiến cho cơ thể tăng tiết mật làm cho quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn, khiến bạn có cảm giác thèm ăn nhiều hơn.

5. Lợi tiểu: 

Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy nước sắc lá trâm bầu làm cho cơ thể người tiết ra nhiều nước tiểu hơn nhưng mức độ bài tiết nước tiểu lại chậm hơn so với Furosemid. Đồng thời tác dụng này của lá trâm bầu lại kéo dài trong nhiều giờ đồng hồ sau khi sử dụng nước sắc lá trâm bầu. Điều này giúp cơ thể bạn có thể thải độc một cách an toàn mà không lo tai biến.

6. Giảm mỡ máu, đường huyết

Theo Natrue New, Tạp chí Journal of Ayurveda and Integrative Medicine của Hà Lan, đã công bố công trình nghiên cứu khoa học về dịch chiết xuất từ cây trâm bầu có tác dụng giảm đường và mỡ trong máu.

Một số các nghiên cứu khác đã chỉ ra cây trâm bầu chứa polyphenol, axít gallic; các chất này có hoạt tính chống viêm và chống ô xy hóa dẫn đến có khả năng hỗ trợ bệnh nhân đái tháo đường và trợ tim.

Vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu khác, trừ tiền,...: Khổ Qua - Công Dụng - Liều Dùng - Lợi Ích

Vị thuốc trâm bầu

 

III- LƯU Ý KHI DÙNG

Cây trâm bầu là loài cây mọc hoang, hay được trồng nhiều ở bờ kênh các vùng Đông nam bộ của nước ta. Người dân sử dụng cây trâm bầu để làm thuốc trị một số bệnh. Tuy nhiên cũng cần lưu ý một số điểm chính sau đây khi sử dụng cây trâm bầu làm thuốc:

  • Cần phải vô cần thận trọng khi dùng vị thuốc làm từ cây trâm bầu cho người đang mang thai và cho con bú. Hơn hết luôn cần sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn.
  • Dịch chiết xuất từ cây trâm bầu hay nước sắc cây trâm bầu có tác dụng bổ gan, mật, lợi tiểu. Nên cần phải lưu ý khi sử dụng kết hợp với các loại thuốc tác động đến men gan, hệ bài tiết…
  • Đối với việc sử dụng hạt trâm bầu làm thuốc tẩy giun cần chú ý: thuốc tẩy giun có thể làm bạn bị nấc cụt sau khi uống do trong thành phần của hạt trâm bầu chứa chất oxalate calcium. Tuy nhiên phản ứng này không hề có hại. Không cần quá lo lắng, chỉ một lúc sau sẽ hết nấc cụt, cơ thể lại trở lại cân bằng.
  • Cây bạc thau, dây leo cũng gọi là cây trâm bầu, cây này thường trồng leo nơi bờ rào hoặc leo giàn cho bóng mát, làm cảnh, hoa màu tím hồng. Lưu ý không nhầm lẫn trong sử dụng.

About
Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Cây Trâm Bầu - Các Công Dụng Trị Bệnh - Lưu Ý Khi Dùng

Quản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Nhấn vào đây để đánh giá
Hỗ trợ 24/7
Bảo mật thanh toán
0.16179 sec| 1622.328 kb