Trần bì là gì? Trần bì có công dụng gì? Trần bì vốn là một trong những vị thuốc khá phổ biến trong y học cổ truyền, rất dễ tìm, thường được dùng trong các bài thuốc chữa ợ hơi, khó tiêu, đầy bụng, kém ăn, ho có đờm, tiêu chảy, nôn mửa…nên được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.
Xem thêm bài viết : Vị thuốc cây bướm bạc và tác dụng trị bệnh
Trong bài viết này, mời quý vị và các bạn cùng tìm hiểu những thông tin xung quanh vị thuốc này nhé.
GIỚI THIỆU VỊ THUỐC TRẦN BÌ
Tên gọi trần bì
– Tên thường gọi: Trần bì
– Tên gọi khác: vỏ quýt, quất bì, tần hội bì, quảng trần bì, quất trần bì.
– Tên tiếng Trung: 陈皮 Tên khoa học: Citrus deliciosa Tenore
– Họ khoa học: – Họ Cam (Rutaceae).
Cây quýt và dược liệu trần bì
Đặc điểm hình thái
Trần bì vốn là một bộ phận vỏ của cây quýt đã chín vàng, đã trải qua khâu bào chế. Cây quýt (cây trần bì) thuộc giống cây nhỏ, thân cây dựng đứng những cành gai nhọn. Lá quýt là loại lá đơn, mọc so le nhau, méo lá có hình răng cưa.
Hoa quýt là loại hoa màu trắng, thường mọc đơn độc tại các kẽ lá. Quả quýt (hay còn gọi là quả tắc) có màu vàng hoặc vàng đỏ, hình cầu hoặc hình hơi tròn, dẹt. Phần vỏ hơi sần sùi hoặc nhẵn bóng, dễ bóc và mùi thơm đặc biệt.
Mô tả dược liệu
Theo Dược Tài Học, trần bì và quảng trần bì có hình dáng khác nhau như:
– Trần bì: Trần bì thường được cắt làm 4 miếng, mỗi miếng chủ yếu là hình bầu dục, chỗ phần cuống quả liền lại, có lúc lại là miếng vỏ tách rời ra hoặc thành hình xiên chéo. Mặt bên ngoài màu vàng hoặc màu nâu đỏ, có các đường nhăn, điểm lõm nhỏ hình tròn, mang ra ánh sáng sẽ thấy có điểm lõm nhỏ nhưng không rõ lắm.
Hình ảnh vị thuốc trần bì
Trần bì mềm nhưng khi khô thì giòn, có nhiều gân xơ không đều nhau, cũng có nhiều điểm nhỏ lõm xuống. Trần bì khó bẻ gãy, mềm nhũn và chỗ gãy thì không bằng. Mùi thơm, vị hơi ngọt sau đó thấy đắng, cay
– Quảng trần bì: Thường được dùng để bóc thành 5 miếng hoặc được xé rời thành từng miếng. Mặt bên ngoài có màu nâu hồng nhạt hoặc màu tía, có nhiều điểm lõm hình tròn, nhiều đường nhăn. Khi đưa ra sáng thấy có màu hơi thấu sang. Mặt trong là màu vàng trắng ngà, lồi lõm, phần các gân xơ không đều, cũng thấy khá nhiều điểm nhỏ lõm xuống. Mềm nhũn và khó bẻ gãy, chỗ gãy thì không bằng được.
Phân bố địa lý
Cây trần bì, cây quýt được trồng khá nhiều tại các tỉnh của Trung Quốc. Ở nước ta, cây quýt được trồng rải rác chủ yếu ở những tỉnh miền Bắc và Nam, phổ biến nhất là Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Huế, Quảng Bình, Nam Định, Hà Tĩnh, Quảng Trị,…trồng chủ yếu để ăn quả là chính.
Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản
– Bộ phận sử dụng: Dùng phần vỏ quýt đã chín để bào chế thành thuốc.
– Thu hái: Chỉ thu hái những quả đã chín vàng, thời điểm tốt nhất là thu hoạch vào mùa xuân hoặc mùa đông (từ tháng 11 năm nay đến tháng 1 năm sau).
– Chế biến: Cách làm trần bì khá đơn giản, chỉ cần dùng tay bóc hoặc sử dụng dụng cụ để bóc lấy phần vỏ, mang rửa sơ qua nước để loại bỏ bớt tạp chất, bụi bẩn, vi khuẩn. Sau đó, mang thái từng thành đoạn nhỏ rồi mang phơi khô từ 2-3 ngày nắng cho khô hoặc mang sấy khô.
– Bảo quản: Trần bì được bảo quản khi bọc kín, tại nơi nhiệt độ phòng, thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Càng để lâu càng tốt.
Trần bì thực chất là vỏ quýt phơi khô
Thành phần hóa học của trần bì
Trần bì có chứa khoảng 2% tinh dầu, đây cũng là thành phần chính và mag đến tác dụng chữa bệnh chủ đạo. Những hoạt chất này đóng vai trò là thành phần tinh dầu quan trọng như limonene, isopropenyl-toluen, humulene, hesperidin, vitamin B1, vitamin C,v.v.
TÁC DỤNG CỦA TRẦN BÌ
Theo y học cổ truyền, trần bì có vị khổ, tân tính ôn, quy vào các kinh Phế-Tỳ, có công năng kiện tỳ, lý khí, chỉ tả, chỉ nôn, táo thấp, hóa đờm, chống viêm. Trong sách Trung Dược Học, trần bì có công dụng kích thích tiêu hóa, hóa đờm, làm giảm hưng phấn,ức chế một số loại vi khuẩn, ức chế sự co thắt tử cung nên thường được sử dụng để chữa các chứng bụng khó tiêu, đầy bụng, ho nhiều hóa đờm, cao huyết áp.
Theo nghiên cứu y học hiện đại, trần bì có tính ấm, vị cay, hơi đắng nên thường được chỉ định để điều trị, phòng chống, kiểm soát và cải thiện một số triệu chứng, hội chứng như:
– Hen suyễn: Trần bì có khả năng tác động trực tiếp lên hệ hô hấp, làm giãn phế quản và tăng lượng dịch tiết, làm loãng đờm, giúp cho bệnh nhân dễ khạc được đờm ra ngoài. Do đó, trần bì có khả năng cải thiện những triệu chứng về bệnh hen suyễn, ngăn chặn được tình trạng co thắt phế quản do những tác nhân gây hen suyễn gây nên.
– Kháng khuẩn: Trần bì có khả năng ức chế sự phát triển và sinh trưởng của các loại vi khuẩn, bao gồm trực khuẩn và tụ cầu, các tác nhân gây viêm phế quản, viêm loét dạ dày tá tràng.
– Khó tiêu: Tinh dầu của trần bì có công dụng kích thích nhẹ đường tiêu hóa, giúp bài trừ khí trệ, tăng tiết dịch vị, điều trị chứng khó tiêu hiệu quả.
Ngoài ra, trần bì còn có một số công dụng khác như lợi mật, chống dị ứng, ức chế cơ trơn tử cung, giảm ho…
Cơ chế tác động của tần bì
Cơ chế tác động chính của dược liệu trần bì là tác dụng kích thích sự thèm ăn và cải thiện các chức năng của hệ miễn dịch.
Liều dùng, cách dùng trần bì
– Liều dùng: Dùng mỗi lần khoảng từ 4 – 12 gram, tùy theo tình trạng bệnh và đối tượng dùng mà nên có liều dùng sao cho phù hợp.
– Cách dùng: Trần bì được sử dụng để sắc lấy nước hoặc tán thành bột mịn để làm viên hoàn. Đối với dạng sắc, nên dùng thuốc khi còn nóng, nếu nguội có thể hâm nóng lại trước khi dùng.
Trần bì mang đến công dụng chữa bệnh rất hiệu quả
MỘT SỐ BÀI THUỐC TỪ DƯỢC LIỆU TRẦN BÌ
Bài thuốc sử dụng trần bì dành cho người lớn
– Trần bì dùng để chữa tiêu chảy
Dùng lượng bằng nhau trần bì hậu phá, thương truật, cam thảo, mang tất cả những vị thuốc này trộn lên và tán thành bột mịn. Dùng mỗi lần 4-6g, uống ngày từ 2-3 lần. Với những vị thuốc này, có thể dùng ở dạng sắc nước uống.
Ngoài ra, cũng có thể áp dụng bài thuốc dùng 8g tam khương kết hợp cùng 12g trần bì, mang cả 2 vị thuốc này sắc uống cùng nhau, uống khi còn nóng để mang đến hiệu quả.
– Bài thuốc trần bì chữa ăn uống không tiêu, suy yếu, tạng phụ không điều hòa
Dùng mỗi vị 40g trần bì, chỉ thực (đã sao vàng), 80g bạch truật. Mang tất cả những vị thuốc trên tán thành bột mịn rồi làm thành viên hoan, kích thước mỗi viên hoàn bằng hạt đậu xanh. Dùng mỗi lần 50 viên, uống cùng nước, uống sau khi đã ăn no.
– Bài thuốc trần bì chữa tiêu chảy kèm với đau bụng
Dùng mỗi vị 8g bạch thược, phòng phong, 6g trần bì và 12g bạch truật. Mang tất cả những vị thuốc này sao vàng, sắc cùng với 5 phần nước, đến khi còn 2 phần thì để dùng. Hoặc mang một thang thuốc đã sao vàng, tán thành bột mịn, mỗi lần dùng khoảng 4-6g, mỗi ngày dùng từ 2-3 lần sau bữa ăn.
Trần bì được dùng trong nhiều bài thuốc khác nhau
– Bài thuốc trần bì chữa viêm phế quản cấp tính
Dùng khoảng 1000g cam thảo, 125g cát cánh, 500g trần bì, mang tất cả những vị thuốc này tán thành bột mịn, làm thành viên hoàn. Dùng 8g cho mỗi lần uống, mỗi ngày uống 2 lần vào sáng và tối.
– Bài thuốc trần bì giúp giải rượu
Dùng 30g trần bì, 5g sinh khương cùng với 2 quả ô mai mơ (bỏ phần bột), đem những vị thuốc trên thái nhỏ rồi nấu với nước, để nước bớt nguội rồi dùng.
– Bài thuốc trần bì chữa gan nhiễm mỡ
Dùng mỗi vị 3g trần bì và hoa trà kết hợp cùng với 5g bạch linh. Mang tất cả những vật liệu trên đun để lấy nước dùng.
Bài thuốc trần bì dành cho trẻ em
– Bài thuốc trần bì chữa tỳ cam, tiêu chảy
Dùng mỗi vị 20g thanh bì, chích thảo và mỗi vị 40g trần bì, kha tử nhục. Mang tất cả những vị thuốc trên tán thành bột mịn, mỗi ngày dùng 8g, sắc cùng với 1 chén nước cô đặc đến khi còn nửa chén để uống. Dùng khi còn nóng, trước mỗi bữa ăn.
– Bài thuốc trần bì chữa rối loạn tiêu hóa, trẻ em bị suy dinh dưỡng
Dùng mỗi vị 8g bạch truật, bạch linh, đảng sâm kết hợp cùng 4g chích thảo, 6g trần bì. Đem một thang thuốc trên sắc lấy nước để dùng hoặc có thể tán thành bột mịn, hòa cùng với nước để dùng.
Kiêng kỵ khi dùng trần bì
– Người bệnh không được lạm dụng trần bì với liều lượng quá nhiều vì có thể gây hại đến nguyên khí.
– Không dùng trần bì để điều trị bệnh lý cho các đối tượng bị mẫn cảm, dị ứng với một số thành phần trong dược liệu này cùng một số đối tượng như ho khan, thổ huyết, âm hư, thực nhiệt, khí hư.
Trần bì mua ở đâu? Bạn có thể mua trần bì tại các cơ sở bán thuốc Đông y hoặc các nhà thuốc Đông y gia truyền. Tuy nhiên, cần phải tham khảo ý kiến thầy thuốc, bác sĩ và người có chuyên môn trước khi sử dụng.
Quản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm