Vị thuốc cây bướm bạc và tác dụng trị bệnh

- Dược liệu
Vị thuốc cây bướm bạc và tác dụng trị bệnh

Từ rất lâu, cây bướm bạc đã được sử dụng để làm dược liệu điều trị bệnh của Đông y.

Vị thuốc này không chỉ có công dụng thanh nhiệt, tiêu viêm mà còn có tác dụng chữa say nắng, cảm nắng. Bài viết sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn những công dụng và tác dụng chữa bệnh của cây bướm bạc đối với sức khỏe cũng như cách dùng loại thảo dược này sao cho hiệu quả. 

GIỚI THIỆU CÂY BƯỚM BẠC 

Tên gọi 

– Tên thường gọi: Cây bướm bạc 

– Tên gọi khác: cây bươm bướm, cây bướm trắng, bướm chùa, hoa bướm. 

– Tên khoa học: Mussaenda pubescens Ait. f., thuộc họ Cà phê – Rubiaceae.

Cây dược liệu cây Bướm bạc, Bươm bướm, Bứa chùa - Mussaenda pubescens Ait. f | YDHVN.COM

Hình ảnh cây bươm bạc

Hình ảnh cây bướm bạc

Đặc điểm thực vật 

Cây bướm bạc là loại cây nhỏ, mọc trườn cao khoảng từ 1m đến 2m. Những cành của cây bướm bạc có chứa lông mịn, lá mọc đối nhau, mặt trên là màu xanh lục sẫm, mặt dưới là lớp lông tơ mịn. Những cụm hoa xim mọc tại đầu cành. Phần hoa màu vàng phát triển thành từng bản màu trắng.

Trước khi ra hoa, cành xuất hiện một chùm lá bắc có màu trắng, trông giống như hình trứng rủ, khá giống với những cánh bướm đang bao bọc từng bông hoa rất đẹp mắt được gọi là hoa bươm bướm.

Quả của cây bướm bạc có chứa các hạt nhỏ màu đen, trong vỏ có chứa các chất dính dạng hình cầu. Cây thường ra hoa và kết quả vào mùa hè. 

Bộ phận dùng làm thuốc

Bộ phận được dùng làm thuốc là hoa, thân và rễ của cây. 

Phân bố địa lý 

Cây bướm bạc mọc hoang ở khắp các vùng đồi núi Trung Quốc. Tại Việt Nam, cây bướm trắng mọc rải rác tại khắp các tỉnh thành phía Bắc. 

Thu hái, chế biến và bảo quản 

Cây được thu hái các bộ phận rễ và thân suốt quanh năm, còn hoa thì được thu hoạch vào khoảng từ tháng 6 đến tháng 7 hàng năm. Những bộ phận của cây dùng khô hay dùng tươi đều được. Nếu như sử dụng dùng khô thì mang rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. 

Bảo quản cây tại những nơi thoáng mát, nhiệt độ phòng, cần đóng gói dược liệu thật kĩ càng trong bao bì sau mỗi lần dùng với thuốc sấy khô. 

Bướm bạc và những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Hoa cây bướm bạc

Hoa của cây bướm bạc có màu trắng trông rất đẹp mắt

Thành phần hóa học

Theo các nghiên cứu y học hiện đại, thành phần chủ yếu của cây bướm bạc là những hợp chất axit hữu cơ và axit amin. Trong lá của cây bướm trắng có chứa hợp chất acid amin, phenol, acid hữu cơ, đường, beta-sitosterol. Phần thân cây có chứa thành phần  beta-sitosterol và acid arjunolic.

Đây là những chất chính có chứa trong thảo dược. Ngoài ra, cây còn có chứa một số thành phần thiết yếu khác. Bướm bạc hoa trắng có tính mát, vị hơi ngọt nên khá dễ dàng để sử dụng. 

TÁC DỤNG CỦA CÂY BƯỚM BẠC 

Theo Đông y, cây bướm bạc có vị ngọt, tính mát mang đến công dụng giải biểu (làm ra mồ hôi đưa tà khí ra ngoài), thanh nhiệt, hòa lý, khai uất, tiêu viêm, lương huyết (làm mát). 

Theo y học hiện đại, trong cây bướm bạc có chứa nhiều thành phần acid amin và acid hữu cơ mang đến nhiều giá trị trong việc hỗ trợ điều trị bệnh. Một số công dụng mà loại thảo dược này mang đến cho người sử dụng, cụ thể như:

– Hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc, làm mát gan, bảo vệ gan cho cơ thể. 

– Điều trị sổ mũi, chữa say nắng. 

– Hỗ trợ điều trị hen suyễn, ho hen, ho có đờm. 

– Hỗ trợ làm lành vết thương: chấn thương, gãy xương, điều trị phong tê thấp. 

– Hỗ trợ điều trị ra mồ hôi trộm. 

– Hỗ trợ điều trị một số bệnh ngoài da như mụn nhọt, lở loét, chốc ghẻ. 

buom bac lam thuoc

Mỗi bộ phận của cây đều có thể dùng làm thuốc

Ngoài ra, từng bộ phận của cây bướm bạc cũng mang đến các công dụng riêng như:

– Hoa của cây bướm bạc: Sử dụng làm thuốc chữa ho hen, thuốc lợi tiểu, sốt cách nhật. Dùng bên ngoài giã nát và đắp lên những vùng gãy xương, sưng tấy. 

– Rễ, cành và thân của cây bướm bạc: Được sử dụng để làm thuốc chữa tê thấp, giảm đau, khí hư bạch đới (chán ăn, mệt mỏi, dịch âm đạo trắng xuất hiện bất thường…)

– Viện Y học cổ truyền đã xây dựng một phác đồ điều trị viêm họng đỏ, ho hoặc amidan cấp với lá và thân cây bướm bạc với liều sắc 150g/ngày, dùng sắc uống trong 3 ngày. 

Cách dùng và liều dùng 

Tùy theo từng mục đích chữa bệnh và bài thuốc mà có thể sử dụng dược liệu này theo nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn như sắc lấy nước để uống, tán thành bột mịn, dùng làm viên hoàn hoặc dùng ngoài da. Cụ thể:

– Đối với dùng toàn cây: Dùng 15-30g dưới dạng thuốc sắc. 

– Đối với dùng hoa: Dùng khoảng 6-12g dưới dạng thuốc sắc, nếu dùng ngoài không kể liều lượng. 

– Đối với dùng rễ: Sử dụng từ 10-20g dưới dạng thuốc sắc. 

– Đối với dùng cành, thân lá: Dùng từ 6-12g. 

Đối tượng nên dùng cây bươm bướm 

– Người bị say nắng, sổ mũi.

– Người bị ho hen, hen suyễn. 

– Người bị phong tê thấp, chấn thương, gãy xương. 

– Người bị mắc các bệnh ngoài da như: lở loét, mụn nhọt, chốc ghẻ. 

– Không dùng cho phụ nữ có thai, trẻ nhỏ hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vị dược liệu. 

Rễ bướm bạc dùng sắc thuốc giảm đau

Cây bướm bạc là vị thuốc không dùng cho phụ nữ có thai và trẻ nhỏ

MỘT SỐ BÀI THUỐC HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BỆNH TỪ CÂY BƯỚM BẠC 

Bài thuốc dùng để phòng ngừa say nắng 

Dùng khoảng 60-90g thảo dược mang đi rửa sạch, loại bỏ các tạp chất và bụi bẩn. Sau đó, mang nấu cùng với lượng nước phù hợp, sử dụng để thay thế nước hàng ngày. 

Bài thuốc dùng chữa bệnh sổ mũi, say nắng 

Dùng 3g bạc hà, 12g cây bướm bạc, 10g lá ngũ tráo. Mang tất cả những nguyên liệu này rửa sạch, để ráo nước, đun sôi cùng với nước để sử dụng thay thế cho nước trà hàng ngày. 

Bài thuốc cây bướm bạc giúp chữa viêm thận 

Dùng khoảng 20g dây kim ngân tươi, 40g cành lá thảo dược, 30g thân thảo dược, 30g mã đề. Mang thang thuốc này sắc uống cùng với 5 phần nước, sắc đến khi cô đặc lại chỉ còn 2 phần thì dùng. Uống trong khi thuốc vẫn còn nóng để mang đến hiệu quả tốt nhất. 

Bài thuốc chữa bệnh táo bón, đái buốt 

Dùng 20g hành tăm, 60g thân cây bướm trắng. Mang cả hai vị dược liệu này rửa sạch, để ráo nước, sắc kỹ cùng với nước để dùng. Sử dụng trong lúc thuốc vẫn còn nóng sẽ mang đến công dụng tốt hơn. 

Bài thuốc dùng chữa bệnh đau nhức xương khớp 

Dùng từ 10-20g rễ bướm bạc, rửa sạch và loại bỏ toàn bộ đất cát, bụi bẩn. Sắc cùng với 200ml-250ml nước và sử dụng. Hoặc cũng có thể dùng bài thuốc gồm mỗi vị 30g rễ bướm bạc, thổ phục linh, cốt toái bổ, thiên niên kiện, bạch chỉ 20g.

Bài thuốc Y học cổ truyền từ cây bướm bạc

Vị thuốc cây bướm bạc có thể dùng để sắc uống

Mang tất cả những vị thuốc này đun sôi với nước để dùng. Ngoài ra, sử dụng thêm dược liệu giã nát để đắp lên vùng bị đau nhức sẽ thấy nhanh khỏi hơn. 

Bài thuốc cây bướm bạc chữa bệnh chàm 

Dùng lượng bằng nhau lá đào, hoa bươm bướm, lá đào. Rửa sạch tất cả các dược liệu này để loại bỏ tạp chất, bụi bẩn rồi mang giã nhỏ, đắp vào nơi bị bệnh chàm. 

Bài thuốc cây bướm bạc để điều trị lở loét da

Dùng lá cây mướp tươi và lá cây bướm bạc với lượng bằng nhau. Mang đi rửa sạch, để ráo nước và giã nát, lấy bã đắp vào vùng bị lở loét da và cố định lại, sau đó rửa sạch với nước. 

Bài thuốc cây bướm bạc chữa bệnh chốc đầu 

Dùng 30g hoa cây bươm bướm, 25g bồ kết, 100ml mật lợn. Mang tất cả những nguyên liệu này đun sôi cùng nước, lấy nước vừa nấu để gội đầu đến khi bệnh tình cải thiện.

Trong quá trình sử dụng cây bướm bạc dược liệu để chữa bệnh, người dùng không nên lạm dụng quá nhiều, hiệu quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người. Tốt hơn hết, người bệnh nên kiên trì sử dụng một cách khoa học để thấy hiệu quả. Hi vọng, những thông tin này sẽ mang đến sự hữu ích dành cho quý vị và các bạn. 


About
Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Vị thuốc cây bướm bạc và tác dụng trị bệnh

Quản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Nhấn vào đây để đánh giá
Hỗ trợ 24/7
Bảo mật thanh toán
0.16842 sec| 1624.75 kb