Dược liệu Bạch Chỉ: Tác dụng trị bệnh và cách dùng an toàn

- Dược liệu
Dược liệu Bạch Chỉ: Tác dụng trị bệnh và cách dùng an toàn

Cây bạch chỉ có phần rễ (củ) được sử dụng để làm thuốc, được trồng bổ biến ở các tỉnh vùng núi. Bạch chỉ có tác dụng giảm đau, chống viêm,... thường được dùng với các dược liệu khác để điều trị một số bệnh như đau nửa đầu, hôi miệng, cảm lạnh...

Bạch chỉ là dược liệu quý có tên trong Danh mục những cây thuốc thiết yếu trong Y học cổ truyền Việt Nam. Cây này có nguồn gốc từ Trung Quốc, ngày nay được trồng rộng rãi ở nước ta để lấy củ làm dược liệu. Củ bạch chỉ có tác dụng chống viêm, giảm đau, giải tỏa căng thẳng thần kinh… Cùng đọc bài viết để tìm hiểu chi tiết về dược liệu bạch chỉ, công dụng và những cách trị bệnh.

Cây bạch chỉ
Cây bạch chỉ có mùi thơm dịu nhẹ

TÊN GỌI CỦA BẠCH CHỈ

  • Tên tiếng Việt: Bạch chỉ, Hàng Châu bạch chỉ, Hương bạch chỉ…
  • Tên khoa học: Angelica Dahurica Benth. Et Hook.
  • Họ: Apiaceae (tức họ Hoa tán)

MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT

Cây bạch chỉ là một trong những cây nằm trong danh mục những cây thuốc thiết yếu trong y học cổ truyền Việt Nam. Cây này phát triển phù hợp tại các vùng đồng bằng và đồi núi những nơi có khí hậu mát mẻ quanh năm.

Trên thế giới, cây bạch chỉ tìm thấy nhiều ở các vùng Đông bắc Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và phía Đông siberi. Cây này được đưa về nước ta và trồng nhiều ở các vùng Sapa (Lao Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Đà Lạt (Lâm Đồng). Hay tại Đại học Nông nghiệp Hà Nội (Gia Lâm – Hà Nội), các nhà nghiên cứu đã đưa ra kỹ thuật trồng cây bạch chỉ để nhân giống rộng rãi trong nhân dân.

Bạch chỉ là loài cây thân thảo sống lâu năm. Toàn cây tỏa ra mùi thơm nhẹ, rất dễ chịu. Thân cây có chiều cao khoảng 1,25m đến 1,5m tùy thổ nhưỡng, khí hậu và kỹ thuật canh tác). Quan sát bằng mắt thường thấy bề ngoài thân cây có màu tía, đường kính dài khoảng 2-3cn, bẻ thân cây ra thì thấy bên trong rỗng. Toàn thân cây nhẵn bóng, nhưng phần nối liền với cụm hoa có một chút lông tơ.

Cây bạch chỉ có những lá to, cuống lá dài tới 2cm. Các phiến lá dài rộng, phát triển thành từng bẹ bao bọc lấy thân cây. Phần mép lá có phủ lớp lông mỏng, mép tạo hình răng cưa.

Dược liệu bạch chỉ
Hoa bạch chỉ mọc thành chùm với phần cuống dài

Cây bạch chỉ thường trổ hoa vào mùa hè, khoảng than 4 , tháng 5. Hoa bạch chỉ trổ ra từ kẽ lá và ở đầu ngọn thành tán kép. Hoa màu trắng muốt tỏa tròn có 2 phần cuống, cuống chính nối liền với thân cây dài 3-4cm và các cuống phụ dài khoảng chừng 1cm. Thường vào tháng 6, tháng 7 hàng năm cây bạch chỉ kết quả. Quả bạch chỉ hình bầu dục dài khoảng 4-6mm.

BỘ PHẬN SỬ DỤNG LÀM DƯỢC LIỆU

Cây bạch chỉ cho bộ phận rễ, củ làm dược liệu. Củ bạch chỉ hình trụ, bề ngoài có màu nâu nhạt hoặc màu vàng nhạt. Mỗi củ có kích thước chừng 3-5cm. Khi bẻ phần rễ củ ra sẽ nhận thấy mùi thơm dịu nhẹ, rất dễ chịu. Bên trong rễ rất ít xơ, phần thịt màu trắng ngà rất mềm và có nhiều bột.

Rễ bạch chỉ làm thuốc
Hình dáng rễ (củ) cây bạch chỉ dùng để làm thuốc

THU HÁI VÀ SƠ CHẾ

Người dân thường thu hái bạch chỉ vào mùa thu đông. Những cây có độ tuổi từ 10 tháng trở lên đã có thể thu hoạch. Người ta nhổ cả cây để lấy phần củ rế. Cắt hết phần cây, thân, cổ và các rễ con mọc xung quanh chỉ giữ lại phần củ rễ chính, sau đó rửa sạch.

Sơ chế bạch chỉ như sau: Lấy phần củ cây bạch chỉ đã rửa sạch, đem đốt sơ rồi cho vào vại có vôi đậy nắp kín trong 1 tuần, rồi đem đi phơi hoặc sấy dưới nhiệt độ thấp cho đến khi khô. Cũng có thể sơ chế bạch chỉ bằng cách xông lưu huỳnh. Sau khi ủ trong vại vôi 1 tuần thì lấy bạch chỉ ra cho vào lò xông lưu huỳnh cho đến khi trắng là thành phẩm.

Củ bạch chỉ
Củ bạch chỉ được thu hái, thái lát và phơi khô

TÁC DỤNG CỦA BẠCH CHỈ

Bạch chỉ là loại thảo dược quý. Củ bạch chỉ có nhiều công dụng tốt trong điều trị bệnh. Các nhà khoa học đã đưa ra những tác dụng của bạch chỉ như sau:

Kháng khuẩn

Trong củ bạch chỉ có chứa 2 hoạt chất là Shigella và Salmonella. Hai chất này có tác dụng tuyệt vời trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệu hiệu quả đối với các chứng bệnh ngoài da.

Giảm đau

Từ xa xưa, dân gian đã lưu truyền bài thuốc trị đau đầu, đau nhức răng từ củ bạch chỉ. Ngày nay, các nhà khoa học hiện đại đã chỉ ra dược liệu bạch chỉ chứa rất nhiều axit Acetic (lượng dung dịch này lên tới 6%) có tác dụng vô cùng hiệu quả trong điều trị giảm đau.

Giải tỏa căng thẳng thần kinh

Củ bạch chỉ chứa tinh dầu thơm. Khi bẻ đôi củ và đưa lên gần mũi bạn sẽ cảm nhận được một mùi thơm nhẹ vô cùng dễ chịu. Đối với các nhà khoa học hiện đại thì đây là các chất gây hưng phấn thần kinh, có khả năng giảm thiểu các stress do căng thẳng thần kinh gây nên.

Chống viêm

Vị thuốc bạch chỉ được sử dụng trong cả Tây y và Đông y như một loại thuốc chống viêm, ức chế sự phát triển của mầm bệnh. Trên thế giới sử dụng bột bạch chỉ để bào chế thuốc chống viêm tai mũi họng…

CÁCH SỬ DỤNG BẠCH CHỈ AN TOÀN

Trong Đông y, Bạch chỉ có vị cay tính ấm; quy vào các kinh Phế, Vị, Đại trường. Vị thuốc này được sử dụng để chữa trị các bệnh đau đầu, đau nhức chân răng, hoa mắt chóng mặt, viêm tai-mũi-họng, hạ sốt, các bệnh viêm nhiễm ngoài da và chữa tiểu tiện ra máu.

Các thầy thuốc Đông y đưa ra liều lượng sử dụng vị thuốc bạch chỉ mỗi ngày từ 3 – 6g và được sử dụng với các cách sau: Sắc uống, Tán bột làm hoàn, Nấu nước để tắm hoặc xông.

Cách dùng bạch chỉ
Củ Bạch chỉ nghiền thành bột để sử dụng

Dưới đây là một số cách dùng bạch chỉ để chữa bệnh.

Bài thuốc chữa cảm lạnh

Lấy các vị sau Bạch chỉ, đậu khấu, cam thảo, thông bạch mỗi loại 3gram, cùng với sinh khương 5gram và đại táo 6gram. Đem tất cả các vị ấy với liều lượng như trên sắc nước uống cho toát mồ hôi sẽ hết bệnh.

Bài thuốc chữa mụn nhọt mưng mủ gây nóng sốt

Lấy các vị Bạch chỉ, thanh bì, xương truật mỗi vị 3gram cùng với tạo giác thích 2gram, đương quy 4gam và 6gram ý dĩ. Đem sắc mỗi ngày 1 thang, lọc lấy nước uống trong ngày.

Bài thuốc chữa hôi miệng

Sử dụng vị thuốc bạch chỉ cùng xuyên khung. Hai thứ này với lượng bằng nhau đem đi tán bột mịn rồi sau đó vo viên cùng mật ong. Mỗi ngày ngậm chừng 2 viên vào lúc sáng tối. Vài ngày sau sẽ hết chứng hôi miệng.

Bài thuốc chữa đau nửa đầu

Lấy các vị bạch chỉ, nhũ hương, đồng lượng, tế tân, thạch cao. Đem tất cả các vị này đi tán bột mịn, trộn đều. Sau đó sử dụng một ống giấy nhỏ, quết bột trên vào đầu ống giấy rồi đặt vào lỗ mũi thổi mạnh cho bột bay vào xoang mũi. Nếu đau đầu bên trái thì đặt bên phải, và làm ngược lại.

Bài thuốc chữa đau răng, sưng lợi

Lấy bạch chỉ tán thành bột mịn rồi sử dụng bông tăm chấm thuốc vào chỗ răng đau, lợi sưng đỏ.

Bài thuốc chữa tàn nhang, nám đen ở mặt

Đây là bài thuốc rượu bạch chỉ và hoa đào tươi. Sử dụng bạch chỉ 30gram và hoa đào tươi 250gram ngâm cùng 1 lít rượu trắng. Ngâm thứ rượu ngày trong vòng 1 tháng thì bắt đầu sử dụng, để lâu càng hiệu nghiệm. Mỗi ngày uống 1 ly nhỏ sẽ giúp da dẻ hồng hào, xua tan vết nám.


About
Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Dược liệu Bạch Chỉ: Tác dụng trị bệnh và cách dùng an toàn

Quản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Nhấn vào đây để đánh giá
Hỗ trợ 24/7
Bảo mật thanh toán
0.21692 sec| 1626.039 kb