Công dụng và thành phần của Biển súc trọng chữa bệnh

- Dược liệu
Công dụng và thành phần của Biển súc trọng chữa bệnh

Vị thuốc biển súc còn được gọi với cái tên dân giã như rau đắng, càng tôm, xương cá bởi nó có vị đắng, hình dáng bên ngoài được tạo bởi các đốt nhỏ nối liền. Biển súc đã góp tên mình trong nhiều bài thuốc hay nhằm chữa trị các chứng bệnh về đường tiết niệu, trị giun sán và một số bệnh nấm ngoài da...

  • Tên tiếng Việt: Biển súc, rau đắng, cây càng tôm, xương cá…
  • Tên khoa học: Polygonum aviculare L
  • Họ khoa học: Polygonaceae (họ rau răm) 

I. TÌM HIỂU BIỂN SÚC

Trước hết, cần phân biệt rõ ràng: Biển súc có tên khoa học là Polygonum aviculare L, họ Rau răm. Biển súc có vị đắng nên còn được gọi là rau đắng, cỏ đắng nhưng loài này hoàn toàn khác với rau đắng đất (Glinus oppositifolius) và rau đắng biển (Bacopa monnieri). Do đó công dụng của biển súc khác với công dụng của rau đắng đất và rau đắng biển.

Cây biển súc khác loài với rau đắng đất và rau đắng biển

Cây biển súc khác loài với rau đắng đất và rau đắng biển

Tại Việt Nam, Tạp chí Dược liệu, số 04/2014, tập 19, đã đăng bài Phân biệt biển súc với hai loài dễ nhầm lẫn là mễ tử liễu (Polygonum plebeium R. Br)  và rau đắng đất bằng phương pháp hình thái. Bài viết chỉ ra 3 cây này có hình dáng gần giống nhau nhưng thực chất lại là 3 loài cây khác nhau. 

Như vậy, do có vị đắng nên biển súc còn được gọi là rau đắng. Nếu bạn đang tìm kiếm thông tin về cây biển súc trên internet hãy tìm với từ khóa Biển súc, tên khoa học Polygonum aviculare L. Không nên sử dụng các  từ khóa như cây rau đắng, tác dụng của cây rau đắng đất sẽ rất dễ nhầm lẫn với vị thuốc biển súc. 

II. MÔ TẢ HÌNH DÁNG CÂY BIỂN SÚC

Biển súc là loài cây thân thảo hàng năm, thường mọc ngổn ngang trên mặt đất, nhưng cũng có khi cây vụt cao lên tới hơn 50cm. Thân cây bao gồm nhiều đốt ngắn tạo thành (nên đôi khi được gọi là cây xương cá). 

Lá cây rất nhỏ hình lưỡi mác, mọc so le trên các nhánh. Lá không có cuống mà tạo bẹ ốp vào thân cây, thường thấy đầu lá nhọn đôi khi tròn. Hoa biển súc trổ ra từ bẹ lá, kết thành cụm. Mỗi bông hoa rất nhỏ, cánh hoa màu trắng hoặc hồng nhạt, nhị hoa vàng.mọc thành cụm ở nách lá với các bao hoa màu xanh. Quả có cạnh, bên trong chứa 1 hạt. 

III.  BỘ PHÂN BIỂN SÚC LÀM DƯỢC LIỆU

Vào mùa xuân hè, khi cây có hoa, người ta thu hái toàn bộ phần cây trên mặt đất để làm thuốc. Biển súc sau khi thu hái, loại bỏ rễ, rửa sạch, có thể dùng tươi hoặc phơi khô, lưu trữ để dành.

Bảo quản nơi khô ráo, tránh ẩm mốc, tránh ánh nắng trực tiếp. 

Dược liệu biển súc khô 

Dược liệu biển súc khô 

IV. TÁC DỤNG CỦA BIỂN SÚC

a)    Y học hiện đại: 

-    Tăng sức đề kháng cho cơ thể: Các chất có trong cây biển súc gồm Vitamin C, tanin, saponin, flavonoid, alkaloid giúp cơ thể tăng sức đề kháng, kháng khuẩn 

-    Tiềm năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư: Tại Iran, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm các chất từ cây súc biển đối với người mắc ung thư vú. Kết quả cho thấy súc biển có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. 

-     Chống oxy hóa, khử các gốc tự do trong cơ thể: Tại Trung Quốc, có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học về cây biển súc. Trong số đó có một  có một nghiên cứu đã chỉ ra tác dụng của biển súc trong việc quét dọn các gốc tự do trong cơ thể. Đặc biệt có lợi đối với những người mắc chứng về tim mạch, bị bệnh Parkinson hay Alzheimer,.

b)    Y học cổ truyền: 

Biển súc là một vị thuốc quen thuộc trong y học cổ truyền. Theo Đông y, vị thuốc biển súc có những tác dụng như sau:

  • Tính vị: vị đắng, tính bình
  • Quy kinh: Bàng quang
  • Công dụng: lợi thủy, thông lâm, sát trùng, chỉ dưỡng trừ thấp nhiệt, diệt ký sinh trùng 
  • Chủ trị: đường tiêu hóa và tiết niệu bị nhiễm trùng, ho sốt, trị giun sán và các bệnh nấm ngoài da. 
  • Liều dùng: loại khô 12 - 63g, loại tươi 63 - 125g (Theo TS Nguyễn Đức Quang đăng trên suckhoedoisong.vn ngày 14/112018).
  • Kiêng kỵ: Những người khỏe mạnh (tức là không mắc bệnh), không bị thủy thũng, thấp nhiệt.

V. NHỮNG BÀI THUỐC CHỮA BỆNH TỪ BIỂN SÚC

  • Bài thuốc chữa tiểu rắt, tiểu són, đau buốt niệu đạo khi tiểu: Lấy 20gr vị thuốc biển súc khô sắc nước dưới lửa nhỏ. Sử dụng nước này để uống nhiều lần trong ngày.  
  • Bài thuốc trị âm đạo nhiễm trùng roi: Lấy 4 lạng cây biển súc tươi, rửa sạch, đun với 3 lít nước. Lấy nước này tắm rửa, ngâm phần âm đạo 3 lần 1 ngày. Lưu ý, khi ngâm nên ngâm nước ấm sẽ có tác dụng tốt hơn.
  • Bài thuốc trị giun móc: Lấy 63gr vị thuốc biển súc khô sắc nước dưới lửa nhỏ cho đến khi cô đặc còn 1 chén. Dùng nước này uống khi còn nóng, ngày 1 lần trước khi đi ngủ. Uống trong 3 ngày.  
  • Bài thuốc trị đau răng:  dùng 50-100gr biển súc tươi sắc lấy nước chia 2 lần súc miệng và uống. 
  • Bài thuốc trị tiểu đục: Biển súc tươi khoảng 40-80gr, trứng gà, gừng tươi vài nhánh, dùng để sắc nước uống ngày 1 lần. Uống liên tục trong 20 ngày sẽ khỏi. 
  • Bài thuốc trị ngoài da lở loét, có vảy: Lấy súc biển tươi lượng vừa phải, giã nát đắp lên vị trí bị bệnh. 
  • Bài thuốc trị rắn cắn: Ngoài ra, theo kinh nghiệm dân gian, biển súc có thể trị rắn cắn. Lấy biển súc tươi rửa sạch giã nát, lọc lấy nước uống, phần bã thì đắp lên vết rắn cắn. 

Lưu ý: các bài thuốc trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, không nên tùy ý sử dụng. Nếu cần sử dụng phải được sự thăm khám và tư vấn của bác sỹ chuyên môn. 

Mời bạn xem thêm loại Trúc nhự? Bài thuốc chữa bệnh của trúc nhự << XEM THÊM      


About
Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Công dụng và thành phần của Biển súc trọng chữa bệnh

Quản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Nhấn vào đây để đánh giá
Hỗ trợ 24/7
Bảo mật thanh toán
0.13263 sec| 1636.297 kb