Trúc nhự? Bài thuốc giúp trị viêm đại tràng

- Dược liệu
Trúc nhự? Bài thuốc giúp trị viêm đại tràng

Trúc nhự thuộc họ lúa, là một trong những vị thuốc đông y có công dụng an thai, chữa động thai, nôn ra máu, chảy máu cam, băng huyết, hay thanh nhiệt, mát huyết,...hiệu quả và được sử dụng kết hợp trong nhiều bài thuốc đông y. 

Vậy trúc nhự có đặc điểm gì? Công dụng ra sao? Các bài thuốc chữa bệnh liên quan đến dược liệu trúc nhự? Cùng ONPLAZA tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Trúc nhự có nguồn gốc từ tinh cây tre

Trúc nhự có nguồn gốc từ tinh cây tre

Tên gọi "Trúc nhự"


+ Tên gọi khác: trúc nhị thanh, đạm trúc nhự
+ Tên khoa học: Caulis bambusae in Taeniam
+ Họ: Poaceae (Lúa)


Mô tả cây Trúc nhự

Trúc nhự có nguồn gốc từ tinh cây tre, với thân rễ ngầm, sống lâu năm, mọc ra những chồi gọi là măng, ăn được. Thân tre có thể vươn cao tới 10 - 18m, không phân nhánh, rỗng ruột, trừ ở các mấu. Mỗi cây tre có khoảng 30 đốt hoặc có thể hơn. 

Lá tre có cuống dài khoảng 5mm, phiến lá có hình mác dài từ 7 - 16cm, rộng 1 - 2cm, lá mép nguyên, mặt trên của lá có gân song song, màu xanh nhạt. 

Điểm đặc biệt, cây tre cả đời chỉ ra hoa kết quả một lần. Sau khi ra hoa kết trái, cây tre sẽ chết. Do đó, theo quan niệm xưa, nếu cây tre nhà mình ra hoa thì đó là điềm xấu. Tuy nhiên, trên thực tế, đó chỉ là một hiện tượng sinh lý bình thường của cây tre mà thôi.

 

Phân bố, thu hái và chế biến Trúc nhự

- Phân bố: Tại Việt Nam, cây tre chủ yếu mọc hoang, được dùng để làm nhà, đan nát, hoặc làm thức ăn cho ngựa hoặc làm thuốc trị bệnh (lá tre). Do đó, muốn sơ chế tre thành trúc nhự, bạn có thể cưa thân cây tre thành từng đoạn bỏ đốt. Rồi cạo bỏ vỏ xanh bên ngoài, cạo tiếp lấy lớp ở dưới, được gọi là nhị thanh trúc nhự. 

Hiện nay, cây tre tập trung trồng nhiều ở các tỉnh miền Bắc như: Hòa Bình, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa,...

- Thu hái: cây tre có thể thu hái quanh năm, tuy nhiên, thời điểm thu hái tốt nhất là vào thu đông.

- Bộ phận dùng làm thuốc trúc nhự: lá tre, vỏ khô cây tre

 

Công dụng và liều dùng Trúc nhự

- Công dụng: Trúc nhự là một trong những vị thuốc trong dân gian, sử dụng nhiều trong các bài thuốc Đông Y. Trong bộ “Thần nông bản thảo” (Bộ sách thuốc cổ nhất của Trung Quốc) và trong bộ Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh Việt Nam (viết vào thế kỷ XIV)

- Theo tính chất của trúc nhự được ghi trong các sách cổ: vị ngọt, tính hàn, kinh phế vị và can, thì trúc nhự có công dụng thanh nhiệt, an thai, lương huyết, trừ phiền,...Thêm nữa, vị thuốc này còn được chữa vị nhiệt sinh nôn mửa, động thai, thương tiêu phiền nhiệt,...Ngoài ra, còn dùng để chữa buồn bực, sốt, chảy máu cam, nôn ra máu, băng huyết, mát huyết, thanh nhiệt,...

- Cách dùng: trúc nhự thường được tẩm vào nước gừng, sao lên, rồi mới dùng.

- Liều dùng khuyến cáo: 10 - 20g/ngày, dưới dạng sắc thuốc uống. Có thể dùng riêng trúc nhự hoặc dùng kết hợp với các vị thuốc khác.

Cây tre

Cây tre "trúc nhự" có công dụng chữa bệnh hiệu quả, được sử dụng trong các bài thuốc Đông y
 

Tác dụng dược lý của Trúc nhự

+ Tính vị: Vị ngọt, tính hơi lạnh

+ Quy kinh: Kinh phế, can và vị

+ Tác dụng: An thai, thanh nhiệt, trừ phiền, lương huyết, hết nôn.

+ Chủ trị: Dùng trúc nhự chữa thượng tiêu phiền nhiệt, vị nhiệt sinh nôn mửa, động thai. Thường dùng chữa sốt, buồn bực, nôn ra máu, nôn mửa, thanh nhiệt, chảy máu cam, băng huyết, mát huyết.

 

Bài thuốc có trúc nhự

Trúc nhự được xem là một vị thuốc có nhiều công dụng trong Đông y để bồi bổ sức khỏe, hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh. ONPLAZA đã tổng hợp những bài thuốc với trúc nhự mà bạn có thể tham khảo dưới đây.

Bài thuốc 1: Trúc nhự giúp trị viêm đại tràng mạn tính thể táo

- Đơn thuốc: Trúc nhự 8g, cúc hoa 8g, bạc hà 6g, đương quy 12g, nhân trần 12g, đảng sâm 12g, thương truật 12g, sài hồ 12g, chi tử (sao) 12g, bạch thược 12g, vỏ cây khế 12g, chỉ thực 12g, táo nhân (sao đen) 12g.

- Cách dùng - Liều dùng: Sắc lấy nước uống, mỗi ngày sử dụng 1 thang thuốc. Dùng liên tục trong 5 ngày.

Trúc nhự giúp trị viêm đại tràng mạn tính thể táo

Trúc nhự giúp trị viêm đại tràng mạn tính thể táo

 

Bài thuốc 2: Trúc nhự chữa viêm thanh quản, nói không ra tiếng

- Đơn thuốc: Trúc nhự 12g, tang bạch bì 12g, lá tre 12g, cát cánh 8g, thanh bì 8g, thổ bối mẫu 8g, nam tinh chế 6g, gừng 4g.

- Cách dùng - Liều dùng: Sắc lấy nước uống. Duy trì liệu trình uống trong 10 ngày để có kết quả.

Bài thuốc 3: Chữa cảm cúm, ho đờm vàng, người bứt rứt khó chịu với trúc nhự

- Đơn thuốc: Trúc nhự 8g, cát cánh 8g, sài hồ 8g, hương phụ tử 8g, hoàng liên 8g, mạch môn 12g, phục linh 12g, sinh khương 10g,  trần bì 10g, bán hạ 6g, cam thảo 4g. 

- Cách dùng - Liều dùng: Sắc lấy nước uống. Sử dụng 1 thang thuốc/ngày. Duy trì liệu trình uống từ 3 - 5 ngày.

Bài thuốc 4: Trúc nhự giúp trị ho do phế nhiệt, biểu hiện như ho có đờm dày màu vàng

- Đơn thuốc: Trúc nhự, qua lâu, hoàng cầm mỗi vị 12g.

- Cách dùng - Liều dùng: sắc lấy nước uống. Duy trì liệu trình uống 10 ngày

Bài thuốc 5: trúc nhự giúp trị nôn khi mang thai

- Đơn thuốc: Trúc nhự 6g, đẳng sâm 16g, bạch truật 12g, ý dĩ 12g, trần bì 8g, bán hạ chế 8g, gừng tươi 3 lát. 

- Cách dùng - Liều dùng: Sắc lấy nước uống trong ngày. Dùng liên tục liệu trình trong 5 ngày.

Bài thuốc 6: Chữa mất ngủ, tâm phiền, hồi hộp

- Đơn thuốc: Trúc nhự 16g, mạch môn 16g

- Cách dùng - Liều dùng: sắc lấy nước uống trong ngày. Duy trì liệu trình uống 10 ngày liên tiếp.

Bài thuốc 7: Trị đờm nhiều do đờm hư, miệng đắng chảy nước miếng ho có đờm vàng, không ngủ được kinh sợ

- Đơn thuốc: Trúc nhự 8g, sinh khương 12g, Phục linh 12g, Trần bì 6g, Chỉ thực 6g, bán hạ 6g, đại táo 3 quả. 

- Cách dùng - Liều dùng: sắc lấy nước uống trong ngày.

Bài thuốc 8: trúc nhự trị chứng buồn nôn và nôn do nhiệt ở Vị

- Đơn thuốc: Trúc nhự 20g, Sinh khương 12g, Hoàng liên 12g, Trần bì 10g, Bán hạ 8g.

- Cách dùng - Liều dùng: Sắc lấy nước uống. Mỗi ngày một thang thuốc. 

Bài thuốc 9: Chữa mất ngủ, tâm phiền, hồi hộp

- Đơn thuốc: trúc nhự 16g, mạch môn (củ cây tóc tiên) 16g

- Cách dùng - Liều dùng: Sắc lấy nước uống trong ngày.

Bài thuốc 10: trúc nhự chữa nấc (do nhiệt)

- Đơn thuốc: trúc nhự (dùng lá tre), tinh cây tre, gạo tẻ (rang vàng) mỗi vị 20g,  thạch cao (nướng đỏ) 30g, mạch môn (bỏ lõi) 16g, tai quả hồng 10 cái; bán hạ 8g.

- Cách dùng - Liều dùng: Sắc các vị thuốc với 800ml, đến khi còn 300ml thì ngừng. Ngày uống chia 2 lần. 

 

Kiêng kỵ khi sử dụng trúc nhự

Không sử dụng trúc nhự cho bệnh không do đờm gây nôn, mà do Vị bị hàn hoặc nôn do cảm hàn kèm thương thực.

 

Đối tượng sử dụng trúc nhự

Trúc nhự có thể sử dụng cho các đối tượng sau:

  • Phụ nữ bị động thai
  • Phụ nữ bị băng huyết
  • Người bị chảy máu cam
  • Người bị cấm khẩu
  • Trẻ nhỏ mắc động kinh, kinh giật

Trên đây ONPLAZA đã chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích về dược liệu trúc nhự. Tuy nhiên, các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu bạn có ý định dùng thuốc, hãy tham khảo ý kiến của thầy thuốc hoặc người có chuyên môn, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc để tránh những tác dụng phụ hay nguy hiểm không mong muốn


About
Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Trúc nhự? Bài thuốc giúp trị viêm đại tràng

Quản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Nhấn vào đây để đánh giá
Hỗ trợ 24/7
Bảo mật thanh toán
0.23548 sec| 1628.938 kb