Cây ô đầu là cây gì? Công dụng chữa bệnh ra sao?

- Dược liệu
Cây ô đầu là cây gì? Công dụng chữa bệnh ra sao?

Cây ô đầu là thảo dược lâu năm của Đông y, thuộc nhóm dược liệu quý hiếm nhưng lại mang trong mình loại độc tính rất mạnh. Dược liệu này thường được sử dụng để ngâm rượu hoặc dùng sắc nước uống nhằm hỗ trợ điều trị các chứng liên quan đến xương khớp đau nhức... Tuy nhiên, trước khi sử dụng loại dược liệu này, cần phải có sự tư vấn của thầy thuốc. 

Bài viết sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến quý vị và các bạn những thông tin liên quan đến cây ô đầu, thảo dược ô đầu, hi vọng sẽ mang đến những thông tin hữu ích dành cho quý vị và các bạn.

Giới thiệu về cây ô dầu

Tên gọi 

  • Tên thường gọi: cây ô đầu
  • Tên gọi khác: Củ ấu tàu, củ gấu tàu, xuyên ô, thiên hùng, trắc tử, ô uế, cố y.
  • Tên khoa học: Aconitum fortunei Hemsl
  • Họ: Mao lương (danh pháp khoa học: Ranunculaceae)

vị thuốc cây ô dầu

Vị thuốc cây ô đầu

Đặc điểm thực vật cây ô đầu 

Ô đầu thuộc cây thuốc quý, dạng cây thảo và sống nhiều năm, chiều cao khoảng từ 0,6-1m. Rễ củ cây ô đầu thường có hình nóng và mọc thành chuỗi, có củ con, cu cái. Thân cây ô đầu mọc thẳng đứng và có hình trụ nhẵn, lá cây con hình tim tròn, mép hình răng cưa to.

Phần lá già xẻ 3 thùy không đều, mặt lá có mép khía răng nhọn, lông ngắn. Phần cụm hoa chùm, dày tại phần ngọn thân, hoa mọc không đều và có màu xanh lam, lá bắc cây ô đầu nhỏ, lá đài ở phía sau có hình mũ nông. Quả của cây ô đầu có 5 đại mỏng, hạt có vảy ở trên mặt. 

Phân bố địa lý cây ô đầu 

Cây ô đầu phân bố chủ yếu tại Trung Quốc. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, tại nước ta cũng phát hiện loại cây này được trồng tại Lào Cai, Hà Giang, Sapa (khu vực Bắc Hà – Lào Cai và Sìn Hồ – Lai Châu) - các tỉnh vùng cao thuộc phía Bắc Việt Nam. 

Bộ phận sử dụng 

Rễ củ gấu tàu (cây ô đầu) được sử dụng để thu hái làm thuốc. Trong đó, phần rễ con được gọi là phụ tử và phần củ cái được gọi là ô đầu. Tại bài viết này, chúng tôi chủ yếu tập trung tính vị và tác dụng dược lý, bài thuốc từ dược liệu ô đầu (củ cái). 

Thu hái, sơ chế và bảo quản 

- Thu hái: Củ cái thường được thu hái vào giữa hoặc cuối mùa xuân là tốt nhất. Nếu như thu hái vào những mùa khác thì chất lượng củ không tốt, củ thường teo và xốp. 

Củ khi được thu hái phải đảm bảo là loại củ khô, bề ngoài màu đen, bên trong có thịt màu trắng ngà, khi dùng lưỡi nếm sẽ thấy vị tê cay (được đánh giá là loại tốt nhất) . 

Cây ô dầu thường được thu hái đảm 

Cây ô đầu thường dùng củ

- Bào chế:

  • Thực hiện tán nhỏ, sau đó ngâm rượu trong 5-7 ngày và dùng rượu để xoa bóp. 
  • Hoặc cũng có thể sử dụng tán bột rồi trộn cùng với bột thuốc khác, dùng làm thuốc bôi bên ngoài. 
  • Dùng sống, nướng chín hoặc nấu cùng với đậu đen để giúp làm giảm độc tính. 

- Bảo quản: Do được xếp vào loại có độc tính bảng A nên cần phải bảo quản dược liệu ô đầu riêng trong lọ kín, đặt tại nơi khô ráo, thoáng mát. Ngoài ra, cần phải phơi sấy thường xuyên để tránh bị mối mọt. 

Thành phần hóa học của cây ô đầu 

Theo các nghiên cứu thì cây có thành phần hóa học chính là Aconitin và các alcaloid khác. Ngoài ra, trong thành phần của cây còn có chứa chất nhựa, đường, tinh bột và các loại axit hữu cơ.

Công dụng của cây ô đầu

Công dụng cây ô đầu theo Đông y 

Theo Đông y, cây ô đầu có vị đắng cay, tính nóng và có độc mạnh mang đến tác dụng hồi hương cứu nghịch, khử phong hàn. Ngoài ra, cây ô đầu còn có các công dụng khác như:

  • Hỗ trợ chữa ho và sưng đau. 
  • Hỗ trợ làm giảm chân tay bị nhức mỏi, đau nhức các khớp, chữa chân tay co quắp, bán thân bất toại, mụn nhọt vỡ lâu nhưng không lành miếng. 
  • Sử dụng trong các trường hợp mạch gần như không có, ra nhiều mồ hôi, chân tay quờ quạng, vong dương, phong hàn thấp tý, thận dược bất túc, cước khí, thủy thũng. 

Công dụng cây ô đầu theo y học hiện đại 

  • Tác dụng đối với tim: Hàm lượng Aconitin rất độc đối với tim nên nó tác dụng trực tiếp lên tế bào cơ tim sẽ khiến cho tim đập nhanh hơn. 
  • Tác dụng hỗ trợ giảm đau: Thành phần Aconitin có khả năng hỗ trợ làm giảm các cơn đau bằng cách ức chế dẫn truyền các xung thần kinh, làm cho dây thần kinh bị tê liệt, làm mất khả năng dẫn truyền. 
  • Tác dụng với huyết áp: Aconitin có khả năng hỗ trợ làm giảm huyết áp. 
  • Tác dụng chống viêm: Nhờ có hàm lượng Aconitin nên cây ô đầu có khả năng giúp chống viêm hiệu quả. 
  • Tác dụng với hệ thần kinh: Aconitin có khả năng gây ngứa da, nóng và bị tê dại. 
  • Độc tính: Tất cả các nghiên cứu đều công nhận, cây ô đầu rất độc và có mức độ độc hại cao phụ thuộc theo khu vực sinh trưởng, cách bào chế và thời gian thu hoạch. 

Liều dùng và cách dùng

Theo kinh nghiệm dân gian, cây ô đầu thường được sử dụng để ngâm rượu và xoa bóp trực tiếp lên những vùng bị đau, không được uống trực tiếp (trừ khi có chỉ định của thầy thuốc). Liều lượng sử dụng thông thường là:

- Dùng cho người lớn: Mỗi lần chỉ dùng từ 5-10 giọt thuốc đã ngâm rượu, tối đa chỉ dùng 40 giọt/ ngày. 

- Dùng cho trẻ em: Sử dụng cho trẻ em từ 30 tháng đến 15 tuổi, dùng từ 5-10 giọt/ ngày. 

Cây ô dầu có nhiều công dụng khác nhau

Cây ô đầu có nhiều công dụng khác nhau 

Bài thuốc từ cây ô dầu

Từ xưa đến nay, những người dân vùng cao thường coi cây ô đầu là một trong những vị thuốc quý Họ cho rằng, người già nếu dùng cây ô đầu sẽ giúp nâng cao thể lực, ăn ngon ngủ tốt, giảm đau mỏi, giới trung niên sẽ hỗ trợ tăng cường khả năng sinh lý, xương khớp chắc khỏe. Phụ nữ sau khi sinh, dùng ô đầu nấu cháo sẽ nhanh chóng lấy lại sức, lao động và làm việc được ngay. Đôi khi sử dụng ở dạng cồn để xoa bóp cũng được. 

- Bài thuốc ấm thận hồi dương, trị chân tay lạnh ngắt, mạch nhỏ muốn tắt, thổ tả không cầm

  • Bài 1: Dùng 12g can khương, 16g phụ tử chế, 6g chích thảo, sắc kĩ lấy nước uống. 
  • Bài 2: Dùng 4g nhục quế, 12g phụ tử chế, 6g can khương, mỗi vị 12g đảng sâm, trần bì, phụ linh, bạch truật, bán hạ, gừng sống kèm theo mỗi vị 4g cam thảo, nhục quế, 6g ngũ vị tử. Sắc tất cả những vị này và uống, chữa chân tay lạnh ngắt, đau bụng rùng mình, thổ tả mà không khát, huyết áp và thân nhiệt đều xuống thấp. 

- Bài thuốc thận khí hoàn từ cây ô đâu

Dùng khoảng 16-32g can địa hoàng, 8-16g mỗi vị sơn dược, sơn thù, 8-12g mỗi vị bạch linh, trạch tả, đơn bì, 2-4g quế chi, 4g phụ tử chế. Mang tất cả những vị trên tán bột, trộn thật đều, luyện mật làm viên hoàn.

Mỗi lần uống khoảng 8-12g, ngày uống từ 1-2 lần, uống cùng với nước sôi nóng hoặc thêm chút gia vị muối. Có thể làm thuốc thang sắc uống. 

- Bài thuốc cây ô đầu trừ hạn dịu đau 

  • Bài 1: Dùng mỗi vị 12g phục linh, ô đầu, đảng sâm, phục linh, bạch truật, thược dược. Sắc tất cả những vị này uống để trị các chứng hàn thấp xâm nhập vào cơ thể nên xương khớp mình đau nhức, chân tay không ấm, lưng lạnh, miệng không thấy khát. 
  • Bài 2: Dùng mỗi vị 12g quế chi, sinh khương, ô đầu, 8g, 3 qua đại táo sắc nước cùng nhau uống giúp trị đau nhức khớp, phong thấp mà không thấy biểu hiện nhiệt.

Lưu ý khi sử dụng cây ô đầu

Cần thật lưu ý khi sử dụng cây ô dầu vì đây là cây rất độc

Cây ô đầu rất độc nên cần thận trọng khi sử dụng

  • Cần phải hết sức cẩn trọng với liều lượng sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến thầy thuốc hoặc bác sĩ thật kỹ lưỡng trước khi dùng vị thuốc này, liều lượng dùng tối đa khoảng 25mg/lần, 3 lần/ngày. 
  • Loại cây này có tính cực độc và nó chỉ đảm bảo an toàn sau khi được điều chế. Nếu ngâm và đun sôi cây nhiều lần có thể làm giảm hàm lượng độc tốc bởi alkaloid mang chất độc tan ra khỏi cây trong quá trình chế biến. Dù sau khi được chế biến, người dùng vẫn có khả năng tăng nguy cơ nhiễm độc khi dùng số lượng nhiều cây hoặc không được chế biến kỹ. 
  • Liều lượng dùng cần phải cân nhắc dựa trên độ tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề khác. 

Tác dụng phụ của cây ô đầu

Cây ô đầu thường có chứa chất độc cực mạnh, có khả năng ảnh hưởng nhanh đến cơ thể và gây nên một số tác dụng phụ như:

  • Làm chậm nhịp tim, hạ huyết áp. 
  • Bị giảm ý thức, hôn mê, chóng mặt, đổ mồ hôi, bồn chồn, yếu, ngứa ran ở tứ chi. 
  • Mờ mắt, chán ăn, tiêu chảy, buồn nôn, hạ kali máu, dị cảm.

Trong một số trường hợp có thể gây ra tình trạng nguy hiểm chết người như:

  • Nhịp tim nhanh, rối loạn nhịp tim. 
  • Co thắt họng, tê liệt đường hô hấp. 
  • Tử vong

Mặc dù không phải ai cũng có những tác dụng phụ trên nhưng cũng cần phải lưu ý. Nếu như có bất kỳ thắc mắc nào về công dụng và tác dụng phụ của thảo dược, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ của bạn.

Tóm lại, cây ô đầu là thảo dược quý hiếm và có công dụng đến 12 kinh mạch. Tuy nhiên, thảo dược này lại mang độc tính rất mạnh, có thể gây tử vong và ngộ độc nếu như không thận trọng khi dùng. Vì vậy, bạn chỉ nên sử dụng bài thuốc ô đầu nếu như có hướng dẫn cụ thể.


About
Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Cây ô đầu là cây gì? Công dụng chữa bệnh ra sao?

Quản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Nhấn vào đây để đánh giá
Hỗ trợ 24/7
Bảo mật thanh toán
0.19406 sec| 1631.555 kb