Uất kim dược liệu là gì? Tác dụng của uất kim ra sao?

- Dược liệu
Uất kim dược liệu là gì? Tác dụng của uất kim ra sao?

Uất kim là dược liệu có trong nhiều bài thuốc y học cổ truyền, được sử dụng để hỗ trợ điều trị các chứng liên quan đến đau sườn, thấp nhiệt hoàng đản đau kinh, thổ huyết... mang đến nhiều công dụng dành cho người dùng.

Bài viết sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ đến quý vị và các bạn những thông tin liên quan đến dược liệu uất kim này. 

GIỚI THIỆU UẤT KIM DƯỢC LIỆU

Rất nhiều người vẫn thường hay nhầm lẫn giữa uất kim và hoa uất kim cương hay hoa uất kim cương đen (hoa tulip). Tuy nhiên, đây không phải là một loại hoa mà chỉ là một củ nghệ. Y học gọi củ nghệ là uất kim. 

Tên gọi

- Tên thường gọi: Uất kim

- Tên gọi khác: Mã thuật (Tân Tu Bản Thảo), Ngũ đế túc, Hoàng uất, Ô đầu (Thạch Dược Nhĩ Nhã), Ngọc kim (Biệt Lục), Thâm hoàng, Uất sưởng, Kim mẫu thuế (Hòa Hán Dược Khảo), Nghệ (Dược Liệu Việt Nam).

- Tên khoa học: Curcuma longa L- Họ Gừng (Zingiberaceae).

Hình ảnh uất kim dược liệu

Hình ảnh uất kim dược liệu 

Đặc điểm thực vật 

Nghệ thuộc loại cây cỏ, có chiều cao khoảng từ 0.60 đến 1m. Thân rễ thành củ hình hơi dẹt hoặc hình trụ, khi bẻ hoặc cắt ngang sẽ cho màu vàng cam sẫm. Lá của cây nghệ là hình trái xoan, thon nhọn tại hai đầu, hai mặt đều nhẵn dài khoảng 45cm, rộng khoảng 18cm. Phần cuống lá có bẹ, cụm hoa mọc từ giữa ở những lá lên, làm thành hình nón thưa, lá bắc hữu thụ và khum lại thành hình máng rộng, lá bắc bất thụ hẹp hơn có màu hơi tím nhạt, đầu tròn và màu xanh lục nhạt. 

Tràng của cây có phiến, cánh hoa bên ngoài là màu xanh lục vàng nhạt gồm có 3 thùy, thùy trên to hơn, phiến của các hoa cũng được chia làm ba thùy,2 thùy ở hai bên đứng và phẳng, phần thùy dưới lõm thành máng sâu. Qủa nang gồm có 3 ngăn, mở bằng 3 van, hạt có áo hạt.

Khi đào một bụi nghệ già, ngoài phân thân rễ là có màu vàng mà chúng ta vẫn thường hay gọi là củ thì còn có thêm phần củ trắng đục, tròn tròn, phình to lên tại các đoạn rễ. Đây chính là củ nghệ thực thụ, trong y học thường gọi là uất kim. Khi cắt phần này ra, phần thịt của củ nghệ sẽ có màu trắng ngà, mùi thơm nồng, thường được dùng để làm gia vị (bột nghệ), củ nghệ thực thụ (uất kim) thường lại bị bỏ đi. Uất kim có mùi hương thơm nhẹ hơn khương hoàng, nếu như không để ý cũng rất khó cảm nhận được. 

Phân bố địa lý 

Uất kim là dược liệu được trồng khắp nơi tại Việt Nam, sử dụng để làm gia vị hoặc làm thuốc. Cây được trồng tại các nước Indonesia, Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Việt Nam và các nước thuộc khu vực nhiệt đới. Trên thực tế, ở Trung Quốc, uất kim còn được lấy từ rễ của cây Curcuma rcenyujin và một số cây khác nữa.

Bộ phận được dùng để làm thuốc 

Bộ phận của cây uất kim được dùng làm thuốc gồm:

- Thân rễ (Rhizoma Curcumae Longae) thường được gọi là Khương hoàng ;

- Rễ (Radix Curcmae Longa) gọi là Uất kim.

Thu hái, bào chế, bảo quản

- Thu hái: Thường được thu hoạch vào mùa thu khi cắt bỏ hết phần rễ, phần thân rễ để riêng. Muốn để được lâu cần phải đồ hoặc hấp lên trong 6 - 12 giờ, sau đó thi đợi ráo nước, mang phơi nắng hoặc sấy khô. 

- Bào chế: Ngâm nước, rửa sạch, vớt ra phơi, khi ẩm thì cắt ra từng miếng để dùng dần.

- Bảo quản: Để nơi khô ráo, tránh sâu mọt.

Các loại uất kim dược liệu 

Uất kim cũng được chia làm 2 loại chính bao gồm:

- Hắc uất kim: Có chiều dài khoảng từ 3.3-6.6cm, hình hơi dẹt, thoi dài, hai đầu nhọn tầy, đường kính ở giữa các củ khoảng từ 1-2cm. Mặt ngoài có màu nâu tro, vỏ ngoài nhăn hoặc có các vằn nhăn nhỏ. Mặt gãy và màu xám, chất cứng, bóng, ở giữa là một đường vòng tròn có màu nhạt, tâm giữa là hình tròn dẹt. Không mùi, cay mát và vị nhạt.

- Hoàng uất kim: Có chiều dài khoảng từ 1-3.3cm, hai đầu hơi nhọn, hình thoi, ở giữa mập, đường kính ở giữa khoảng từ 0,2-0,5cm. Mặt ngoài là màu vàng tro, vỏ ngoài nhăn hoặc có các vằn nhăn nhỏ, màu trắng tro và những chấm nhỏ lõm xuống khá rõ. Một đầu có vết bị bẻ gãy, màu vàng tươi, còn đầu kia hơi nhọn.

Mặt gãy ngang phẳng và bóng sáng, chất cứng chắc, màu da cam hoặc vàng chanh. Ở giữa là đốm tròn màu nhạt, hơi có mùi thơm của Gừng, vị cay đắng. 

Thành phần hóa học 

Theo các nghiên cứu đã được đăng trên Tạp chí, trong thành phần hóa học chính của uất kim dược liệu chủ yếu là thành phần Curcumin, Demothoxycurcumin, Bisdemothoxy curcumin. Bên cạnh đó, uất kim còn có chứa các thành phần khác như: 

Tumerone, Ar-Tumerone, Carvone, p Tolylmethylcarbioldifferuloylmethane, Germacrone, Terpinene, Curcumene, Ar-Curcumene, Curdione, Curcumol, Turmerone, Cineol, Caryophyllene, Limonene, d-Camphene, d-Camphor, l-a-Curcumene, l-b- Curcumene, Linalool, a-Piene, Ar-Tumerone, b-Piene, Camphene, Isoborneol.

Uất kim là phần rễ phình ra thành củ của cây cây Nghệ

Uất kim là phần rễ phình ra thành củ của cây cây Nghệ

TÁC DỤNG CỦA UẤT KIM DƯỢC LIỆU

- Tác dụng uất kim theo y học cổ truyền 

Theo y học cổ truyền, uất kim là dược liệu có vị cay đắng, hơi ngọt, tính mát có khả năng tác động trực tiếp đến khí huyết, hành khí (giúp khí huyết lưu thông) và phá ứ (hóa giải uất kết). Vì vậy, với các trường hợp khí huyết bị uất trệ khiến cho bụng và sườn bị đau nhức có thể sử dụng vị thuốc này. 

Không những thế, uất kim còn có công dụng làm mát máu và hỗ trợ điều trị các chứng như thổ huyết, tiểu ra máu, chảy máu cam, bệnh nhiệt hôn mê. Bên cạnh đó, uất kim dược liệu còn giúp tiêu ứ, thông mật, điều trị được một số chứng bệnh kèm theo như đau tức ngực, buồn nôn, rối loạn kinh nguyệt, vàng da, chán ăn uống. 

- Tác dụng uất kim theo y học hiện đại 

Uất kim có tác dụng làm giảm các mảng xơ vữa

Uất kim có tác dụng làm giảm các mảng xơ vữa 

  • Theo Trung Dược Học: Uất kim có khả năng làm giảm các mảng xơ vữa của nội mạc mạch vành, động mạch chủ. 
  • Theo Vũ Diên Tân Dược Tập: Thực hiện tác dụng giải độc gan của uất kim bằng cách cho uống thuốc có nghệ đã công nhận uất kim có khả năng tăng cơ năng giải độc của gan nếu uống liên tục. 
  • Theo Chinese Herbal Medicine: Thực hiện thí nghiệm cho thỏ bị xơ vữa động mạch ăn nghệ hàng ngày trong 100g cho thế sự tăng cholesterol so với nhóm đối chứng. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cũng cho rằng, nghệ không làm giảm ở ododngj mạch hoặc động mạch của thỏ, chuột bạch. 
  • Theo Vũ Diên Tân Dược Tập: Khi thực hiện thí nghiệm dùng nghệ trong các bệnh về gan và đường mật thì thấy nhanh chóng hết đau. Trong các trường hợp bị sỏi cấp tính thì cho kết quả từ từ, chậm hơn. 
  • Theo Vũ Diên Tân Dược Tập: Khi uống thuốc có nghệ trong vài ngày đối với lượng Urobilin tăng trong nước tiểu thấy lượng Urobilin trong nước tiểu giảm xuống. 
  • Theo Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam: Khi tiêm khoảng 5ml dung dịch clohydrat cao nghệ vào trong chó đã gây mê thì thấy công dụng xúc tiến bài tiết nước mật, nếu như tiêm khoảng 15-20ml có thể dẫn đến hạ huyết áp và đình chỉ hô hấp. Khi thực hiện thí nghiệm trên tim cô lập (theo phương pháp Straub) cho thấy hiện tượng ức chế.

MỘT SỐ BÀI THUỐC UẤT KIM THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN 

Bài thuốc uất kim điều trị trừ ứ, giảm đau 

Dùng mỗi vị khoảng 12-20g uất kim, đan sâm, đảng sâm, trạch tả, sơn dược, sinh địa, bạch thược, hoàng tinh, đương quy, rễ cây chàm mỗi vị 12 - 20g; mỗi vị 12-16g hoàng kỳ, sơn tra, thần khúc; mỗi vị từ 6-16g sơn tra, tần giao; mỗi vị 12-16g tần giao, sơn tra; 20-60g nhân trần.

Mang tất cả những vị này nghiền chung thành bột mịn để làm viên hoàn, hoặc hòa nước hay sắc uống. Mỗi lần 8g, uống trước bữa ăn sáng và tối, chiêu bằng nước đun sôi còn ấm. Liệu trình  uống 6 ngày nghỉ 1 ngày; mỗi đợt điều trị 6 - 8 tuần, nghỉ 1 tuần, sau đó uống tiếp.

Có thể dùng uất kim tán bột hoặc sắc cùng các vị dược liệu trong các bài thuốc

Bài thuốc trị viêm loét dạ dày 

Nghệ tươi khoảng 20-30g (củ cải càng tốt) bẻ vỡ, giã dập và vắt lấy nước hoặc xay vụn, Dùng khoảng 5-10g mật ong hoặc 1 thìa canh mật ong hấp vào nồi cơm ăn hàng ngày vào lúc 10 giờ sáng hoặc 10 giờ tối (trước khi đi ngủ) hoặc khi dạ dày còn rỗng. Bài thuốc này không chỉ có tác dụng làm hết viêm loét dạ dày mà còn giúp hành huyết, thông ứ...

Bài thuốc cho trẻ hay bị chảy máu cam 

Dùng một ít bột uất kim, lấy bông thấm bột này và nhét vào mũi sẽ cầm máu rất nhanh. Nếu dùng uống thì dùng khoảng 5g bột uất kim với nước ấm sẽ tăng độ bền của thành mạch máu và phòng được bệnh. 

Bài thuốc chữa bệnh viêm gan mạn tính 

  • Đối với thể can nhiệt tỳ thấp (viêm gan có vàng da kéo dài): Dùng mỗi vị 12g hoài sơn, chi tử, đinh lăng, rễ cỏ tranh, biển đậu, sa tiền tử, ngũ gia bì; mỗi vị 8g uất kim, ngưu tất; 16g ý dĩ. Sắc tất cả thành một thang và uống mỗi ngày 1 thang. 
  • Đối với thể can uất tỳ hư, khí trệ (thường hay gặp ở viêm gan mạn do viêm gan siêu vi): Dùng mỗi vị 8g chỉ thực, uất kim, hậu phác, thanh bì; mỗi vị 12g rau má, mướp đắng, biển đậu; 16g đinh lăng. Sắc tất cả cùng nhau, uống mỗi ngày 1 thang. 
  • Đối với thể trì trệ huyết ứ (thường hay gặp ở viêm gan mạn tính kèm theo hội chứng tăng áp lực thành mạch chủ): Dùng mỗi vị 8g uất kim, tam lăng, chỉ xác, nga truật; mỗi vị 12g kê huyết đằng, cỏ nhọ nồi, sinh địa, 16g mẫu lên, 10g quy bản. Sắc tất cả uống mỗi ngày 1 thang. 

Dùng bên ngoài da

Dùng dã rồi đắp vào những vết thương bị ung nhọt, bầm dập...sẽ giúp đỡ đau hoặc đã lở loét không lành. 

LƯU Ý KHI SỬ DỤNG UẤT KIM

- Đối tượng không nên dùng: Những người bị cơ thể suy nhược, âm hư, không có ứ trệ không nên dùng. Phụ nữ mang thai không nên dùng, tùy theo từng trường hợp cụ thể, bệnh nhân cần tìm hiểu ý kiến bác sĩ để có các hướng dẫn phù hợp nhất. 

- Kết hợp: Không nên dùng uất kim chung với mẫu đinh hương và đinh hương. 

Trên đây là những thông tin về uất kim dược liệu, hi vọng sẽ mang đến những thông tin hữu ích dành cho quý vị và các bạn. 


 


About
Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Uất kim dược liệu là gì? Tác dụng của uất kim ra sao?

Quản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Nhấn vào đây để đánh giá
Hỗ trợ 24/7
Bảo mật thanh toán
0.53515 sec| 1643.547 kb