I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ CÂY CHÈ
- Tên thường gọi: Còn gọi là Trà, chè dung
- Tên khoa học: Camellia sinensis O.Ktze, tên đồng nghĩa là: Thea sinensis L.
- Họ khoa học: Thuộc họ Chè Theaceae
+ Ngành hạt kín Angiospermae
+ Lớp song tử diệp Dicotyledonae
+ Chi chè Camellia (Thea)
+ Loài Camellia (Thea) sinensis.
+ Bộ chè Theales
+ Họ chè Theaceae
Cây chè hay còn gọi là cây trà
Đặc điểm của cây chè
- Hình dáng: Cây chè có hình dáng nhỏ với chiều cao trung bình khoảng từ 1,5-2m, cũng có một số cây cao 3-4m.
- Thân và cành chè: Cây chè dung chỉ có một thân chính rồi tiếp theo mới phân ra các cấp cành. Do có hình dáng phân cành khác nhau nên người ta cũng thường phân chia thân chè gồm 3 loại: thân bụi, thân nhỡ, thân gỗ (thân bán gỗ).
Cành chè do các mầm dinh dưỡng phát triển mà thành. Trên cành của chè được chia làm nhiều cấp khác nhau: I, II, III. Số lượng cành chè càng thích hợp và cân đối tại khung tán thì chè càng cho sản lượng cao.
- Lá: Cuống lá ngắn, hình thuôn dài dài, bề mặt phẳng và mọc so le tại cành. Chiều dài của lá khoảng 9-15cm, rộng khoảng 3-6cm. Xung quanh là những viền lá, những lá có hình răng cưa xếp thưa nhau.
- Hoa: Hoa màu trắng, vàng hơi ngả xanh. Hoa mọc tại nách lá hoặc đầu cành tạo thành từng chùm. Phần hoa có cuống ngắn, ở hoa cũng có một lớp lông mịn phủ phía trên bề mặt nên thường thu hút nhiều ong bướm nhờ sở hữu mùi thơm đặc biệt.
- Quả: Hình thuôn dài từ 6-10mm, màu nâu, thịt màu đỏ tím, nếu ăn sẽ thấy vị ngọt hơi bùi. Mỗi quả chỉ có 1 hạt và nằm tại phiến đài ở trên quả.
Phân bố địa lý của cây chè
Cây chè dung có nguồn gốc đầu tiên tại Trung Quốc. Người dân Trung Quốc đã biết uống nước chè từ cách đây hơn 2500 năm TCN, sau mới đến Ấn Độ và một số nước châu Á khác. Hiện nay, cây chè cũng được trồng ở Trung Quốc, Ấn Độ, Srilanka...
Ở nước ta, chè được trồng nhiều tại một số tỉnh như Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, Phú Thọ, Sơn La, Yên Bái, Quảng Nam, Lâm Đồng, ...
Bộ phận dùng làm thuốc
Phần lớn những bộ phận của cây chè đều được dùng làm thuốc, bao gồm vỏ rễ, vỏ thân và lá. Trong đó, lá chè được dùng phổ biến hơn cả.
Lá chè là bộ phận được sử dụng nhiều hơn cả
Thu hoạch và bào chế
Cây chè được dùng làm thuốc sẽ được hái vào mùa xuân hoặc tháng 9-10. Vào thời điểm này, cây chè không quá già và cũng không quá non, chứa nhiều hoạt chất mang đến lợi ích cho sức khỏe.
Bào chế: Sau khi hái búp và lá non về, người ta sẽ tiến hành thực hiện sơ chế như sau:
- Lá chè: Có thể được dùng loại phơi khô hoặc tươi, sao vàng để dùng dần.
- Phần thân cây: Lấy dao để tách bỏ lớp vỏ cây chè ra rồi mang sấy khô, phơi khô. Thân cây chè mềm, màu vàng nâu. Nếu cắt ngang ở giữa phần thân cây sẽ thấy màu đỏ tại lớp mô vỏ và lớp bần, rất dễ bị gãy vụn.
- Rễ cây: Có thể đào cả cây lên rồi lấy rễ, mang bộ rễ này rửa sạch sẽ đất cát rồi mang bóc lấy vỏ rễ. Sau đó mang sấy khô hoặc phơi khô hoàn toàn.
Sau khi đã thực hiện sơ chế xong thì cho dược liệu này vào bảo quản trong lọ thủy tinh hoặc túi nilon đóng kín, để tại nơi khô ráo. Nếu như dùng lâu, thỉnh thoảng có thể mang ra để phơi lại, tránh bị mốc ẩm, mối mọt.
Thành phần hóa học cây chè
- Thành phần nhóm chất đường: bao gồm các thành phần glucoza, fructoza,...mang đến giá trị dinh dưỡng và tạo mùi thơm khi chế biến chè nhiệt độ cao.
- Thành phần nhóm tinh dầu: bao gồm các thành phần metyl salixylat, citronellol,...mang đến hương vị riêng dành cho mỗi loại chè.
- Thành phần nhóm sắc tố: bao các chất diệp lục, xantophin, caroten tạo màu khác nhau cho nước chè/
- Thành phần nhóm axít hữu cơ: bao gồm 8-9 loại khác nhau mang đến tác dụng có trị về mặt thực phẩm và tạo ra vị đặc trưng.
- Thành phần chất vô cơ: bao gồm kali, photpho, lưu huỳnh, flo,magie, canxi,..
- Thành phần các nhóm vitamin: C, B1, B2, PP,…đều có thể tan trong nước, do đó, người ta thường nói, nước chè mang đến giá trị thuốc bổ cao.
- Thành phần nhóm glucozit: giúp tạo nên hương vị riêng cho chè, đắng, chát và thường có màu hồng đỏ.
- Thành phần nhóm chất tanin: chiếm khoảng 15%-30%, sau khi chế biến sẽ tạo nên vị chát...
- Thành phần khác: nhóm chất nhựa, chất keo, chất ancal (cafein, theobromin, theophylin, adenin, guanin,..), protein và axit amin, enzym...
II. TÁC DỤNG CỦA CÂY CÂY CHÈ DUNG
Cây chè dung có vị đắng chát, tính mát, tác dụng giải khát, thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu cơm, định thần, làm cho đầu não trở nên thư thái, da thịt mát mẻ, khỏi lên mụn nhọt, chóng mặt xây xẩm mặt mày, cầm tả lỵ.
Tác dụng dược lý của cây chè
Công dụng của lá chè xanh được biết đến là mang đến sự ức chế tăng đường huyết, chống đái tháo đường, chè có khả năng giúp chống oxy hóa. Hàm lượng thành phần tanin khi tiếp xúc cùng với niêm mạc ống tiêu hóa sẽ giúp làm giảm sự hấp thụ của canxi, chất sắt dẫn đến bị táo bón. Thành phần theophylin, cafein mang tác dụng kích thích thần kinh, tăng sức nhu động ruột, lợi tiểu.
Tác dụng của cây chè xanh theo y học cổ truyền
Qua các nghiên cứu về công dụng của lá chè xanh, các chuyên gia dược học cổ truyền cho trằng, rễ chè dung có vị nhạt, ngọt, tính mát, lá có vị chua và ngọt.
Công dụng của lá chè dung là giúp làm giảm đầy bụng, khó tiêu, giúp tiêu cơm, giảm tiêu chảy khi sử dụng lá cây. Ngoài ra, cũng có thể dùng vỏ rễ hoặc vỏ thân để chữa các bệnh tá tràng, đại tràng, đau dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa tốt. Ngoài ra, vị dược liệu này còn giúp làm giảm huyết áp, giảm tiêu mỡ, thanh lọc cơ thể và giải nhiệt.
Tác dụng của nước chè tươi khiến nhiều người phải ngạc nhiên
Tác dụng của cây chè dung theo nghiên cứu y học hiện đại
Trên thế giới và tại Việt Nam đã có rất nhiều các công trình khoa học nghiên cứu về loại dược liệu tốt cho sức khỏe này. Những nghiên cứu đã công nhận tác dụng của chè xanh như sau:
Chè xanh hỗ trợ trị đau dạ dày
Theo những nghiên cứu thì tác dụng của chè dung với bệnh dạ dày là rất tốt. Nếu dùng chè dung hàng ngày sẽ giúp giảm tiết acid quá mức trong dạ dày, hỗ trợ tiêu diệt những vi khuẩn gây loét, gây hại, cải thiện các triệu chứng gây loét gây hại, tình trạng ợ chua, ợ nóng. Bên cạnh đó, chè còn là vị thuốc chữa rối loạn tiêu hóa, bị tiêu chảy, đau bụng, mang đến cảm giác thèm ăn cho những người đang chán ăn.
Cây chè hỗ trợ kháng khuẩn, kháng viêm
Các nhà khoa học thuộc Bệnh viện 103 đã nghiên cứu và chứng minh, trong thành phần của cây chè dung có chứa nhiều hoạt chất khác nhau mang tác dụng diệt khuẩn, chống viêm hiệu quả. Một số các bệnh lý như viêm nhiễm da, viêm gan, viêm dạ dày, cơ thể nóng...là nguyên nhân khiến cho những vết thương bị nhiễm trùng. Sử dụng chè xanh sẽ giúp kích thích lên da non, làm cho vết thương nhanh liền.
Cây chè dung hỗ trợ chữa đau khớp
Bên cạnh những hoạt chất chống viêm, cây chè còn có chứa nhiều muối khoáng, nguyên tố vi lượng tốt cho xương khớp, giúp cho xương khớp luôn khỏe mạnh, hạn chế đau nhức. Đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa.
Cây chè hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, trong chè có chứa nhiều glycosid khi thủy phân sẽ tạo ra các hợp chất pelargonidin và glucose mang đến tác dụng giúp làm giảm đường huyết trong máu, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với những người bị tiểu đường.
Cây chè giúp hỗ trợ thải độc gan
Lá chè dung mang đến tác dụng làm mát gan, thanh nhiệt cơ thể. Vì thế, đối với những thể trạng bị nóng trong hay mụn nhọt, thường xuyên uống thuốc tây, sử dụng lá chè uống hàng ngày sẽ giúp đào thải độc tố, tăng cường chức năng gan thận.
Hỗ trợ làm giảm đau và khó chịu trong thời kỳ kinh nguyệt
Chè dung, chè xanh mang đến công dụng giúp tăng cường lưu thông máu, bổ huyết trong hệ tuần hoàn. Do đó, với những người mới ốm dậy, thường xuyên mệt mỏi do bị thiếu máu, sử dụng giúp hỗ trợ nhanh phục hồi sức khỏe hơn. Từ đó, hỗ trợ ngăn ngừa những bệnh liên quan đến bệnh đột quỵ, tim mạch.
IV. MỘT SỐ BÀI THUỐC TRỊ BỆNH TỪ CÂY CHÈ DUNG
Bài thuốc hỗ trợ tiêu hóa
Cách dùng đơn giản nhất cho những người mắc bệnh về tiêu hóa, cải thiện triệu chứng khó tiêu, đầy bụng là sắc với nước hoặc pha chè.
- Cách 1: Pha nước chè
+ Nguyên liệu: Dùng một nắm lá chè tươi hoặc chè khô, đun nước sôi.
+Thực hiện: Rửa sạch chè rồi cho thêm nước sôi và ủ trong bình khoảng 10-15 phút. Uống thay nước hàng ngày.
- Cách 2: Sắc chè cùng với nước
+ Nguyên liệu: 1-2 lít nước, 1 năm lá chè tươi hoặc khô.
+ Thực hiện: Đổ chè và nước vào đun sôi, đun lửa nhỏ để những thành phần trong cây chè phan tán ra. Dùng mỗi ngày 2-3 lần, uống hết trong 1 ngày và không để qua đêm.
Một số bài thuốc từ lá chè mang đến công dụng cho sức khỏe
Bài thuốc giúp chữa đau mắt
- Nguyên liệu: 20g lá chè phơi khô, 200ml nước.
- Cách làm: Sắc lá chè cùng với nước đến khi chỉ còn khoảng 100ml thì lấy để uống, mỗi ngày có thể chỉ uống 1-2 lần, uống liên tục trong vòng 15 - 30 ngày.
Bài thuốc giúp vết thương mau lành từ chè xanh
- Nguyên liệu: Dùng 20g lá chè, 200ml nước.
- Thực hiện: Sắc lẻ chè cùng với nước đến khi còn khoảng 100ml, lấy nước uống. Bã chè có tác dụng gì? Bã chè có tác dụng giúp làm lành và vệ sinh vết thương.
Bài thuốc giúp thải độc gan
Bên cạnh cách pha chè đơn thuần thì chè còn giúp giả độc gan hiệu quả, có thể thực hiện theo cách sau:
- Nguyên liệu: 40g vỏ thân cây chè dung, mật ong.
- Thực hiện: Nghiền vỏ thân cây chè thành bột mịn, mỗi lần dùng chỉ cần trộn 8g với 2g mật ong rồi ăn dần. Ngày dùng 2 lần để mang đến hiệu quả.
Trả lời thắc mắc cho câu hỏi: Lá hẹ có tác dụng gì? Bài thuốc chữa bệnh thần kì của cây hẹ
V. LƯU Ý KHI SỬ DỤNG CHÈ
- Nước chè đã hãm hoặc sắc lên uống cần phải uống hết ngay trong ngày, không nên để qua đêm vì có thể gây đau bụng, tiêu chảy.
- Phụ nữ có thai và trẻ em dưới 36 tháng, không nên sử dụng nước chè. Phụ nữ cho con bú dưới 6 tháng tuổi không nên dùng.
- Nên kiên trì sử dụng hàng ngày mới mang đến hiệu quả.
- Trong quá trình sử dụng chè, hạn chế ăn những loại thực phẩm như đậu xanh, rau muống, cà pháo, măng chua vì có thể làm giảm tác dụng.
- Không nên uống chè vào sáng sớm, khi chưa ăn gì.
- Uống từng ngụm nhỏ để theo dõi nếu mới bắt đầu uống.
Quản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm