Tác dụng chữa bệnh thần kì của cây hẹ

- Dược liệu
Tác dụng chữa bệnh thần kì của cây hẹ

Cây hẹ là loại rau được dùng để chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng khác nhau trong đời sống hàng ngày. Không chỉ vậy, theo Đông y, tác dụng của cây rau hẹ còn được đánh giá cao là vị thuốc đặc biệt, một loại dược liệu dân gian có khả năng hỗ trợ điều trị một số chứng bệnh như cảm mạo, táo bón, nhiễm giun, nhiễm trùng ngoài da.

I. GIỚI THIỆU VỀ CÂY HẸ

Thông tin về cây lá hẹ 

- Tên khác: khởi dương thảo, cửu thái tử, cửu thái,…;

- Tên khoa học: Allium ramosum L.;

- Họ: thuộc họ Hành (Alliaceae).

Cây hẹ hay còn gọi là cây khởi dương thảo

Cây hẹ hay còn gọi là cây khởi dương thảo

Đặc điểm của cây hẹ 

Cây rau hẹ là một giống thực vật thân thảo, có thể sống lâu năm và mọc trên nền đất tự nhiên. Nếu cây hẹ mọc dại hoặc mọc hoang trong tự nhiên, có thể cao từ khoảng 20-40cm, thuộc nhóm rễ chùm. Phần thân cây và lá hẹ có màu xanh lục, khi ra thường có hoa màu trắng. 

Phần lá của cây hẹ được mọc bắt đầu từ gốc cây, phần cán hoa cũng mọc từ gốc cây hẹ, trung bình chiều dài của cán hoa là 20-30cm . Hoa hẹ màu trắng được nở tại ví trí của đỉnh cán hoa. Hẹ là giống cây cây mọc thành bụi, sinh sản vô tính nên khá dễ trồng.

Cây hẹ mới được sinh ra những cây con bằng việc tách chồi. Tán gồm khoảng 20-40 hoa có mo bao bọc, bao hoa màu trắng, 3-4 lần ngắn hơn phần tán hoa, bao gồm nhiều phiến lá thuôn có hình mũi mác. Phần quả nang hẹ là hình trái xoan ngược, bao gồm 3 mảnh: 6 hạt nhỏ, bên trong màu đen. 

 

Đặc điểm phân bố của cây hẹ 

Hẹ chủ yếu sinh sống tại những vùng ôn đới như vùng Đông Á hoặc phát triển tốt tại vùng khí hậu nóng ẩm, được sử dụng rất rộng rãi để làm rau ăn tại các khu vực đồng bằng, trung du, miền núi. Ở nước ta, cây hẹ có thể mọc hoang tại ven đường hay bờ rộng, trồng nhiều để thu hoạch làm món ăn, làm thuốc. 

 

Bộ phận dùng làm thuốc 

Cây rau hẹ được trồng và thu hoạch để lấy phần thân lá của cây và phần hạt. 

 

Thu hái, sơ chế và bảo quản 

Do cây hẹ mọc và phát triển quanh năm nên việc thu hái hẹ không cố định, có thể diễn ra quanh năm. Người thu hoạch sẽ chọn những cây hẹ vẫn còn xanh tươi, vừa mới ra hoa, không chọn những cây quá già. Sau khi thu hái xong thì đặt tại nơi khô ráo, thoáng mát.

Không nên để hẹ tại nơi quá ẩm ướt, dưới ánh nắng mặt trời. Để bảo quản hẹ lâu hơn, người cũng thường rửa sạch hẹ, gói trong giấy và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. 

 

Thành phần hóa học của cây hẹ 

Theo các nghiên cứu về thành phần cây hẹ thì trong vị dược liệu này bao gồm các thành phần hoạt chất adorin, chất đắng, saponin, sulfur mang đến tác dụng kháng khuẩn. Nếu tính trong 1kg lá hẹ tươi sẽ có 5-30g đường, 89g vitamin C, 263 mg can canxi, 5-10g đạm, 212 mg phospho và rất nhiều chất xơ.

Hình ảnh cây lá hẹ 

Hình ảnh cây lá hẹ 

II. TÁC DỤNG CỦA CÂY RAU HẸ 

Vị thuốc hẹ có tính ấm, vị cay ngọt, mang tác dụng giúp trợ vị khí, ôn trung, điều hòa tạng phủ, hạ nghịch khí, tán ứ huyết, cố thận tinh. Cây lá hẹ có vị đắng chua lại có thêm tính sít, mạnh cho khí, thêm cho dương sự giúp vít tinh, cầm máu. 

 

Tác dụng dược lý của lá hẹ

Trong thành lá hẹ có chứa nhiều chất xơ, có tác dụng giúp làm tăng sự nhạy cảm với insulin, hỗ trợ làm giảm mỡ máu, đường huyết, hỗ trợ ngăn ngừa xơ vữa động mạch tại tuyến tụy. Thành phần chất Odorin là một loại chất kháng sinh cực mạnh giúp chống tụ cầu và những loại vi khuẩn khác. 

 

Theo Đông y, lá hẹ là một trong những vị thuốc mang đến nhiều công dụng như:

- Hỗ trợ tán ứ, giải độc. 

- Hỗ trợ bổ thận, tráng dương, chữa mộng tinh, di tinh.

- Hỗ trợ giảm ngứa, giảm đau tức bụng. 

- Hỗ trợ cải thiện đau lưng, mỏi gối.

- Hỗ trợ làm lành các vết thương, điều trị táo bón và cảm mạo. 

 

Tác dụng của cây lá hẹ theo khoa học hiện đại 

Công dụng của lá hẹ trong bổ thận tráng dương 

Do rau hẹ vốn có tính ôn, vị cay, có tác dụng giúp bổ thận, tráng dương. 

Cây hẹ mang đến nhiều công dụng tuyệt vời cho nam giới

Cây hẹ mang đến nhiều công dụng tuyệt vời cho nam giới

 

Công dụng của cây rau hẹ giúp ích gan, bổ dạ dày 

Trong thành phần của lá hẹ có chứa nhiều loại đặc biệt như sulfide và tinh dầu để tạo ra vị cay mang tác dụng giúp kích thích ăn ngon miệng, điều khí dưỡng gan, tăng cường các chức năng của hệ tiêu hóa. 

 

Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch 

Mùi hương tạo nên sự đặc biệt của lá hẹ là nhờ chất sulfide tạo thành. Chất này giúp mang đến tác dụng lớn trong việc nâng cao sức đề kháng, kháng viêm và diệt khuẩn.

 

Hỗ trợ tăng cường lưu thông khí huyết 

Lá hẹ có vị cay nên mang đến tác dụng giúp làm lưu thông mạch khí, kích thích hoạt huyết, làm giảm các chứng buồn nôn, viêm ruột, đau ngực, bị chấn thương hoặc nôn ra máu. 

 

Hỗ trợ nhuận tràng, thông ruột 

Trong thành phần của lá hẹ có chứa một lượng lớn chất xơ, vitamin hỗ trợ giúp kích thích nhu động đường ruột, hỗ trợ điều trị táo bón và phòng tránh ung thư đường ruột. 

 

Hỗ trợ làm giảm huyết áp và cholesterol 

Cũng như dược liệu tỏi, trong hẹ có chứa thành phần allicin. Đây là một trong những chất quan trọng giúp làm giảm huyết áp, ngăn ngừa sự sản sinh cholesterol trong cơ thể. Hơn nữa, lá hẹ cũng có đặc tính kháng khuẩn và nấm nên hỗ trợ giúp cơ thể ổn định được hệ vi sinh vật có lợi trong đường tiêu hóa. 

 

Cách dùng và liều dùng 

Lá hẹ có thể sử dụng theo nhiều cách nhưng phổ biến nhất vẫn là một số cách dưới đây:

- Chế biến thành các món ăn cùng lá hẹ. 

- Dùng lá hẹ tươi: giã nát lá hẹ, lấy nước cốt để điều trị các vết thương và viêm nhiễm tại chỗ. 

- Dùng để chế biến lá hẹ thành những bài thuốc nam kết hợp cùng các vị dược liệu khác. 

Các thầy thuốc Đông y và chuyên gia dinh dưỡng y tế vẫn khuyên nên thường xuyên dùng lá hẹ. Tuy nhiên, liều lượng của mỗi lần dùng cần phải cân nhắc, gia giảm vừa đủ, không nên dùng quá liều. Liều lượng dùng lá hẹ cụ thể cũng cần tùy thuộc theo từng bài thuốc, công thức, món ăn.

 

III. MỘT SỐ BÀI THUỐC TỪ CÂY LÁ HẸ 

Bài thuốc chữa đau lưng, mỏi gối

- Nguyên liệu: 20gr lá hẹ và 100g gạo

- Thực hiện: Nấu cháo gạo tẻ cùng lá hẹ, ăn món cháo này lúc nóng ấm trong 10 ngày, mỗi ngày 2 bữa. Món ăn này sẽ giúp người dùng cải thiện được triệu chứng đau lưng, mỏi gối, chán ăn.

 

Bài thuốc giúp trị đau nhức răng

Giã thật nhuyễn lá hẹ và đắp vào phần chỗ đau răng, cứ thực hiện như vậy cho đến khi răng hết đau nhức.

Một số bài thuốc từ cây rau hẹ 

Một số bài thuốc từ cây rau hẹ 

 

Bài thuốc chữa đái tháo đường từ lá hẹ 

- Nguyên liệu: 200g lá hẹ

- Thực hiện: Dùng 200g lá hẹ để nấu các món ăn hàng ngày (có thể dùng nấu canh, nấu cháo hoặc rán, xào tùy thích) và lưu ý là không được cho muối khi nấu. Thực hiện trong 10 ngày liên tục dành cho 1 liệu trình.

 

Bài thuốc lá hẹ để cải thiện thị lực, mắt 

- Nguyên liệu: 150g lá hẹ, 150g gan dê

- Thực hiện: Xào 2 nguyên liệu này cùng nhau, dùng liên tục trong 10 ngày sẽ giúp bổ mắt.

 

Bài thuốc lá hẹ trị viêm loét dạ dày và chứng buồn nôn 

- Nguyên liệu: 25g gừng tươi, 250g lá hẹ.

- Thực hiện: Xắt nhỏ lá hẹ rồi giã nát gừng tươi, lọc lấy nước, mang đun sôi cùng 250ml sữa bò. Dùng luôn khi nóng sẽ mang đến kết quả tốt nhất.

 

Bài thuốc trị chứng ra mồ hôi tại vùng ngực 

- Nguyên liệu: 49 cây hẹ có gốc

- Thực hiện: Sắc cây hẹ với khoảng 2 chén nước đến khi còn 1 chén, uống liên tục trong nhiều ngày đến khi khỏi hẳn thì thôi.

 

Một số bài thuốc khác từ lá hẹ

- Chữa di tinh: Dùng hẹ và gạo nếp với trọng lượng bằng nhau, nấu chung đến khi cháo nhừ, phơi sương khoảng 1 đêm, ăn lúc sáng sớm, ăn ngay cùng một lúc. Hoặc dùng mỗi hạt hẹ ăn mỗi ngày khoảng 20 hạt, ăn lúc đói cùng nước muối mặn mặn, hoặc chưng ăn lúc chín.

- Chữa sản hậu, chóng mặt bất tỉnh: 12g hành tăm, 12g củ hẹ, đâm nát, hòa cùng một ít giấm, để lên bên trên cục gạch đã nướng đỏ, xông hơi.

- Chữa giun kim: Sắc lá hẹ hoặc rễ hẹ để lấy nước uống.

Xem thêm: Cây quế rừng ? Tác dụng của chữa bệnh trong y học của cây quế

IV. LƯU Ý KHI DÙNG CÂY LÁ HẸ 

Lá hẹ kỵ với gì?

Hẹ vừa đóng vai trò như một món ăn, vừa là một vị thuốc- kháng sinh từ thiên nhiên giúp hỗ trợ chữa được nhiều bệnh nhưng không được dùng cho người âm suy, bốc hỏa. Đặc biệt, hẹ còn rất kiêng kị khi dùng với mật ong, thịt trâu. Không nên dùng hẹ vào mùa nóng.

 

Lưu ý khi sử dụng lá hẹ 

- Hẹ nên được dùng kết hợp với thịt lợn vì chúng rất thích hợp khi chế biến với các loại thịt có hàm lượng B1 cao.

- Những người có tiền sử dị ứng với hành lá, hành tây thì nên thận trọng khi sử dụng.

- Lá hẹ nếu dùng với thịt trâu, thịt bò sẽ sản sinh ra chất độc hại, gây tình trạng đau bụng, khó tiêu.

Trên đây là những thông tin cơ bản về đặc điểm của lá hẹ đối với người dùng, hi vọng sẽ mang đến sự hữu ích dành cho quý vị và các bạn.


About
Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Tác dụng chữa bệnh thần kì của cây hẹ

Quản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Nhấn vào đây để đánh giá
Hỗ trợ 24/7
Bảo mật thanh toán
0.21249 sec| 1646.195 kb