Cây dứa dại (dứa biển): Thành phần - Tác dụng - Cách dùng

- Dược liệu
Cây dứa dại (dứa biển): Thành phần - Tác dụng - Cách dùng

Cây dứa dại là một trong những vị thuốc nam quý, thường được sử dụng để chữa các bệnh về viêm đường tiết niệu, sỏi thận, bệnh trĩ, thấp khớp và mụn nhọt ngoài da,... Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích về cây dứa dại gồm thành phần, tác dụng và cách dùng.

Cây dứa dại
Hình ảnh cây dứa dại hay còn gọi là dứa rừng, dứa biển hoặc dứa gai

Tên gọi, phân nhóm

  • Tên gọi: Dứa dại
  • Tên gọi khác: Dứa biển, Dứa rừng, Dứa gai, Dứa núi.
  • Tên khoa học: Pandanus tectorius Sol.
  • Họ: Dứa dại (danh pháp khoa học: Pandanaceae)

Mô tả cây dứa dại

Đặc điểm của cây

Dứa dại có chiều cao trung bình từ 3 - 4m, có lá mọc ở đầu nhánh. Mép lá có nhiều gai sắc nhọn, hình bản, có chiều dài từ 1 - 2m. Bông mo có màu trắng, mùi thơm đặc trưng và thường mọc đơn độc. Quả dứa dại có hình trứng, có cuống, bề mặt sần sần sùi, có màu vàng cam. 

Bộ phận dùng

Rễ, lá, đọt non, hoa, quả của cây dứa dại đều có thể được sử dụng để làm thuốc

Dứa dại mọc ở đâu?

Cây dứa dại được phân bố nhiều ở Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Campuchia, Myanmar và Việt Nam. Cây dứa biển ưa sống ở những vùng đất có độ mặn cao như bờ bụi ven biển, dọc bờ ngòi nước mặn,... Ở Việt Nam, người ta tìm thấy cây dứa dại mọc nhiều ở  Hòa Bình, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Thuận, Kiên Giang, Đồng Nai...

Thu hái – sơ chế

- Thu hái: có thể thu hoạch lá, đọt non, rễ của cây dứa biển quanh năm. Lưu ý: chỉ thu hoạch dễ bám đất, không nên dùng rễ nằm sâu dưới mặt đất. Quả dứa dại có thể thu hái vào mùa đông.

- Sơ chế: rễ cây dứa dại sau khi thu hoạch đem về rửa sạch, thái mỏng, rồi sấy khô hoặc phơi khô để dùng dần. Quả có thể dùng tươi hoặc phơi khô để dùng dần.

Quả dứa dại
Quả dứa dại được hái phơi khôi và dùng dần

Bảo quản

Sau khi thu hoạch các bộ phận của cây dứa dại để làm dược liệu thì nên phơi khô trước để dùng được trong thời gian dài. Bảo quản dược liệu ở những nơi thoáng mát, khô ráo.

Thành phần hóa học

Trông lạ mắt và hạt phấn hoa của cây dưới dạng có chứa nhiều thành phần hóa học có lợi cho sức khỏe con người như: 70% tinh dầu (methyl ether, benzyl acetate, benzyl salicylate, benzyl alcohol, benzyl benzoate, aldehyde, linalool,…), Nước thơm, Hương liệu.

Tác dụng của quả dứa dại

Tính vị

  • Rễ cây dứa rừng có vị ngọt nhạt, tính mát
  • Đọt non có vị ngọt, tính hàn
  • Hoa có vị ngọt, tính lạnh
  • Quả có vị ngọt, tính bình

Quy kinh

Quy vào 4 kinh Tâm, Phế, Tiểu trường, Bàng quang

Tác dụng dược lý

Theo đông y, tác dụng của quả dứa dại như sau: 

  • Quả có tác dụng ích huyết, bổ tỳ vị, phá tích trệ, tiêu đờm, giải độc rượu, cường tâm,...
  • Đọt có tác dụng chỉ huyết, thanh nhiệt giải độc, sinh cơ, lương huyết
  • Hoa có tác dụng thanh nhiệt, trừ thấp nhiệt, thanh nhiệt, lợi thuỷ, cầm tiêu chảy do nhiệt độc 
  • Chủ trị: viêm đường tiết niệu, sỏi thận, thấp khớp, cảm sốt, ho, đinh râu, lòi dom,...

- Theo y học hiện đại, hiện chưa có nghiên cứu.

Tác dụng của quả dứa dại
Cây dứa dại là vị thuốc quý của đông y có công dụng chữa bệnh hiệu quả

Cách dùng – liều lượng

Cách dùng: Có thể dùng dược liệu dưới dạng sắc uống, hoặc đắp ngoài da.

Liều dùng: nếu dùng để uống, bạn có thể tham khảo liều lượng dưới đây: 

  • Đọt non dùng từ 20 - 30 gam/ngày
  • Rễ cây 10 - 15 gam/ngày
  • Quả dùng từ 30 - 45 gam/ ngày

*** Lưu ý khi dùng cây dứa dại chữa bệnh: Các bộ phận của cây dứa dại dùng làm thuốc đều có tính hàn, do đó những người bị tỳ vị hư hàn nên thận trọng khi dùng thuốc.

Cách chế biến quả dứa dại ngâm rươu: Cạo hết phần gai cứng trên bề mặt quả dứa dại (nên dùng những quả tươi, vùa chín tới), sau đó dùng dao tách theo các múi có sẵn của quả. Cho dứa vào bình thủy tinh và đổ rượu vào theo tỉ lệ 1:3 (1 kg dứa dại ngâm với 3 lít rươu). Đây nắp bình kín, để khoảng 3 tháng là có thể sử dụng được.

Bài thuốc chữa bệnh từ thân, lá, rễ, hạt, quả của cây dứa dại

Các bộ phận của cây dứa dại như lá, đọt non, hoa, quả, rễ, thân, hạt đều có thể sử dụng để chữa bệnh. Dưới đây ONPLAZA đã tổng hợp một số bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu này. Cùng tham khảo nhé!

Bài thuốc 1. Rễ cây dứa dại giúp trị đau nhức do chấn thương

  • Đơn thuốc: Rễ cây dứa dại
  • Cách dùng, liều dùng: rễ cây đem giã nát và đắp thuốc lên chỗ bị đau nhức, rồi cố định lại. Ngày thay băng 1 lần. 

Bài thuốc 2. Rễ cây dứa rừng giúp trị phù thũng và chứng xơ gan cổ trướng 

  • Đơn thuốc: 30 - 40 gam rễ cây dứa rừng, 20 - 30 gam rễ cỏ xước, 20 - 30 gam cỏ lưỡi mèo
  • Cách dùng, liều dùng: Sắc uống. Mỗi ngày dùng 1 thang thuốc.

Bài thuốc 3. hoa hoặc quả của cây dứa dại giúp trị ho do cảm mạo

  • Đơn thuốc: 4 - 12 gam hoa cây dứa dại, hoặc 10 - 15 gam quả dứa dại
  • Cách dùng, liều dùng: sắc uống. Mỗi ngày sắc 1 thang thuốc. Duy trì liệu trình uống khoảng 3 - 4 ngày đến khi các triệu chứng thuyên giảm

Bài thuốc 4. thân non của cây dứa dại giúp trị tiểu buốt, tiểu ra máu, tiểu ra sỏi, trị chứng phù thũng

  • Đơn thuốc: 15 - 20 gam thân non của cây dứa dại
  • Cách dùng, liều dùng: Sắc uống. Có thể dùng thay nước trà hằng ngày. Mỗi ngày sắc 1 thang thuốc.

Bài thuốc 5. Rễ và đọt non của cây dứa dại giúp trị bệnh lòi dom (bệnh trĩ)

  • Đơn thuốc: Rễ và đọt non của cây dứa dại.
  • Cách dùng, liều dùng: giã nát thuốc và đắp lên búi trĩ. Duy trì đắp liên tục trong 30 ngày để cải thiện bệnh.

Bài thuốc 6. quả dứa rừng khô giúp trị tiểu buốt, tiểu đục, bệnh tiểu đường

  • Đơn thuốc: 20 - 30 gam quả dứa rừng khô
  • Cách dùng, liều dùng: thái nhỏ và mỏng quả dứa, rồi hãm với nước uống thay trà hằng ngày.

Bài thuốc 7. quả dứa dại giúp trị bệnh viêm gan do siêu vi

  • Đơn thuốc: 12 gam quả dứa dại, 12 gam nhân trần, 12 gam cốt khí củ, 8 gam diệp hạ châu, 8 gam trần bì, 6 gam ngũ vị tử, 4 gam cam thảo
  • Cách dùng, liều dùng: sắc thuốc với 1 lít nước, đến khi còn 450ml nước thuốc thì ngừng sắc. Chia thuốc làm 3 lần uống/ngày.
  • Lưu ý: nên uống thuốc trước bữa ăn.

Bài thuốc 8. Quả dứa rừng giúp trị chứng kiết lỵ

  • Đơn thuốc: 30 - 60 gam quả dứa rừng 
  • Cách dùng, liều dùng: Sắc uống. Mỗi ngày dùng 1 thang thuốc.

Bài thuốc 9. lá dứa dại giúp trị viêm da, mẩn ngứa

  • Đơn thuốc: 20 - 30 gam lá dứa dại, 20 gam rau má, 20 gam vòi voi, 20 gam cỏ chỉ thiên, 20 gam bồ công anh, 40 gam dây tơ hồng, 40 gam sâm đại hành
  • Cách dùng, liều dùng: Sắc uống. Mỗi ngày sắc 1 thang thuốc và uống hết trong ngày.

Bài thuốc 10. lá dứa dại giúp trị cảm lạnh

  • Đơn thuốc: 30 gam lá dứa dại, 20 gam hành, 20 gam tỏi, 20 gam gừng
  • Cách dùng, liều dùng: sắc uống. Nên dùng thuốc khi còn nóng. Sau khi uống xong nên dùng chăn đắp kín người để ra mồ hôi, giải cảm.

Bài thuốc 11. Lá dứa dại giúp trị bệnh thấp khớp

  • Đơn thuốc: 30 gam lá dứa dại, 40 gam cỏ xước, 20 gam bồ công anh, 20 gam lá lốt, 20 gam củ dứa rừng, 20 gam cà gai leo
  • Cách dùng, liều dùng: Sắc uống. Mỗi ngày sắc 1 thang thuốc, uống hết trong ngày. Duy trì uống thuốc đến khi cải thiện bệnh.

Bài thuốc 12. Rễ cây dứa rừng giúp trị mất ngủ, cổ trướng, viêm gan

  • Đơn thuốc: 30 gam rễ cây dứa rừng.
  • Cách dùng, liều dùng: sắc uống. Chia thuốc làm 2 lần, uống hết trong ngày.

Bài thuốc 13. Rễ và đọt non cây dứa dại trị chứng tiểu ra sỏi, thông tiểu

  • Đơn thuốc: 12 gam rễ dứa dại, 20 gam đọt non cây dứa dại, 15 gam rễ dứa thơm
  • Cách dùng, liều dùng: Sắc uống. Mỗi ngày sắc 1 thang thuốc, uống đến khi bệnh thuyên giảm

Bài thuốc 14. Rễ cây dứa dại giúp trị viêm đường tiết niệu

  • Đơn thuốc: 16 gam rễ cây dứa dại, 16 gam ý dĩ nhân, 16 gam kim ngân hoa, 12 gam trạch tả, 12 gam cam thảo nam
  • Cách dùng, liều dùng: Sắc uống. Duy trì sắc uống mỗi ngày 1 thang thuốc đến khi bệnh thuyên giảm

Bài thuốc 15. quả dứa dại giúp trị xơ gan cổ trướng

  • Đơn thuốc: 200 gam quả dứa rừng, 200 gam thân cây ráy gai, 50 gam vỏ cây quao nước, 50 gam vỏ cây vọng cách, 50gam rễ cỏ xước, 50 gam lá trâm bầu, 50 gam lá cối xay
  • Cách dùng, liều dùng: sắc uống. Mỗi ngày sắc 1 thang thuốc theo liệu trình của thầy thuốc kê đơn.

Bài thuốc 16. quả dứa dại giúp trị viêm gan mãn tính

  • Đơn thuốc: 100 gam quả dứa dại, 50gam cây chó đẻ răng cưa
  • Cách dùng, liều dùng: Sắc uống. Mỗi ngày sắc 1 thang thuốc, uống đến khi bệnh thuyên giảm

Bài thuốc 17. hạt dứa dại giúp trị sỏi thận

  • Đơn thuốc: 15 gam hạt dứa dại, 12 gam hạt chuối hột, 18 gam kim tiền thảo
  • Cách dùng, liều dùng: Sắc uống. Mỗi ngày sắc 1 thang thuốc, uống đến khi bệnh thuyên giảm
Quả dứa dại chữa bệnh sỏi thận
Quả dứa dại hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận hiệu quả

Bài thuốc 18. hạt dứa dại chữa bệnh trĩ và viêm tinh hoàn

  • Đơn thuốc: 60 gam hạt dứa dại.
  • Cách dùng, liều dùng: Sắc uống. Mỗi ngày sắc 1 thang thuốc, uống đến khi bệnh thuyên giảm

Trên đây ONPLAZA đã chia sẻ đến bạn những thông tin về cây dứa dại, hy vọng sẽ hữu ích cho bạn. Tuy nhiên, các bài thuốc chữa bệnh trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên thận trọng khi sử dụng, nên tham khảo ý kiến từ các bác sĩ, thầy thuốc có chuyên môn để không gây các tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe.


About
Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Cây dứa dại (dứa biển): Thành phần - Tác dụng - Cách dùng

Quản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Nhấn vào đây để đánh giá
Hỗ trợ 24/7
Bảo mật thanh toán
0.17225 sec| 1647.867 kb