Mặc dù có nhiều tác dụng quý cho sức khỏe như vậy nhưng không phải ai cũng có thể biết được. Sau đây là một số thông tin tổng quan về cây mần ri chúng tôi tổng hợp và giới thiệu đến quý vị độc giả.
TỔNG QUAN CÂY MẦN RI
Tên gọi
- Tên thường gọi: Cây mần ri, cỏ mần ri
- Tên gọi khác: cây màn màn, cây màng ri, màn ri, cây màng màng, màng ghi, rằn ri, cây mằn ri
Đặc điểm thực vật
Cây mần ri thuộc giống cây thân thảo, sống rất lâu năm. Phần lá mần ri thường dài và hẹp, 1 cuống từ thân cây ra 3 lá chét, thân có nhiều lông hơn lá. Rễ cây mần ri có hình trụ và xếp dài thành chùm. Hoa của cây thường nở quanh năm có màu vàng nên thường được gọi là cây màn màn hoa vàng hay cây mần ri bông vàng. Tuy nhiên, cây cũng có đặc điểm màu hoa khác nhau như hoa vàng, hoa tím, hoa trắng. Phần quả dài và có màu tím.
Cây cỏ mần ri được chia làm các loại chính gồm:
– Cây mần ri bông trắng (Cleome gynandra): Được sử dụng chủ yếu trong các bài thuốc trị xương khớp, cảm cúm, giải độc nếu bị rắn cắn.
– Cây mần ri bông tím (Cleome chelidonii): Là loại cây đã được chứng minh là mang đến hiệu quả cao trong các trường hợp mạn tính, viêm cầu thận cấp.
- Cây mần ri bông vàng (Cleome viscosa L): có vị cay, ít độc, chứa khoảng 25 - 35% chất béo. Được dùng để chữa nhức đầu, chảy máu chân răng, viêm tai giữa, vết thương lở loét, mụn nhọt....
Thành phần hóa học
Một số thành phần hoạt chất có chứa trong cây màn màn hoa vàng được chứng minh bao gồm: alucocleomin, glycosid, glucocapparin (các thành phần này đều là dược tính cao). Bên cạnh đó, trong hạt mần ri còn chứa khoảng 0,1% thành phần axit viscosic và 0,04% thành phần viscosin. Ngoài ra, các nồng độ chất béo, protein, vitamin A, đường khử giúp bổ sung dinh dưỡng, nâng cao sức khỏe cho người dùng cũng có chứa trong vị dược liệu này.
Bộ phận dùng, chế biến và thu hái
- Bộ phận sử dụng: Bao gồm toàn bộ thân, hạt, lá, rễ.
- Thu hái: Cây được thu hái quanh năm.
- Sơ chế, chế biến: Có thể dùng tươi hoặc khô đều được, người dân thường hay dùng tươi hơn.
Phân bố địa lý
Cây mần ri thường mọc ở các vùng có khí hậu nhiệt đới xuất hiện ở các nước Indonesia, Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ. Tại Việt Nam, cây được phân bố tại hầu hết tất cả các tỉnh thành từ Bắc đến Nam.
TÁC DỤNG CÂY MẦN RI
Cây mần ri chữa bệnh gì? Thảo dược màng ghi mang đến nhiều công dụng hữu hiệu trong việc điều trị bệnh, nhất là khi tất cả các bộ phận của cây đều được sử dụng để làm thuốc.
Theo quan điểm của Đông, dược liệu mần ri có tính ấm, vị đắng cay, có tác dụng giúp hóa đờm, giải độc, bồi bổ khí huyết, chủ trì các chứng đau nhức xương khớp, các triệu chứng liên quan thoát vị đĩa đệm, khí huyết bất lưu thông. Dưới đây là một số công dụng điều trị bệnh của cây mần ri.
Công dụng cây mần ri đối với bệnh thoát vị đĩa đệm, đau nhức xương khớp
Thông thường, bệnh đau nhức xương khớp vẫn hay gặp nhất ở những người cao tuổi hoặc khi thời tiết chuyển sang lạnh, gây khó khăn đối với quá trình vận động. Nếu càng để lâu, bệnh sẽ càng nguy hiểm, đặc biệt là tình trạng thoái hóa khớp. Cỏ mần ri có vị đắng, được dùng khá hiệu quả trong điều trị đau nhức xương khớp.
Công dụng cây mần ri chữa bệnh đau đầu, cảm sốt
Nguyên nhân của các căn bệnh này là do sự xâm nhập của vi khuẩn, virus, gây ra bởi hệ hô hấp kém, không khí không được lọc sạch. Sử dụng cây mần ri là phương pháp giúp điều trị hiệu quả nhất, trong khi đó, dùng thuốc kháng sinh sẽ gây ra một số tác dụng phụ, không tốt cho sức khỏe và làm ảnh hưởng đến sau này.
Công dụng của cây mần ri giúp điều trị xơ gan, viêm gan
Do những thói quen xấu trong việc ăn uống, sinh hoạt hàng ngày nên nhiều người rất dễ mắc phải bệnh viêm xơ gan, suy giảm chức năng gan. Cách để có thể điều trị hiệu quả nhất là thanh nhiệt, hàn thấp (tùy theo chứng vàng da). Màn ri là một trong những loại cây có tính ấm, vị đắng, hỗ trợ điều trị các bệnh về gan như gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan cực kỳ hiệu quả.
Ngoài ra, cây mần ri còn có công dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh khác như:
- Cảm cúm, đau nhức xương khớp, chữa nấc cụt, viêm tai, người bị da xanh, mệt mỏi, hay bị chóng mặt.
- Trị rắn cắn, giải độc hiệu quả.
- Hỗ trợ làm giảm đau, chữa sốt, thuốc lợi tiểu, chảy máu cam, nôn ra máu.
- Hỗ trợ điều trị các chứng như trầy da, bong gân, phong tê thấp, đau nhức xương khớp…
CÁCH DÙNG - MỘT SỐ BÀI THUỐC VỚI CÂY CỎ MẦN RI
➣ Bài thuốc cây mần ri chữa thoát vị đĩa đệm, nhau nhức xương khớp
– Cách 1: Dùng cây mần ri tươi giã nát cùng với muối hạt và đắp hỗn hợp này lên vị trí đau nhức do thoát vị. Cách này sẽ giúp lưu thông khí huyết, giảm sự căng cứng của cơ bắp. Sau một thời gian kết hợp áp dụng với thuốc tân dược sẽ giúp đẩy lùi chứng thoát vị hiệu quả.
– Cách 2: Dùng khoảng 40g cây mần ri hoa trắng hãm cùng với nước sôi khoảng 5-10 phút. Uống từ 200-300ml nước mần ri đều đặn hàng ngày. Kiên trì uống sẽ gip chữa chứng thoát vị đĩa đệm hiệu quả.
– Cách 3: Dùng cây mần ri tươi đã rửa sạch, để ráo, cắt thành từng khúc nhỏ dài khoảng 2-3cm sao vàng cùng củ gừng tươi đã cạo vỏ, dập nhuyễn. Sao vàng cho đến khi thấy mùi thơm thì đổ khoảng 40ml rượu trắng vào để sôi trong 3 phút.
Tiếp theo, chuyển tất cả phần thuốc này vào một miếng vải sạch khô rồi chườm lên vị trí bị thoát vị đĩa đệm. Chườm như vậy liên tục trong khoảng 20-30 phút đến khi thấy thuốc hết nóng thì mang bã lên chà xát nhẹ nhàng vị trí đau. Người bệnh nên thực hiện đều đặn mỗi ngày khi bị đau hoặc trước khi đi ngủ. Kiên trì khoảng 1-2 tuần sẽ thấy cơn đau được giảm rõ rệt.
➣ Bài thuốc cây mần ri trị viêm gan, xơ gan
– Cách 1: Dùng khoảng 6g cây mật nhân, 30g cây hạ liên châu, 50g cây mần ri sắc cùng 1,5l nước đến khi cô lại chỉ còn khoảng 1 lít, chia làm 2 lần uống trong ngày.
– Cách 2: Dùng 100g cây mần ri, 70g thù lù, 50g cây diệp hạ châu, sắc 2 lít nước dùng uống hàng ngày.
➣ Bài thuốc cây mần ri chữa đau đầu, cảm sốt
Chỉ cần dùng khoảng 20g rễ mần ri mang rửa sạch, giã nát và đắp lên vùng trán, thái dương. Những triệu chứng này sẽ giảm rất nhanh.
LƯU Ý KHI SỬ DỤNG MẦN RI
- Lựa chọn nguyên liệu kỹ lưỡng, không dùng những cây bị sâu bọ, mục nát, thuốc trừ sâu. Với những cây hô cần loại bỏ những cây bị mối mọt, ẩm mốc, có dấu hiệu hư hỏng.
- Không dùng cho phụ nữ có thai, cho con bú. Trường hợp trẻ em dưới 16 tuổi, cần có sự tư vấn của các chuyên gia.
- Không dùng những loại thuốc chườm, thuốc sắc khác trong khi dùng cây mần ri chữa thoát vị đĩa đệm.
- Người dùng cần phải thực hiện chế độ ăn khoa học, bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, luyện tập thể dục thể thao hàng ngày.
- Dùng thuốc cần phải có sự kiên trì mới thấy được kết quả của bài thuốc.
Sử dụng cây mần ri chữa bệnh là một phương pháp an toàn, hiệu quả và có thể áp dụng ngay tại nhà nhưng cần phải có sự tham khảo, tư vấn từ các bác sĩ, chuyên gia.
Quản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm