Cây dạ cẩm? dạ cẩm mua ở đâu, bài thuốc từ cây dạ cẩm

- Dược liệu
Cây dạ cẩm? dạ cẩm mua ở đâu, bài thuốc từ cây dạ cẩm

Dạ cẩm là loài cây mọc hoang dại ở các tỉnh miền núi và trung du phía Bắc Việt Nam. Cây còn có tên là cây Loét miệng, có công dụng đặc hiệu trong chữa trị bệnh dạ dày và viêm loét khoang miệng.

Cùng đọc bài viết để tìm hiểu những thông tin chính xác về cây Dạ cẩm, tác dụng trị bệnh và nơi cung cấp dược liệu Dạ cẩm.

I. TÊN GỌI

  • Tên tiếng Việt: Dạ cẩm, Loét mồm…
  • Tên khoa học: Hedyotis capitellata Wall. exg. Don
  • Họ khoa học: Rubiaceae (tức họ Cà phê)

 

Hình ảnh cây Dạ cẩm

Hình ảnh cây Dạ cẩm

 

II. MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM CÂY DẠ CẨM

1. Mô tả hình dáng cây Dạ cẩm

Cây Dạ cẩm còn được gọi là cây Loét mồm. Đây là một loài cây bụi dạng thân leo cao khoảng từ 1m đến 2m. Thân chính có dạng hình trụ, bề ngoài màu nâu, có lớp long ngắn bao phủ. Từ thân chính tỏa, tỏa ra nhiều cành nhánh nhỏ. Các cành nhánh còn non có bốn cạnh, sau khi trưởng thành thì tròn, hình trụ và phình to ở những đốt.

Lá cây Dạ cẩm là những lá đơn, mọc đối nhau qua cành nhánh. Phiến lá Dạ cẩm có hình bầu dục hoặc hình trứng. Chiều dài mỗi phiến lá khoảng từ 5cm đến 15 cm; chiều rộng của phiến lá từ 3cm đến 5cm. Lá cây màu lục, mặt trên nhẵn bóng và đậm, mặt dưới hơi nhạt. Cuống lá dạ cẩm ngắn, mặt dưới của phiến lá nổi rõ đường gân nối liền với cuống lá.

Cây Dạ cẩm trổ hoa từ đầu cành hay ở các kẽ lá. Mỗi chùm hoa hình xim, phân đôi rồi tụ lạ thành hình cầu. Mỗi chùm hoa chứa nhiều hoa nhỏ hình ống và có sắc trắng. Hoa kết quả có cầu, quả rất nhỏ, bên trong chứa hạt màu đen.

Tại Việt Nam, có Dạ cẩm thân xanh và Dạ cẩm thân tím, có lông bao phủ hoặc trơn nhẵn. Tuy nhiên đây đều cùng là một loài và có tác dụng dược lý như nhau.

 

2. Cây Dạ cẩm mọc ở đâu?

Tại Việt Nam, cây Dạ cẩm chủ yếu mọc hoang, ít khi thấy Dạ cẩm được trồng. Loài cây này phân bố rộng rãi ở những vùng cao khoảng 1000m so với mực nước biển. Cây Dạ cẩm có cả ở cả vùng núi và trung du. Dạ cẩm có nhiều ở các tỉnh phía bắc như: tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Bắc Cạn, tỉnh Bắc Giang, tỉnh Lạng Sơn, tỉnh Phú Thọ, Hà Tây (thuộc Hà Nội), hay tỉnh Hà Giang…

 

3. Bộ phận thu hái

Cây Dạ cẩm cho thân cành, lá để làm dược liệu.

Người dân tiến hành thu hái Dạ cẩm quanh năm, tuy nhiên thời điểm thích hợp nhất là trước khi cây trổ hoa. Lúc này thân cây mập mạp, lá dày.

Sau khi thu hái thân cành cây Dạ cẩm cần nhanh chóng rửa sạch, thái khúc khoảng 5 cm đến 7 cm, rồi phơi hoặc sấy khô. Cũng có thể bào chế dạng cao mềm để dùng dần.

 

III. THÀNH  PHẦN HÓA HỌC DẠ CẨM

Các nhà khoa học đã tìm ra trong thân cành cây Dạ cẩm có những chất hóa học chính sau:  Ancaloid, Tanin và Saponin.

 

IV. DẠ CẨM CÓ TÁC DỤNG GÌ?

1. Tác dụng chung

Dạ cẩm là vị thuốc được sử dụng chủ yếu trong Y học cổ truyền. Theo đó, Dạ cẩm có tác dụng:

  • Thanh nhiệt
  • Giải độc
  • Giảm đau
  • Tiêu viêm
  • Lợi tiểu
  • Chủ trị: bệnh viêm loét dạ dày, viêm họng, lở loét ngoài da.

Ngoài ra theo kinh nghiệm dân gian, cây Dạ cẩm trị bệnh viêm loét miệng rất hiệu quả, dùng được cả cho trẻ nhỏ và người lớn mà không có tác dụng phụ. Người dân thường lấy cành lá cây nấu thành thứ nước màu tím để ngậm và xúc họng, trị viêm loét ở khoang miệng. Vì thế mà cây còn có tên gọi là cây Loét miệng.

 

Dược liệu Dạ cẩm khô

Dược liệu Dạ cẩm khô

2. Tác dụng trị bệnh dạ dày

Theo Nội khoa Việt Nam, GS.TS Phạm Xuân Sinh (Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Dược học cổ truyền, Trường Đại học Dược Hà Nội) cho biết:  Dạ cẩm trên thực tế lâm sàng đã cho thấy tác dụng giảm cơn đau dạ dày, trung hòa axit dạ dày, giảm bớt tình trạng ợ hơi, ợ chua, đồng thời làm cho vết ở dạ dày loét nhanh lành lại, từ đó góp phần làm cho sức khỏe của người bệnh nhanh chóng hồi phục

Ngoài ra, theo kinh nghiệm dân gian, đặc biệt tại tỉnh Lạng Sơn, cây Dạ cẩm đã được sử dụng làm thuốc chữa bệnh viêm loét dạ dày từ xưa. Tới năm 1962, Bệnh viện Lạng Sơn (sau này là BV Đa khoa tỉnh Lạng Sơn) đã đưa cây Dạ cẩm vào điều trị bệnh đau dạ dày. Dựa trên những thực nghiệm lâm sang, các bác sĩ đã nhận thấy cây Dạ cẩm có tác dụng giảm đau, trung hòa axit trong dạ dày và có khả năng giảm tình trạng ợ chua, làm cho vết loét se lại và nhanh chóng lành.

Hiện tại, cây Dạ cẩm đã được nhiều thầy thuốc Y học cổ truyền trong cả nước nghiên cứu và ứng dụng trong trị bệnh viêm loét dạ dày, đau dạ dày.

 

V. CÁCH DÙNG VÀ LIỀU DÙNG DẠ CẨM

  • Cách dùng: Dạ cẩm có thể dùng theo các cách: Dạng thuốc sắc, hãm, nấu cao mềm, cũng có thể tán thuốc bột hay dạng cốm, dùng ngoài giã cành lá tươi.
  • Liều lượng: Mỗi ngày từ 20 gram đến 40 gram Dạ cẩm khô, dùng ngoài lấy lượng Dạ cẩm tươi sao cho phù hợp.

 

VI. MỘT SỐ BÀI THUỐC TRỊ BỆNH TỪ DẠ CẨM

Theo y học cổ truyền phương Đông, có nhiều cách để sử dụng dược liệu Dạ cẩm trị bệnh. Có thể dùng độc vị hoặc kết hợp với nhiều loại thuốc khác. Người viết xin giới thiệu tới bạn đọc một số bài thuốc trị bệnh từ dược liệu Dạ cẩm.

1. Dạ cẩm chữa bệnh đau dạ dày

Cách 1: Sắc thuốc Dạ cẩm

- Lấy cành lá Dạ cẩm khô với lượng khoảng từ 10 gram đến 25 gram, rửa sạch rồi cho vào nồi đất. Sau đó thêm nước cho ngập Dạ cẩm rồi đun trên lửa nhỏ khoảng 45 phút.

- Cách dùng: Chắt nước thuốc ra mà uống, uống làm 3 lần trong ngày. Nếu thấy khó uống có thể thêm chút đường phèn cho dễ uống. Uống trước khi ăn hoặc khi lên cơn đau dạ dày.

Cách 2:  Nấu cao Dạ cẩm

- Nguyên liệu:

  • Tìm lấy cành lá cây Dạ cẩm đã sấy khô với lượng 7kg
  • Đường kính 2kg
  • Mật ong 1kg.

- Cách làm: Lấy cành lá dạ cẩm rửa sạch rồi nấu thành cao đặc. Cho thêm 2kg đường kính vào khuấy chô tan rồi nấu dưới lửa nhỏ cho cô đặc. Cuối cùng cho thêm 1 lít mật ong rừng tự nhiên vào đảo đều, đóng thành các chai nhỏ. Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để tránh ẩm mốc, lên men.

- Cách dùng: Ngày uống 3 lần, mỗi lần khoảng 10 gram (chừng 1 thìa canh). Uống loại cao này trước khi ăn hoặc trong cơn đau dạ dày.

Cách 3: Cốm dạ cẩm

- Nguyên liệu:

  • Dạ cẩm khô 7kg,
  • Cam thảo 1kg,
  • Đường kính 2kg và hồ nếp vừa đủ.

- Cách làm: Dạ cẩm và Cam thảo đem tán bột mịn, trộn đều rồi sau đó trộn thêm đường kính và hồ nếp khuấy cho đủ dính rồi làm thành các viên cốm nhỏ.

- Cách dùng: Ngày uống 2 lần, liều dùng cho người lớn mỗi ngày từ 10 gram đến 15 gram, trẻ em từ 5 gram đến 10 gram. Uống trước khi ăn hoặc khi đau.

 

2. Dạ cẩm chữa bệnh viêm loét miệng, lưỡi, niêm mạc họng

Cách 1: Dùng lá tươi

Tìm cây Dạ cẩm mà lấy lá và những ngọn ngọn non. Sau đó rửa sạch, ngâm với nước muối loãng rồi để cho ráo nước. Lúc này mới tiến hành giã cho nát, rồi vắt lấy nước, bỏ bã. Lấy nước này uống, đồng thời bôi vào vết loét ngày 2 lần.

Cách 2: Sắc thuốc

Lấy khoảng 12 gram đến 25 gram dạ cẩm khô, rửa sạch, sắc nước thuốc. Dùng nước này uống 2- 3 lần trong ngày. Nên uống trước khi ăn.

Cách 3: Nấu cao dạ cẩm.

Lấy Dạ cẩm nấu thành cao lỏng như hướng dẫn bên trên rồi thêm mật ong bôi vào các vết loét trên miệng lưỡi.

 

VI. LƯU Ý KHI SỬ DỤNG DẠ CẨM

Dạ cẩm là nam dược rất dễ tìm kiếm, lại rất tốt cho những người bị bệnh đau dạ dày. Hơn nữa, vị thuốc này ít gây ra những tác dụng phụ. Tuy nhiên, các thầy thuốc y học cổ truyền khuyến cáo phải cẩn trọng vị thuốc Dạ cẩm đối với những người dị ứng với những thành phần hóa học có trong dược liệu và người đang mang thai.

Những thông tin trong bài viết về cây Dạ cẩm và những bài thuốc trị bệnh từ cây Dạ cẩm chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu bạn mắc chứng loét miệng, đau dạ dày và cần đến dược liệu Dạ cẩm để chữa trị thì cần phải đến gặp các bác sĩ Y học cổ truyền để được thăm khám bệnh và chỉ định lượng dùng cũng như hướng dẫn bài thuốc. Không tùy ý sử dụng.

=> Vị thuốc có tác dụng chữa tiêu chảy và ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư: https://onplaza.vn/duoc-lieu/day-coc-n220.html

 

VII. MUA DẠ CẨM Ở ĐÂU?

Dược liệu Dạ cẩm được bán phổ biến tại các tiệm thuốc Nam, thuốc Bắc trên toàn quốc với giá từ 100.000đ đến 200.000đ cho 1kg.

Bạn nên lựa chọn nơi cung cấp Dạ cẩm có uy tín, thường là các nhà thuốc đã được xây dựng thương hiệu lâu năm qua đánh giá của người tiêu dùng. Trước khi mua dược liệu Dạ cẩm cần phải biết rõ nguồn gốc, xuất xứ, quy trình thu hái và chế biến đảm bảo không có chất bảo quản, không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật quá ngưỡng quy định.

Không nên mua Dạ cẩm được rao bán không rõ nguồn gốc trên mạng xã hội. Nếu mua nên mua ở các địa chỉ uy tín, có cơ sở thu hái và chế biến rõ ràng, tránh trường hợp mua giá rẻ nhưng chất lượng thấp, dược liệu bị mối mọt, hư hỏng.


About
Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Cây dạ cẩm? dạ cẩm mua ở đâu, bài thuốc từ cây dạ cẩm

Quản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Nhấn vào đây để đánh giá
Hỗ trợ 24/7
Bảo mật thanh toán
0.21649 sec| 1777.789 kb