Thị đế chính là phần tai của quả hồng chín sau khi ăn. Ít ai biết phần tai này lại mang đến nhiều công dụng chữa bệnh như trị ho, nấc, tiểu đêm nhiều lần…rất hiệu quả. Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến quý vị và các bạn rõ hơn về dược liệu thị đế này.
Một loại dược liệu khác cũng rất thân thuộc trong dân dan đó là Trần bì vậy trần bì là gì các bạn có thể tìm hiểu qua bài Trần bì là gì? Trần bì có công dụng gì? Sẽ vô cùng bất ngờ đấy
GIỚI THIỆU VỊ THUỐC THỊ ĐẾ
Tên gọi thị đế
– Tên thường gọi: Thị đế
– Tên gọi khác: Tai hồng, mạy chí (Tày), mác pháp, thị đinh.
– Tên khoa học: Diospyros kaki L. f.
– Họ: Thị (Ebenaceae).
Đặc điểm của dược liệu thị đế
Cây hồng là cây ăn quả lâu năm, có chiều cao khoảng từ 5-10m, phần lá có cuống ngắn, đồng thời chiều dài không quá 1cm. Phiến lá của cây hồng có hình trứng, chiều dài khoảng từ 7-14cm, chiều rộng từ 4-8cm, phần mép hơi lượn sóng. Cây hồng thường ra hoa vào khoảng tháng 6 và ra quả vào khoảng tháng 9-10. Những cây đực và cây cái riêng biệt, hoặc cũng có khi hoa cái, hoa đực trên cùng một cây.
Vị thuốc thị đế chính là tai quả hồng
Hoa đực mọc khoảng 2-3 cái hình tán, hoa cái thường mọc đơn độc. Khoảng tháng 9-10 ra quả khi chín có màu đỏ thẫm hoặc màu vàng. Thị đế là tên dược liệu của tai quả hồng. Quả hồng sau khi chín được lấy phần tai mang phơi hoặc sấy khô để làm thuốc.
Mô tả dược liệu thị đế
Dược liệu thị đế có đường kính khoảng 1,5-2,5cm, hình tròn dẹt, phần ở giữa hơi dày, nhơi nhô lên, có vết sẹo tròn của phần cuống quả đã rụng. Phần mép của thị đế tương đối mỏng, xẻ tư, phần miếng xẻ cũng thường bị uốn cong lên, rất dễ gẫy nát.
Phần đáy vẫn còn cuống quả hoặc chỉ còn vết cuống quả ở dạng lỗ tròn. Mặt bên ngoài màu nâu đỏ hoặc vàng nâu, phủ đầy lông nhỏ. Chất khá giòn và cứng, vị chát và không mùi.
Phân bố địa lý
Cây hồng là loài cây phổ biến được trồng tại khắp các tỉnh miền Bắc nước ta và một số tỉnh phía Nam như Tây Nguyên, Lâm Đồng… Ngoài ra, giống cây này còn mọc hoang tại Nhật Bản và Trung Quốc.
Bộ phận dùng làm thuốc
Sau khi ăn hồng xong, thu lấy tai (thị đế) để phơi hoặc sấy khô. Ngoài ra, những bộ phận khác trong quả hồng cũng đều có thể dùng làm thuốc, bao gồm:
– Thị tất: Đây chính là nước ép của những quả hồng khi còn xanh, sau đó mang đi phơi hoặc sấy khô để điều trị bệnh tăng huyết áp.
Qủa hồng là loại quả rất phổ biến tại Việt Nam
– Thị sương: Đây chính là đường có trong quả hồng, được thu thập từ việc đun hồng trong nồi nhỏ, đun trong nhiệt độ vừa phải, đến khi thành đường thì mang đổ ra khuôn. Khi chất trên khô và bị keo lại, dùng dao cắt thành từng miếng nhỏ và mang phơi cho đến khi khô hẳn. Dân gian thường sử dụng thị sương để trị đau họng, ho.
– Lá hồng: Là một trong những vị thuốc có công dụng diệt khuẩn, tiêu viêm, cầm máu, trị mất ngủ, hạ huyết áp.
Bào chế: Tai hồng mang đi bào phơi hoặc sấy khô để dùng làm thuốc.
Bảo quản: Tại nơi khô ráo, thoáng mát.
Thành phần hóa học
Tai của quả hồng có chứa loại thành phần hóa học chính và quan trọng gọi là tanin. Trong thành phần tanin có chứa nhiều loại axit khác nhau như axit tritecpenic, oleanolic, axit ursolic, axit betulinic. Đây cũng chính là hoạt chất khiến cho quả hồng có vị chát khi còn xanh, khi chín thì tự mất đi.
TÁC DỤNG VÀ LIỀU DÙNG CỦA THỊ ĐẾ
Theo y học cổ truyền, vị thuốc thị đế có vị đắng, tính ôn mang tác dụng trị nấc, ho, đầy bụng, tiểu đêm.
Liều lượng sử dụng
Mỗi ngày dùng khoảng từ 6-10g dưới dạng thuốc bột hay thuốc sắc.
BÀI THUỐC THỊ ĐẾ CHỮA BỆNH
Bài thuốc chữa đầy bụng, nấc
Dùng mỗi vị 8g thị đế, đinh hương; 5 lát sinh khương, 600ml nước, sắc chỉ còn 200ml. Sắc xong, chia làm nhiều lần uống trong ngày. Ngoài ra, người dùng cũng có thể thêm 2 trần bì và bán hạ, 4 gam thanh bì để tăng độ hiệu quả.
Dược liệu thị đế thường được dùng trong các bài thuốc chữa nấc cụt
Bài thuốc thị đế trị nôn mửa, nấc cụt
Dùng mỗi vị 12g thị đế, gừng tươi; 4g đinh hương, 16g nhân sâm. Mang sắc tất cả những nguyên liệu trên, mỗi ngày dùng 1 thang, chia làm 2 lần uống.
Bài thuốc chữa nấc, chứng hư hàn ách nghịch
Dùng các nguyên liệu thị đế, đinh hương, đảng sâm. Mang sắc tất cả những nguyên liệu trên, chia làm 2 phần, dùng thuốc uống trong ngày. Dùng mỗi ngày 1 thang để trừ hàn, ích khí, giáng nghịch và ôn trung.
Bài thuốc trị nấc cụt do hàn
Dùng mỗi vị 8g thị đế, đinh hương; mỗi vị 4g lương khương, cam thảo, 5 lát sinh khương. Mang tất cả những nguyên liệu trên tán thành bột. Mỗi lần dùng khoảng 5-8g. Duy trì bài thuốc này đều đặn để tán hàn, chỉ thống, giải uất, thuận khí.
Lưu ý khi dùng vị thuốc thị đế
Khi sử dụng vị thuốc này, người dùng cần phải lưu ý:
– Không dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú vì thị đế có thể gây hại.
– Trong quá trình dùng, nếu như thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường, hãy tạm ngưng dùng và thông báo ngay cho bác sĩ.
– Thị đế có thể tương tác cùng với một số thuốc, thực phẩm chức năng hoặc dược liệu khác mà bạn đang dùng. Để đảm bảo hiệu quả và an toàn khi sử dụng, bạn nên hỏi ý kiến thầy thuốc và bác sĩ trước khi muốn sử dụng bất kỳ dược liệu nào.
– Để dùng thị đế an toàn, hiệu quả, bạn cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ, thầy thuốc đông y uy tín.
– Hiện nay, trên thị trường Việt Nam có rất nhiều loại dược liệu thị đế khác nhau nên cần phải chú ý trong việc lựa chọn nguyên liệu, tránh làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
Trên đây là một số thông tin về vị thuốc thị để, hy vọng sẽ hữu ích đến bạn. Nội dung trong bài viết mang tính chất tham khảo nên khi có nhu cầu sử dụng, bạn cần phải nhờ đến sự tư vấn của thầy thuốc, bác sĩ, người có chuyên môn.
Quản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm