Cây quế rừng? Tác dụng chữa bệnh trong y học của cây quế

- Dược liệu
Cây quế rừng? Tác dụng chữa bệnh trong y học của cây quế

Cây quế rừng được cho là một trong những loại gia vị có lịch sử tồn tại lâu dài nhất trong lịch sử loài người. Y học phương Đông đánh giá rất cao về tác dụng của cây quế với việc chữa bệnh của con người nên đã xếp quế là 1 trong "Tứ đại danh dược" (gồm Sâm-Nhung-Quế-Phụ).

Bài viết sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến quý vị và các bạn những thông tin liên quan đến cây quế rừng để hiểu hơn về giá trị của loại thảo dược dược liệu này.

I.GIỚI THIỆU CÂY QUẾ RỪNG 

Tên gọi cây quế

- Tên thường gọi: Quế, Quế đơn, Quế bì. 

- Tên gọi khác: Quế Trung Quốc, Ngọc thụ, Mạy quẻ (Tày), Kía (Dao),  Quế quảng, Nhục quế, Quế thanh,

- Tên khoa học: Cinnamomum cassia Presl

- Họ khoa học: Thuộc họ Long lão - Lauraceae.

Hình ảnh của cây quế rừng

Hình ảnh của cây quế rừng

 

Đặc điểm của cây quế rừng 

- Cây quế rừng có thân cây nhỡ hoặc cây to, chiều cao khoảng từ 8-10m, cũng có khi hơn. Cành quế là hình trụ nhẵn với màu nâu đen. - Lá quế đôi khi mọc so le, mọc đối xứng nhau, phiến lá dai, hình mũi giáo, hình bầu dục, hơi nhọn hoặc đầu tù, gốc tròn. 

- Mặt trên lá là màu lục sáng, bóng và nhẵn, mặt dưới có màu xỉn, hơi bạc, lông ngắn rải rác.

- Cuống lá rất ngắn, phẳng hoặc hơi có rãnh, 3 gân mờ chạy dọc đến gần phần đầu lá. 

- Tại lá non có màu hồng nhạt, vỏ và lá vò ra thường ngửi thấy có mùi quế nhẹ. 

- Hoa quế màu trắng, thơm. Hoa sẽ mọc thành chùm tại phần đầu cành và kẽ lá, mặt trong lá là màu vàng, cuống hoa và bao hoa có lông. 

- Phần quả quế khá mọng, dài khoảng 1-1,5cm, bẹt tại đầu, hình bầu dục, bao bọc bởi những lá đài rất ngắn được tồn tại, dính nhau tại gốc. 

- Mùa hoa nở vào tháng 3-4, mùa quả thường vào tháng 5-6 kéo dài đến tháng 2-3 năm sau.

 

Đặc điểm phân bố và sinh thái 

- Phân bố: Cây quế rừng được phân bố tại nhiều nơi, nhiều khu vực trên thế giới như Mianma, Nam Trung Quốc, Indonesia, Lào, Campuchia, Ấn Độ, Việt Nam... Tại Việt Nam, cây quế rừng được phân bố rộng rãi ở các tỉnh từ Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bình Dương, Tây Ninh. 

- Đặc điểm sinh trưởng: Cây quế rừng nằm trong nhóm cây ưa sáng, lúc nhỏ chịu bóng mát, sinh trưởng và mọc rải rác tại các quần thể rừng kín xanh ẩm. Ngoài ra, cây quế cũng sinh trưởng tại rừng thứ sinh, ưa đất đai màu mỡ, tơi xốp, không chịu được hạn. Cây quế là giống cây ra nhiều hoa quả hàng năm, thường tái sinh tự nhiên từ hạt rơi xuống đất với điều kiện, độ che tán của rừng từ 0,2-0,4.

Với những cây quế rừng còn non, sau khi bị chặt sẽ có khả năng tái sinh cây chồi. Ở nước ta, có 4 vùng trồng cây quế rừng khá nổi tiếng bao gồm: Vùng Quế Yên Bái, vùng Quế Quế Phong, vùng Quế Trà Mi, Trà Bồng (Quảng Nam), vùng Quế Thường Xuân (Quảng Ninh). 

 

Bộ phận sử dụng của cây quế 

Thu hái vỏ thân, vỏ cành vào mùa hè, vỏ thân thu ở những cây to có vỏ dày, phơi hoặc sấy khô để dùng làm thuốc. Thường được gọi là nhục quế. 

Vỏ thân, cành, thu hái vào mùa thu hoặc mùa hạ, ủ hoặc để nguyên như vậy cho khô dần tại chỗ thoáng gió, râm mát, có thể chiết để lấy tinh dầu. 

Quế được sử dụng để chiết lấy tinh dầu

Quế được sử dụng để chiết lấy tinh dầu

 

Thành phần hóa học 

Trong vỏ cây quế chứa rất nhiều tinh dầu (chiếm tới 1,2-1,5%) và tanin. Đặc biệt, tinh dầu này lại rất giàu aldehyd cinnamic (80,85%).  Ngoài ra, trong thành phần hóa học của quế không có eugenol nhưng có một lượng nhỏ acid cinnamic, acetat cinnamyl và o-methoxycinnamaldehyd; còn có cinnzeylanol, cinnzeylanin.

 

Cách dùng và liều dùng quế 

- Nghiền bột quế: Bột quế có chứa rất nhiều thành phần tốt như vitamin A, vitamin B1, vitamin C,...cùng mùi thơm đặc trưng nên được dùng giống như một gia vị trong nấu ăn và điều trị bệnh. 

- Quế chi: Đây là những cành quế nhỏ được lấy và thu hái trực tiếp tại những cây trưởng thành. 

- Thuốc cinnamon: Là những chiết xuất từ quế cùng các thảo dược khác, thường sử dụng dành cho trẻ nhỏ. 

- Nhục quế: Là phần vỏ trên thân cây quế. 

- Tinh dầu quế: Được chiết xuất từ vỏ, thân, lá hoặc rễ quế, dùng phổ biến thứ 2 chỉ sau cách dùng ở dạng bột. 

Dựa trên tình trạng về độ tuổi, sức khỏe, giới tính mà liều dùng quế khác nhau. Theo một số nghiên cứu, người trưởng thành có sử dụng 1-1,5gram quế/ngày. 

 

Bảo quản quế 

Bảo quản tại nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt, ẩm mốc.

 

II.VỊ THUỐC QUẾ CÂY RỪNG 

Tính vị 

Quế rừng có mùi thơm nồng, vì cay ngọt, quy vào kinh Thận - Tỳ - Tâm - Can, có tác dụng làm nóng, tán phong hàn, giảm đau. 

 

Tác dụng dược lý 

Quế là thảo dược có dược tính khá mạnh:

- Quế đã được dùng rất lâu đời, từ thời xa xưa như một loại thảo dược và gia vị chữa bệnh. 

- Nhờ có hợp chất cinnamaldehyde mang đến mùi vị đặc trưng và đóng vai trò gia tăng dược tính mạnh. 

- Trong thành phần của quế có chứa polyphenol-chất chống oxy hóa tự nhiên giúp cơ thể chống lại gốc tự do, bảo vệ cơ thể khỏi sự oxy hóa. Tác dụng chống oxy hóa của vỏ cây quế còn cho kết quả cao hơn cả tỏi và kinh giới. 

- Quế có tác dụng chống viêm. Từ đó giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm, nhiễm trùng. 

- Quan quế cũng được sử dụng bài thuốc Ấm thận bổ hỏa, ôn thận tráng dương nên rất hữu ích đối với người bị thận dương hư nhược, bụng lạnh, tỳ vị hư hàn, đi tả lâu ngày.

Vị thuốc cây quế rừng

Vị thuốc cây quế rừng

 

Tác dụng của vỏ quế rừng theo nghiên cứu y học hiện đại

Hiện nay, vỏ quế được sử dụng khá phổ biến trong cuộc sống như pha cùng trà để uống, làm gia vị trong việc chế biến món ăn. 

- Tác dụng đối với hoạt động não bộ: Các nhà khoa học tại Hoa Kỳ đã chứng minh, vỏ quế mang đến dược tính rất tốt cho hoạt động não bộ của con người. Sử dụng quế thường xuyên có thể giúp làm giảm căng thẳng, minh mẫn tinh thần, tăng cường độ làm việc hiệu quả. 

- Tác dụng giúp làm giảm đau: Sử dụng vỏ quế, tán nhỏ ngâm cùng với rượu nguyên chất từ 7 ngày rồi thoa lên những vết sưng đỏ, khớp bị đau sẽ giúp làm giảm đau trật khớp, bong gân, đau khớp. 

- Tác dụng giúp chống say tàu xe: Khi đi tàu xe, có thể ngâm 1 miếng quế để chống nôn, say khi nằm trên tàu xe. Hoặc cũng có thể pha  một ấm trà quế, dùng khoảng 50% trước khi lên xe 30 phút. Còn 50% còn lại lên xe ngậm từng ngụm trà ấm để giúp làm giảm say xe hiệu quả. 

- Tác dụng hỗ trợ điều trị tiểu đường: Quế có tác dụng giúp kiểm soát lượng đường huyết trong máu nên rất phù hợp sử dụng cho người bệnh tiểu đường. 

- Tác dụng giúp khử mùi: Đặt miếng quế trong tủ đồ, giày, trong phòng hoặc ngăn tủ lạnh sẽ giúp khử mùi hôi, ẩm mốc. 

- Tác dụng hỗ trợ điều trị tim mạch: Vỏ quế có chứa các hợp chất làm loãng máu, hỗ trợ giúp lưu thông máu, đồng thời, loại bỏ những chất độc hại gây tắc mạch máu. Vì thế, người dùng vỏ quế thường xuyên sẽ giúp làm giảm các bệnh tim mạch, tắc nghẽn mạch máu não, đột quỵ.

- Tác dụng hỗ trợ làm sạch răng miệng: Dùng quế cùng với muối để súc miệng sẽ giúp miệng không bị hôi và giữ cho miệng luôn thơm tho. 

 

III. ỨNG DỤNG CỦA CÂY QUẾ RỪNG 

Ứng dụng của cây quế rừng trong các bài thuốc 

- Bài thuốc chữa đau bụng, kích thích tiêu hóa:

+ Dùng 4g vỏ cành quế ngâm rượu uống. Rượu quế giúp làm ấm bụng, kích thích hệ tiêu hóa. 

- Bài thuốc chữa tiêu chảy:

+ Nguyên liệu: 4g vỏ quế, 2 lát gừng nướng, 4g hạt cau già, 19g gạo nếp rang vàng. 

+ Thực hiện: Dùng tất cả những nguyên liệu trên cho vào ấm để sắc với nước, dùng nước uống đều đặn 2 lần/ngày cho đến khi các triệu chứng tiêu chảy bị đẩy lùi. 

- Bài thuốc trị chứng hạc tất phong và âm thư:

+ Nguyên liệu: 4g sinh cam thảo, 2g gừng nướng đen, 40g thục địa, 4g nhục quế, 12g lộc giác giao. 8g bạch giới tử

+ Thực hiện: Mang tất cả những nguyên liệu trên cho vào ấm, sắc lấy nước để uống. 

- Bài thuốc trị chứng viêm họng:

+ Nguyên liệu: 2g cam thảo, 2g nhục quế, 2g gừng khô. 

+ Thực hiện: Mang những nguyên liệu trên tán mịn, sau đó mang hòa cùng nước để ngậm. Ngậm được khoảng 15 phút thì nuốt từ từ. Ngày thực hiện 2-3 lần. 

- Bài thuốc trị chứng tụ máu, bầm tím do bị thương

+ Nguyên liệu: 80g nhục quế, 100g bồ hoàng, 80g đương quy. 

+ Thực hiện: Mang những nguyên liệu này đi tán nhỏ, bảo quản bột trong hũ thủy tinh đậy nắp kín. Mỗi lần dùng 1 thìa nhỏ hòa cùng rượu để uống. 

- Bài thuốc trị chứng đau bụng kinh, đau bụng do hư hàn

+ Nguyên liệu: 5g nhục quế, 4g cam thảo, 16g thục địa, 12g đương quy, 5g can khương. 

+ Thực hiện: Sắc lấy nước uống mỗi ngày. 

Cây quế rừng được ứng dụng trong nhiều bài thuốc khác nhau

Cây quế rừng được ứng dụng trong nhiều bài thuốc khác nhau

 

Ứng dụng của quế trong cuộc sống hàng ngày 

- Dùng làm trà: Tán nhỏ quế cùng các thảo mộc khác cho vào túi lọc để tạo nên loại trà quế thơm. 

- Trà quế túi lọc: Cho bột quế vào túi lọc vào ly và cho nước sôi vào, để trong khoảng 2 phút là có thể dùng được, giúp giảm căng thẳng, ngủ ngon hơn. 

- Dùng quế chiết xuất làm tinh dầu: Tinh dầu quế dùng trong xông hơi, treo trong phòng, treo trong ô tô. 

- Dùng quế nấu ăn: Vỏ quế là gia vị trong các món ăn như tiềm thuốc bắc, khử mùi hôi từ gia cầm như vịt, gia cầm, mùi tanh của cá. 

 

Tác dụng phụ của cây quế rừng 

Nếu như không dùng cây quế rừng đúng cách sẽ mang đến một số tác dụng phụ như:

- Làm tổn thương gan. 

- Tăng nguy cơ gây bệnh ung thư. 

- Làm hạ đường huyết. 

- Gây nên một số vấn đề về hô hấp: nôn mửa, khó thở, ho...

Ngoài ra, cây quế rừng cũng được khuyên không nên dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ em. Hi vọng, những thông tin trên đây mang đến sự hữu ích dành cho quý vị và các bạn. Dược liệu quý của việt nam: Cây quế rừng ? Tác dụng của chữa bệnh trong y học của cây quế <= Click ngay


About
Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Cây quế rừng? Tác dụng chữa bệnh trong y học của cây quế

Quản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Nhấn vào đây để đánh giá
Hỗ trợ 24/7
Bảo mật thanh toán
0.15898 sec| 1650.266 kb