Lô hội: Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ

- Dược liệu
Lô hội: Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ

Cây lô hội hay còn gọi là cây nha đam, long tu… Loài cây này được sử dụng làm dược liệu và mỹ phẩm nổi tiếng trên toàn thế giới với cái tên Aloe vera. Nhưng bên cạnh những công dụng ưu việt, cây lô hội còn có những tác dụng phụ không mong muốn nếu sử dụng không đúng đối tượng và sử dụng sai cách. Cùng tham khảo những thông tin dưới đây để hiểu rõ hơn về cây lô hội, liều dùng và những tác dụng phụ của loài cây thân mềm này.

I- KHÁI QUÁT VỀ CÂY LÔ HỘI

Mô tả hình dạng cây lô hội

Cây Lô hội là loài cây thuộc họ Loa kèn. Toàn thân cây màu xanh lục, thân cây mềm, mọng nước. Chiều cao của cây lô hội chừng 35cm đến 50cm. Thân cây to, được tạo thành bởi các đốt ngắn.

Hình ảnh cây lô hội (tức cây nha đam)

Hình ảnh cây lô hội (tức cây nha đam)

Lá cây lô hội dài, tựa hình lưỡi mác, không có cuống. Lá tạo thành các bẹ xoáy ốc bao bọc lấy thân cây. Đầu lá nhọn, mép lá hình răng cưa nhọn, đôi khi cứng như gai.

Hoa của cây lô hội mang sắc vàng, trổ ra từ chùm lá. Hoa có 6 cánh, đài hoa dạng ống. Cây thường có hoa vào mùa hè, khi tiết trời nắng nóng.

Hình ảnh hoa lô hội (tức cây nha đam)

Hình ảnh hoa lô hội (tức cây nha đam)

Cây lô hội rất ưa ánh sáng, trồng thích hợp ở nơi đất ẩm nhưng cao ráo, đất cát pha, có nhiều mùn, yêu cầu thoát nước nhanh và không bị ngập úng. Loài cây này không ưa tiết trời lạnh và không ưa bóng.

 

Nguồn gốc và phân bố

Cây lô hội có nguồn gốc từ Bắc Phi. Theo các thông tin người viết tham khảo được thì vào cuối thế kỷ thứ 13, cây lô hội đã được Marco (người Ý) đưa sang Trung Quốc. Sau đó, cây lô hội được đưa từ Trung Quốc về Việt Nam.

Tại nước ta, cây lô hội hay còn gọi là cây nha đam được trồng làm cảnh hoặc trồng thành vùng nguyên liệu tại khắp đất nước. Tuy nhiên, cây nha đam có nhiều ở các tỉnh có nền đất cát pha và nắng nóng quanh năm như Bình Thuận, Ninh Thuận như vùng Phan Rang, Phan Thiết...

 

II- LÔ HỘI CÓ CÔNG DỤNG GÌ

Kháng khuẩn

Các nhà khoa học đã tìm ra trong dịch nha đam có các hợp chất kháng lại khuẩn lao; nhựa từ cây lô hội có tác dụng sát khuẩn và giảm đau. Cách đây vài năm, TS. Peter Atherton, Đại học Oxford đã tiến hành nghiên cứu cây lô hội. Chính bản thân ông đã sử dụng dịch chiết xuất từ cây nha đam tươi để uống mỗi ngày. Kết quả mà TS Peter Atherton đưa ra là các chứng viêm mạn tính mà ông mắc phải do hút thuốc lá trong thời gian dài đã chấm dứt, sức khỏe cải thiện rõ rệt.

 

Nhuận tràng, phòng chống táo bón

Trên thế giới, nhiều nơi sử dụng lô hội như một vị thuốc có tác dụng nhuận tràng và trị bệnh táo bón. Sở dĩ, lô hội cải thiện được bệnh táo bón vì dịch nhầy trong cây nha đam rất thích hợp để trị các chứng đầy hơi, viêm ruột, phân có dịch nhầy. Tại nước Pháp, nhiều loại thuốc biệt dược chứa thành phần chiết xuất từ lô hội để trị chứng táo bón và thuốc xổ. Hay ở Việt Nam, các thầy thuốc Đông y dùng lô hội như một vị thuốc có tính hàn quy vào kinh đại trường. Bài thuốc đông y chữa táo bón do nhiệt kết gồm các vị sau: Lấy 6gram lô hội rồi nghiền nát rồi chia đều vào 6 viên nang. Mỗi ngày sử dụng 2 lần, mỗi lần 2-3 viên.

Vị thuốc cũng có tác dụng nhuận tràng, trị táo bón: Phan tả diệp

 

Trị vết bỏng và làm lành vết thương

Năm 1930, tại nước mỹ, nhiều nhà kho học đã tiến hành nghiên cứu về tác dụng của cây lô hộ. Họ vô cùng ngạc nhiên trước tác dụng làm lành vết thương trên da của cây lô hội. Thậm chí, nếu bị bỏng, bạn chỉ cần lấy dịch của lá nha đam tươi rồi bôi vào vùng da bị bỏng thì bạn sẽ cảm thấy mát dịu, xua tan cảm giác bỏng rát và sau đó vết thương sẽ nhanh chóng lên da non, tốc độ hồi phục làn da về trạng thái ban đầu nhanh hơn, ít để lại sẹo hơn. Các nhà nghiên cứu chỉ ra, có được công dụng kỳ diệu này bởi trong cây lô hội chứa chất aloectin B nó có tác dụng kích thích hệ miễn dịch của cơ thể.

 

Làm đẹp và chữa trị các bệnh ngoài da

Ngày nay, không hề khó khăn để tìm thấy các sản phẩm làm đẹp có chứa thành phần chiết xuất từ cây lô hội. Từ sữa rửa mặt, kem dưỡng da đến các gel dưỡng tóc đều có thể được làm từ tinh chất Aloe lấy từ cây lô hội. Thực vậy,  các nhà khoa học đã chỉ ra độ pH trong dịch chiết lô hội tươi gần như tương tự với độ với pH của da người nên sử dụng lô hội bôi lên da sẽ giúp làm da của bạn tươi sáng và mềm mại hơn.

 

làm đẹp bằng lô hội

Một sản phẩm làm đẹp từ cây lô hội

Trên báo Suckhoedoisong.vn ngày 13/9/2010, có đăng tải thông tin bác sĩ người Mỹ là TS. Ivan Danhof đã bôi gel lô hội lên một bên cánh tay của mình trong thời gian dài. Sau đó ông cho biết, phần da cánh tay có bôi gel lô hội có độ tươi trẻ như da của người hơn 40 tuổi trong khi đó cánh tay không bôi gel lô hội đã nhăn nheo như da ở độ tuổi 70 năm.

Ngoài ra, dịch lô hội tươi còn làm cho da của bạn săn chắc, thu nhỏ lỗ chân lông, ngừa nám và trị mụn trứng cá. Để trị mụn trứng cá trên da mặt, bạn chỉ cần lấy dịch nhầy trong cây lô hội tươi rồi trộn với mật ong cho đều, thoa dung dịch này lên mặt mỗi tối trước khi đi ngủ 30 phút rồi rửa lại với nước ấm sẽ đầy lùi những mầm mụn đang “nổi loạn”.

Cây lô hội được khuyến khích sử cho bệnh nhân eczema dưới sự hướng dẫn của thầy thuốc. Trong lá cây lô hội chứa rất nhiều vitamin E và các chất giữ ẩm khác. Các hoạt chất này có tác dụng làm mềm gia, cung cấp độ ẩm cho da và có hiệu quả cao trong việc đẩy lùi các lớp sừng, khô ráp do bệnh eczema  gây ra.

=> Bài thuốc cho người bệnh phong thấp: https://onplaza.vn/duoc-lieu/hy-thiem-n271.html

 

III- LIỀU DÙNG CỦA CÂY LÔ HỘI

Sử dụng lô hội tươi dùng để ăn, hoặc uống từ 10gr đến tối đa 20gr mỗi ngày. Dùng bôi ngoài lượng vừa phải.

 

IV- NHỮNG TÁC DỤNG PHỤ CỦA CÂY LÔ HỘI

Cây lô hội có rất nhiều tác dụng có lợi cho cơ thể con người nhưng nó cũng có không ít các tác dụng phụ. Khi sử dụng lô hội để làm đẹp hoặc chữa bệnh cần lưu ý các điểm sau:

-      Cây lô hội có chứa chất độc, không được dùng quá liều 20gram mỗi ngày bằng đường ăn uống.

-      Không sử dụng lô hội cho người đang mang thai và trẻ em. Đã ghi nhận có những trường hợp ăn cây lô hội gây đau bụng, nôn mửa, tieu chảy. Đặc biệt lưu ý với những gia đình trồng lô hội làm cảnh cần phải tránh xa tầm tay trẻ em, không để cho chúng cắn, cầm nắm, nuốt phải dịch lô hội.

-      Người bị sa trực tràng cũng không nên ăn lô hội bởi lô hội có chứa chất gây xung huyết.


About
Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Lô hội: Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ

Quản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Nhấn vào đây để đánh giá
Hỗ trợ 24/7
Bảo mật thanh toán
0.14261 sec| 1634.195 kb