Tên gọi, phân nhóm
- Tên gọi khác: phan tả diệp còn có tên gọi khác là tả diệp, tiêm diệp
- Tên khoa học: senna alexandrina
- Chi: Cassia
Mô tả cây phan tả diệp
-
Đặc điểm của cây phan tả diệp
Phan tả diệp là cây bụi, có chiều cao trung bình khoảng 1m, lá thường mọc so le với nhau. Lá kép có hình lông chim chẵn có từ 10 – 16 là chét.
Hoa của phan tả diệp thường mọc thành cụm, có khoảng 6 – 14 hoa, cánh hoa có màu vàng, gồm 10 nhị, trong đó 3 nhị phía trên nhỏ và bất thụ, 4 nhị giữa lớn và 3 nhị dưới cong queo.
Quả phan tử diệp là quả dẹt, có hình túi, dài khoảng 4 – 6cm và rộng khoảng 1 – 17cm. Quả lúc còn non có lông trắng mềm. Lúc quả già và rụng, trong quả có từ 4 – 7 hạt.
Mùa hoa của phan tả diệp từ tháng 9 – tháng 12. Còn mùa quả rơi vào tháng 3 năm sau.
-
Phân bố
Cây Phan tả diệp xuất hiện lần đầu tiên từ 3500 năm về trước ở Ai Cập. Sau này được trồng phổ biến ở nhiều nước châu Á và châu Âu.
Ở Việt Nam, cây phan tả diệp được trồng rộng rãi ở nhiều tỉnh như Phú Yên, Ninh Thuận, Sapa, Hà Nội,…
-
Bộ phận dùng, thu hái và chế biến phan tả diệp
– Bộ phận dùng: lá, quả của cây phan tả diệp được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh
– Thu hái: thu hoạch cành lá, quả của phan tả diệp quanh năm
– Sơ chế: sau khi thu hoạch cành lá, chỉ giữ lại lá chét, đem phơi khô hoặc sấy khô ở nhiệt độ khoảng 40 – 50 độ C
-
Thành phần hóa học của vị thuốc phan tả diệp
Trong lá phan tả diệp có chứa các hợp chất anthraglycosid có lợi cho sức khỏe như: aloe-emodin anthrone glycoside, sennosid A, B, C, D, G, trong đó chủ yếu là sennosid A, B, C, D; các anthranoid ở dạng tự do, trong đó chủ yếu là aloe-emodin, rhein, chrysophanol.
Ngoài ra, còn có các dẫn chất của flavonoid như: chất nhựa, isorhamnetin, kaempferol.
Vị thuốc Phan tả diệp
-
Tính vị
Phan tả diệp có vị ngọt, hơi đắng, tính hàn
-
Quy kinh
Quy vào kinh Đại tràng
-
Tác dụng dược lý
Cách dùng phan tả diệp chữa bệnh
Theo Đông y, tác dụng của phan tả diệp như sau:
– Giúp tiêu tích trệ, chướng bụng do đại tiện không tiêu
– Tác dụng nhuận tràng, trị táo bón hiệu quả
– Giúp hạ men gan, tẩy độc ở gan, tẩy ruột, lọc máu
– Hỗ trợ điều trị xơ gan và ung thư gan
– Trà phan tả diệp giúp giảm mỡ máu, giảm cân hiệu quả
-
Cách dùng – Liều dùng của phan tả diệp
– Cách dùng: dùng thuốc phan tả diệp dưới sắc uống, dạng trà, viên hoàn,…
– Liều dùng: liều lượng sử dụng phan tả diệp khác nhau, tùy theo độ tuổi, tình trạng sức khỏe,…Do đó, bạn cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc, bác sĩ có chuyên môn trước khi sử dụng thuốc.
Liều dùng khuyến cáo:
- Trẻ em dưới 12 tuổi: dùng 8,5mg/ngày
- Trẻ em trên 12 tuổi: dùng 17,2mg/ngày
- Người già, dùng không quá 17mg/ngày.
- Phụ nữ mang thai dùng 28mg/ngày, chia 2 lần uống.
Một số bài thuốc chữa bệnh từ phan tả diệp
Dưới đây ONPLAZA xin chia sẻ đến bạn một số bài thuốc chữa bệnh từ phan tả diệp, tuy nhiên, trước khi áp dụng bài thuốc bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ, thầy thuốc chuyên môn để dùng thuốc đúng cách, đúng liều lượng, tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Bài thuốc 1. Phan tả diệp trị táo bón
Cách 1:
- Đơn thuốc: 3 – 6g lá phan tử diệp khô, trong trường hợp táo bón nặng có thể dùng 10 gam.
- Cách dùng, liều dùng: hãm lá với nước sôi. Dùng thay nước uống hằng ngày.
Cách 2:
- Đơn thuốc: 6 gam phan tả diệp, 6 gam chỉ thực, 9 gam hậu phác
- Cách dùng, liều dùng: Sắc uống
Cách 3: Trị táo bón do thực tích
- Đơn thuốc: 4 – 6 gam phan tả diệp, 4 gam trần bì, 3 gam hoàng liên, 3 gam sinh khương, 3 gam đinh hương, 9 gam đại hoàng
- Cách dùng, liều dùng: Sắc uống.
Cách 4: Phan tả diệp trị táo bón do khô ruột, phân cứng
- Đơn thuốc: 12 gam phan tả diệp, 12 gam nhân trần, 16 – 20 gam quyết minh tử, 6 gam cam thảo
- Cách dùng, liều dùng: Sắc uống. Dùng thay nước uống hằng ngày
Bài thuốc 2. Phan tả diệp giúp chức năng ruột hồi phục nhanh sau phẫu thuật
- Đơn thuốc: 4 gam phan tả diệp
- Cách dùng, liều dùng: Hãm lá với nước sôi, uống thay trà hằng ngày
Bài thuốc 3. Phan tả diệp trị rối loạn tiêu hóa bụng đầy
- Đơn thuốc: 2 gam phan tả diệp, 3 gam đại hoàng, 3 gam binh lang, 10 gam sơn tra
- Cách dùng, liều dùng: sắc uống.
Bài thuốc 4. Phan tả diệp làm thuốc uống thụt ruột trước khi mổ vùng hậu môn
- Đơn thuốc: 10 gam lá phan tả diệp khô
- Cách dùng, liều dùng: trước khi bơm thuốc, người bệnh cần nhịn ăn từ chiều hôm trước. Sau đó, đến 3h chiều hãm lá phan tả diệp với nước sôi để uống
Bài thuốc 5. Phan tả diệp giúp trị thấp nhiệt kết ở phủ tạng, gây mụn nhọt
- Đơn thuốc: 12 gam phan tả diệp
- Cách dùng, liều dùng: hãm phan tả diệp với nước sôi. Chờ nước nguội rồi bỏ bã và uống hết một lần. Uống 2 thang thuốc/ngày. Duy trì liệu trình uống mỗi ngày đến khi bệnh thuyên giảm
Một số cách uống trà phan tả diệp chữa bệnh
Cách uống phan tả diệp giúp giảm cân, giúp xổ được nhiều mỡ thừa ra ngoài
- Đơn thuốc: 10 gam lá phan tả diệp khô
- Cách dùng, liều dùng: Rửa sạch lá phan tả diệp, rồi hãm với 2 lít nước sôi. Dùng uống thay nước lọc hằng ngày. Lưu ý: có thể tăng liều thuốc tùy theo cân nặng của người uống, tuy nhiên, không nên sử dụng quá 30 gam/ngày.
Cách uống phan tả diệp giúp thải độc gan
- Đơn thuốc: phan tả diệp 12 gam
- Cách dùng, liều dùng: lá phan tả diệp rửa sạch, rồi ngâm với 1 ly nước sôi trong vòng 30 phút. Hoặc có thể nấu nước lá, đến khi nước chuyển sang màu nâu hồng đậm thì tắt bếp và uống hết trong ngày. Mỗi ngày dùng 1 thang thuốc cho đến khi đi ngoài phân dẻo, màu vàng bình thường thì ngừng uống thuốc. Lưu ý: sau khi dùng thuốc, bạn nên đi thử men gam, nếu các chỉ số giảm xuống ở mức bình thường tức là đã khỏi bệnh.
Lưu ý khi dùng dược liệu phan tả diệp
Phan tả diệp là vị thuốc quý trong đông y có tác dụng trị bệnh khá hiệu quả. Tuy nhiên, trong những trường hợp dưới đây, người bệnh cần hết sức lưu ý khi dùng thuốc:
- Không sử dụng Phan tả diệp cho phụ nữ mang thai và cho con bú
- Điều chỉnh liều lượng thuốc đối với đối tượng là người lớn tuổi
- Tuyệt đối không sử dụng thuốc cho trẻ sơ sinh
- Sử dụng đúng liều lượng đã được chỉ định từ thầy thuốc, bác sĩ có chuyên môn, để tránh các tác dụng phụ, khiến cơ thể bị mấy nước đột ngột, hoặc gây xổ mạnh.
Trên đây ONPLAZA đã chia sẻ đến bạn những thông tin về cây thuốc phan tả diệp và các bài thuốc chữa bệnh, hy vọng sẽ hữu ích cho bạn. Tuy nhiên, các bài thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, thầy thuốc có chuyên môn để dùng thuốc hiệu quả, tránh các tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Quản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm