Cây cải trời là gì? Công dụng và cách dùng dược liệu

- Dược liệu
Cây cải trời là gì? Công dụng và cách dùng dược liệu

Cây cải trời không chỉ là món rau ăn dân giã mà còn  là loại thảo mộc quý của Việt Nam. Cải trời được dùng trong y học cổ truyền với công dụng trị các bệnh bướu cổ, thủy đậu, mụn nhọt ngoài da… Cùng đọc bài viết để tìm hiểu chi tiết về tác dụng và các cách sử dụng cây cải trời hiệu quả nhất trong trị bệnh. 

●    Tên tiếng Việt: Cải trời, Cải ma, Cỏ hôi…
●    Tên khoa học: Blumea lacera
●    Họ khoa học: Asteraceae (tức họ Cúc)

I.    MÔ TẢ HÌNH ẢNH CÂY CẢI TRỜI

Cải trời (hay còn gọi là rau cải trời, cải ma) là loài cây thân thảo thường thấy mọc dại. Rất dễ nhận thấy cây cải trời ở ven đường, bờ ruộng, trên đồi núi. Cây rất thấp, chiều cao của cây chỉ khoảng 30-50cm. Thân cây cải trời màu tía hoặc lục, trên thân có rãnh khía và nhiều lông trắng.

Hình ảnh cây cải trời

Hình ảnh cây cải trời

 

Lá cải trời tựa hình trái xoan, hay mọc so le nhau, có khi mọc đối. Phiến lá dài khoảng 9cm, rộng khoảng 4cm. Lá bên trên không có cuống, mép lá xếp hình răng cưa nhưng không đều nhau. 

Cây nổi bật bởi những chùm hoa trắng tựa quả cầu tuyết hoặc vàng nhạt. Mùa hoa thường vào tháng 3 đến tháng 6 hàng năm. Hoa mọc thành chùm, trổ ra từ nách lá hoặc đầu ngọn. Kết quả vào mùa thu đông, quả nhỏ, hạt chứa 1 túm lông rất dễ phát tán nhờ gió. 

II.    NGUỒN GỐC VÀ ĐỊA BÀN PHÂN BỐ

Trên thế giới, nguồn gốc của cây cải trời được xác định tại Ấn Độ và Malaysia. Sau này, cây di thực và được trồng ở các nước xung quanh tại khu vực Nam Á, Đông Nam Á, rồi tới cả châu Đại Dương, kéo dài từ Trung Quốc đến tận nước Úc. 

Ở nước ta, cải trời là loài mọc dại, và cũng được trồng nhiều thành ruộng, vườn. Loài cây này mọc ở nhiều nơi trên khắp cả nước như đồng ruộng, mọc như loài cỏ xen kẽ nơi đồi núi, vườn nhà. Tuy nhiên, cây cải trời được trồng nhiều từ miền Trung trở vào tới miền Tây Nam Bộ. 

Cải trời được trồng thành vùng nguyên liệu tại Vĩnh Long 

Cải trời được trồng thành vùng nguyên liệu tại Vĩnh Long 

III.    BỘ PHẬN SỬ DỤNG LÀM DƯỢC LIỆU 

- Toàn bộ cây cải trời được thu hái để làm dược liệu. 

- Vào lúc tiết trời xuân – hè, người dân tiến hành nhổ cây, giũ sạch đất cát, bụi bẩn rồi rửa sạch, phơi toàn cây hoặc có thể cắt đoạn.

Lưu ý, chỉ phơi khô trong bóng râm, không phơi khi trời nắng gắt. 

Ngày nay, các nhà khoa học đã tìm thấy trong cây cải trời chủ yếu là chất cineol chiếm tới 66%, fenchone 10%, citral 6% và tinh dầu khoảng 0,085%. 

IV.    CÔNG DỤNG CÂY CẢI TRỜI

Cây cải trời được một số nhà khoa học nghiên cứu. Trong đó có một nghiên cứu thực nghiệm tiến hành trên những người bệnh bị bệnh lao hạch. Các hạch này gồm hạch bã đậu, hạch rắn và những hạch rò mủ. Kết quả thu được 54,5% người bệnh đã khỏi khi sử dụng bài thuốc có các vị rau cải trời và vị xạ can. 

Tại Ấn Độ, nơi nguồn gốc của rau cải trời, người dân sử dụng cây cải trời như một vị thuốc giúp lợi tiểu, hạ sốt, chữa bệnh tả và trừ giun sán. Tại Malaysia, cây cải trời được đem đi chiết tinh dầu xịt côn trùng và làm thuốc duốc cá. Hay ở Java, các chồi non của cây cải trời cũng được thu hái để nấu ăn. 

Ở nước ta, người dân vẫn thường dùng cải trời để ăn như một loại rau thông thường nhưng không phổ biến. Trong y học cổ truyền Việt Nam, cải trời có vị đắng, tính bình, mang mùi hương đặc trưng; quy vào kinh can. Vị thuốc cải trời có nhiều tác dụng như giải độc, cầm máu, tiêu viêm, sát trùng và làm tan hạch… Cải trời được các bác sĩ Đông y sử dụng để trị bướu cổ, làm tan u hạch, trị bệnh viêm phế quản, chảy máu cam, băng huyết, chữa bệnh thủy đậu, chữa chứng táo bón, mụn nhọt ngoài da, làm an thần dễ ngủ…

V.    CÁC CÁCH DÙNG HIỆU QUẢ NHẤT

Vị thuốc cải trời được sử dụng theo cách: thuốc sắc hoặc bôi ngoài. Liều dùng từ 10-30gr mỗi ngày cho một người trưởng thành..

a)    Cải trời chữa bướu cổ: lấy cải trời tươi 1 lạng (có thể thay thế bằng cải trời khô 30gr), xạ đen tươi 1 lạng (hoặc khô 30gr) nấu nước, uống làm nhiều lần trong ngày. Cần duy trì từ 1 tháng trở lên. 

b)    Cải trời chữa thủy đậu: Lấy 20gr các vị cam thảo, sài đất, thổ phục linh và bồ công anh. Dùng sắc nước uống ngày 1 thang chia ra 3 lần trong ngày. Duy trì từ 5-7 ngày. 

c)    Cải trời chữa các bệnh mụn nhọt, nhiễm trùng da: cải trời tươi hoặc khô khoảng 30gr rửa sạch, sắc nước uống trong ngày. Kết hợp thực hiện giã nát cải trời tươi, lấy bã bọc vào băng gạc đắp lên mụn nhọt giúp sát trùng, nhanh đẩy mủ ra ngoài. 

d)    Cải trời chữa u bã đậu, hạch rò mủ, lao hạch: tìm lấy 20gr  cải trời và 10gr xạ can dùng sắc nước uống mỗi ngày 1 thang, uống nhiều lần trong ngày. Duy trì bài thuốc trong nhiều tháng. 

e)    Cải trời kết hợp các vị chữa viêm âm đạo. Lấy các 30gr cải trời, 15gr mỗi vị các loại huyết dụ, dây kim ngân, mộc thông và hy thiêm. Rửa sạch rồi đem sắc nước uống kết hợp với rửa âm đạo ngày 3 lần. 

VI.  NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG CẢI TRỜI

✔    Cây cải trời hay bị nhầm với vị thuốc hạ thảo khô bắc. Đây là hai vị thuốc có tác dụng hoàn toàn khác nhau. Người dùng nên lưu ý, tránh nhầm lẫn.

✔    Cải trời là vị thuốc tốt nhưng nếu sử dụng quá liều sẽ gây ra các tác dụng phụ như khó thở, toát mồ hôi hột, chóng mặt, hoa mắt, rối loạn nhịp tim…

✔    Không sử dụng cải trời trong khi dùng các thuốc an thần như lorazepam, Zolpidem, Phenobarbital,…

Mời bạn đọc thêm tìm hiểu thêm về: Cây mã đề và tác dụng chữa bệnh thần kì trong Đông y <<< TẠI LINK NÀY


About
Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Cây cải trời là gì? Công dụng và cách dùng dược liệu

Quản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Nhấn vào đây để đánh giá
Hỗ trợ 24/7
Bảo mật thanh toán
0.22200 sec| 1629.664 kb