Hướng dẫn bảo quản yến tươi và yến đã chưng đúng cách

- Tin Tức Yến Sào
Hướng dẫn bảo quản yến tươi và yến đã chưng đúng cách

Khi mua tổ yến về dùng mọi người thường sẽ mua nhiều để được rẻ và đỡ mất công đi lại nhiều. Vậy làm sao để bảo quản tổ yến mà không bị nấm mốc, không bị giảm hàm lượng chất dinh dưỡng. Trong bài viết này bạn sẽ được hướng dẫn chi tiết các cách bảo quản từng loại tổ yến được lâu nhất.

 

TỔ YẾN ĐỂ ĐƯỢC BAO LÂU?

Tổ yến được làm bằng chính dãi của chim yến tiết ra trong mùa sinh sản để xây tổ cho chim mái đẻ trứng và ấp ủ chim non. Chính vì vậy mà những tổ yến thô trong tự nhiên, chưa qua sơ chế hoặc tinh chế tồn tại rất lâu dù mưa nắng dãi dầu, sợi yến rất khó hư hỏng, thậm chí các sợi này còn dai và ngon hơn.

Ngày nay, do nhu cầu tiêu thụ tổ yến tăng lên gấp bội, con người đã xây nhiều nhà Yến để nuôi chim yến nhằm mục đích thu hoạch tổ yến. Đối với những tổ yến thô nguyên chất, được người dân khai thác về thì chỉ để được trong vòng 2 năm đến 3 năm. Nếu để lâu hơn, tổ yến có nguy cơ biến chất, không còn giá trị dinh dưỡng.

Còn với các loại yến đã qua xử lý như yến tinh chế, yến sơ chế đã được ngâm với nước để làm sạch tạp chất sau đó lại được cho vào máy sấy khô hoàn toàn nên nếu với điều kiện khô ráo, thoáng mát thì có thể để được khoảng 1 năm.

CÁCH BẢO QUẢN TỔ YẾN THÔ

Theo kinh nghiệm của ngư dân nơi vùng biển đảo Nha Trang, Khánh Hòa, để bảo quản tổ yến thô được lâu cần làm đúng cách như sau:

Cách bảo quản tổ yến thô

  • Để tổ yến ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp, tránh nơi tiếp xúc nguồn nhiệt cao hoặc nơi có độ ẩm cao.
  • Không nên để yến sào ở nơi kín mít và nhiệt độ cao. Vì trong điều kiện này, vi khuẩn và nấm rất dễ phát triển.
  • Sau khi khai thác tổ yến, nếu không dùng ngay thì cần làm khô rồi để vào hộp kín hoặc các túi nilon rồi hút chân không. Làm như vậy mới bảo quản được lâu dài.

CÁCH BẢO QUẢN TỔ YẾN TƯƠI

Lạc vào thế giới yến sào, có biết bao nhiêu là khái niệm về tổ yến cần tìm hiểu: nào yến thô, yến sơ chế, yến tinh chế, yến huyết, yến trắng, yến hồng… Vậy tổ yến tươi là gì? Và cách bảo quản tổ yến tươi ra sao?

Yến sào tươi là gì?

Yến sào tươi là đã được ngâm nước và nhặt sạch lông hoàn toàn nhưng chưa qua quá trình hong khô. Loại tổ yến tươi này có hạn sử dụng 1 tuần trong điều kiện tự nhiên, để lâu hơn sẽ hỏng.

​​​​​​​Yến sào tươi
Tổ yến tươi la tổ yến đã được ngâm qua nước và mới được để ráo nước chưa được làm khô hoàn toàn

Ưu điểm của yến sào tươi:

  • Bạn có thể dễ dàng chế biến sản phẩm tổ yến tươi theo sở thích của cá nhân và gia đình. Chẳng hạn như yến chưng đường phèn, yến chưng táo đỏ long nhãn, yến hầm chim câu, chè tổ yến…
  • Đối với sản phẩm yến tươi chưng, bạn sẽ được cảm nhận đầy đủ hương vị thơm ngon, mát dịu tự nhiên cùng với độ dai, dẻo của sợi yến mới được khai thác.

Bảo quản tổ yến tươi như thế nào?

Tổ yến sau khi thu hoạch, được ngâm qua nước cho sợi yến giãn nở rồi nhặt sạch lông chim dính trên tổ và loại bỏ các tạp chất. Sau đó, để tổ yến ráo nước rồi chế biến ngay hoặc bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh (cũng có thể cấp đông). Để bảo quản được tổ yến tươi được lâu thì càng để nước hoặc dùng máy sấy qua cho nước ráo hẳn.

Bảo quản tổ yến tươi
 Chia tổ yến tươi thành các lượng nhỏ vừa ăn 1 bữa đựng vào túi zip

Đối với yến tươi để ngăn mát tủ lạnh thì có thể được trong vòng 5 ngày đến 1 tuần. Đối với yến tươi bảo quản trong ngăn đông của tủ lạnh thì có thể để từ 1 đến 3 tháng, nhưng tốt nhất nên dùng càng sớm càng tốt. Nên cho yến tươi vào hộp đậy kín nắp hoặc đựng trong túi zip hút hết không khí rồi mới đặt vào tủ lạnh. Nếu có thể thì hãy chia tổ yến tươi thành những phần nhỏ vừa ăn, đựng riêng vào từng hộp hoặc từng túi, mỗi lần nấu thì lấy một phần ra chế biến mà không làm ảnh hưởng phần yến tươi còn lại.

CÁCH BẢO QUẢN YẾN SÀO ĐÃ CHƯNG

Người phương Đông thường sử dụng yến sào theo cách thông thường nhất là chưng tổ yến. Mỗi lần chưng yến chỉ chưng lượng nhỏ thì rất mất công, nên các bà nội trợ thường sơ chế tổ yến và chưng yến số lượng nhiều cùng một lúc sau đó để dùng dần.

Tổ yến chưng đường phèn
Tổ yến chưng đường phèn bảo quản trong từng hũ thủy tinh nhỏ

Đối với tổ yến chưng không đường hoặc được chưng cùng đường phèn (hoặc đường thốt nốt) thì có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh tối đa là 10 ngày.

Đối với tổ yến chưng cùng các loại thảo mộc khác như hạt sen, táo đỏ, kỷ tử, long nhẵn, gừng tươi… thì chỉ có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh tối đa 10 ngày. Sau 10 ngày không nên dùng món yến chưng này nữa bởi các chất dinh dưỡng đã giảm đi ít nhiều và các nấm, vi khuẩn có thể sinh sôi, phát triển.

Cần phải bảo quản yến sào đã chưng như sau để đảm bảo món ăn vẫn tươi nguyên và giàu dinh dưỡng: Để yến đã chưng vào các hũ thủy tinh nhỏ, chia đều thành các bữa vừa ăn rồi đậy nắp kín, xếp vào ngăn mát tủ lạnh ở mức nhiệt từ 2 độ đến 5 độ C. Cũng có thể bảo quản yến đã chưng trong ngăn đông của tủ lạnh. Mỗi lần ăn thì lấy 1 hũ và ăn hết.

*** Lưu ý: Khi dùng yến đã chưng sẵn thì lấy từng lọ nhỏ vừa 1 lần ăn, không nên bảo quản chung trong 1 hũ to, mỗi lần ăn lại lấy ra một chút rất mất công, lại tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, không an toàn cho người sử dụng. Khi lấy yến đã chưng sẵn trong ngăn mát tủ lạnh ra để sử dụng cần phải hấp cách thủy lại một lần nữa. Ăn lúc còn nóng ấm sẽ tốt hơn ăn lạnh.


About
Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Hướng dẫn bảo quản yến tươi và yến đã chưng đúng cách

Quản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Nhấn vào đây để đánh giá
Hỗ trợ 24/7
Bảo mật thanh toán
0.14700 sec| 1634.531 kb