Chim yến vốn là loài chim hoang dã, vẫn chưa được thuần dưỡng, chúng vẫn luôn quen sống dưới các hang động trong tự nhiên. Để thu hoạch tổ yến sào cần phải vượt qua các vách núi cheo leo, hiểm trở mới có thể lấy được những tổ yến tự nhiên. Do đó, con người đã nghĩ cách dụ chim yến vào những ngôi nhà được xây sẵn để chúng sống và làm tổ ở đó. Ở nước ta, mô hình nuôi chim yến được triển khai thành công ở nhiều khu vực như ở Nha Trang - Khánh Hòa, Kiên Giang, Bình Thuận, Cần Giờ, Phú Yên,....
CHIM YẾN LÀM TỔ NHƯ THẾ NÀO?
Tổ của chim yến được làm từ nước dãi của chim yến, quá trình xây tổ cả chim yến đực và chim yến cái cùng làm. Sau đó chúng sẽ cùng nhau ấp và nuôi chim con, nói chung là thời gian này cuộc sống của chúng khá ổn định.
Thời gian chim yến xây tổ khoảng giữa tháng 1 và đến tầm cuối tháng 3 thì chim cái bắt đầu đẻ trứng. Thời gian ấp trứng nở và nuôi con khoảng 2,5 tháng (ấp trứng mất từ 23 - 30 ngày, mất thêm khoảng dưới 40 ngày để chim non cứng cáp và dời tổ). Chu kì sinh sản của chim yến là khoảng 3 - 4 tháng, một năm sẽ đẻ khoảng 3 lần.
KỸ THUẬT NUÔI YẾN LẤY TỔ
Riêng dòng sản phẩm yến sào Khánh Hòa là loại yến đảo tự nhiên nên không cần can thiệp trong quá trình làm tổ của chim yến. Đối với các sản phẩm yến nhà để thực hiện được cách nuôi yến lấy tổ thì trước tiên, bạn cần phải chọn được mô hình nuôi chim yến phù hợp. Ngoài ra, bạn cũng nên biết được kỹ thuật nuôi yến lấy tổ chuyên nghiệp ra sao? Có như vậy thì việc nuôi chim yến lấy tổ mới thành công, cho hiệu quả kinh tế cao.
Làm nhà cho chim yến
Xây hệ thống nhà nuôi yến cần phải đảm bảo về diện tích, vị trí thích hợp, môi trường kiếm ăn cho chim yến phải hoàn toàn tự nhiên. Nhà nuôi chim yến lấy tổ có thể xây tại các vùng đất kém màu mỡ, không sản xuất nông nghiệp nhưng bên trong nhà phải có các thiết bị công nghệ để có thể dẫn dụ được chim yến và duy trì được nhiệt độ, độ ẩm lý tưởng.
✔ Chọn vị trí, xây nhà
Xác định vị trí xây nhà khá quan trọng trong kĩ thuật nuôi yến lấy tổ. Đầu tiên cần phải xem xét khu vực bạn định xây nhà nuôi số lượng chim yến ở đây có lớn hay không. Khi xây nhà nuôi cần phải xác định hướng bay của chim để đặt các lỗ thu chim hợp lý.
Để tăng khả năng thành công, một ngôi nhà nuôi yến thường xây nhiều tầng, độ cao của mỗi tầng ít nhất là 2m, thường không xây quá 5 tầng, giữa các tầng cần có khoảng thông tầng và phải đảm bảo giống môi trường tự nhiên nhất. Trong phòng nuôi cần thiết kế cẩn thận, vị trí đặt thiết bị dẫn dụ, thiết bị phụn sương, nơi cho chim yến làm tổ,.....
✔ Làm ván cho chim yến làm tổ
Đặc trưng của loài chim yến là dùng chính nước bọt để làm tổ nên độ bám dính của tổ này rất cao. Chim yến cũng thường làm tổ theo bầy đàn và tại một số các vật liệu nhất định. Những vật liệu này có thể kể đến như ván gỗ, tấm bê tông, tấm thạch cao, tường đá trên vách núi. Tuy nhiên, hầu hết chim yến vẫn thích làm tổ ở trên ván gỗ hơn vì chúng dễ bám dính và có độ thấm hút khá tốt.
*** Lưu ý: Ván gỗ cần dùng phải có chất lượng tốt, sạch sẽ giúp mang đến điều kiện sinh sống tốt nhất cho chim yến sau này.
✔ Thiết kế nhà yến có hệ thống luân chuyển không khí
Chim yến hoang dã có đặc điểm sống theo bầy đàn nên cần phải chú ý đến môi trường xung quanh để đảm bảo không khí và việc dọn dẹp phân. Người nuôi cần phải dọn dẹp nhà sạch sẽ, điều chỉnh được nhiệt độ, không khí và ánh sáng sao cho thật phù hợp. Đặc biệt là việc luân chuyển không khí bằng cách thiết kế những lỗ thoát khí giúp không khí bên trong trở nên thoáng đãng hơn.
✔ Đảm độ ẩm nuôi trong nhà yến
Nhiệt độ đảm bảo nhất để yến sinh trưởng là khoảng 20-32 độ C, còn độ ẩm khoảng trên 65%. Tuy nhiên, khi chim yến vào thời kỳ sinh sản, độ ẩm cần phải đạt khoảng 73%. Độ ẩm đảm bảo thì chim yến mới làm tổ. Nếu trong môi trường độ ẩm kém, tổ yến sẽ không thể bám được vào tấm ván gỗ hoặc vách hang, thậm chí sẽ dễ bong nếu như bị tác động mạnh.
✔ Tạo mùi thiên nhiên bên trong nhà yến
Ngòai những hang động tự nhiên thì chim yến cũng quen mùi của các sinh vật phân hủy. Do vậy, khi xây dựng hệ thống nhà nuôi chim yến thì người nuôi chim yến cũng cần tìm hiểu về mùi. Đồng thời, cũng cần phải tạo được hệ thống sinh cảnh sao cho giống với thiên nhiên để giúp giữ chim sinh sống được lâu, sinh trưởng, phát triển tốt hơn theo thời gian.
Dẫn dụ chim yến vào nhà nuôi
Việc xây nhà yến hoàn chỉnh chưa chắc đã thành công mà công đoạn dẫn dụ chim yến vào nhà nuôi mới hết sức quan trọng, là yếu tố quyết định đến sản lượng tổ yến thu hoạch. Nếu lượng đàn yến bay vào khu nhà nuôi và sống trong đó càng nhiều thì đồng nghĩa với việc lượng tổ yến chúng tạo càng lớn.
Trong kĩ thuật nuôi yến lấy tổ, để dẫn dụ chim yến vào nhà nuôi cần có âm thanh dẫn dụ phát ra thu hút các đàn chim yến kéo đến và bay vào trong khu nhà nuôi. Để có được âm thanh dẫn dụ hiệu quả phải thử âm mới biết được loại âm nào phù hợp với nhà nuôi của bạn. Một số loại âm thanh thường được sử dụng trong kĩ thuật nuôi chim yến lấy tổ đó là Super 208, Black Cloud, SuperBabyKing, Baby Kin, Super Intan… bạn có thể thử những loại này hoặc tìm thêm các loại âm thanh khác để test.
Phòng bệnh cho chim yến
Chim yến thường hay gặp bệnh nhất là bệnh sưng tấy và chân đỏ. Nguyên nhân là do gen di truyền hoặc ít vận động, hay bị kí sinh trùng tấn công như ve, mạt, rệp. Bệnh này khiến cho chim yến bị suy dinh dưỡng. Nếu như thấy chim yến chỉ đứng co một chân thì bệnh đã nặng hơn thì nên sát khuẩn bằng những loại thuốc sát trùng quen thuộc như oxy già, cồn đỏ… Nếu như vết thương bị chảy máu thì cần dùng chế phẩm để cầm máu.
CÁCH LẤY TỔ YẾN ĐÚNG
Thời gian thu hoạch tổ yến
- Thời gian phù hợp để tiến hành thu hoạch tổ yến là từ 9h đến 15h00, lúc này chim yến đã bay ra ngoài đi kiếm mồi. Đặc biệt, không nên thu hoạch khi chim yến đang ở trong tổ vì sẽ làm xáo trộn cuộc sống của chim yến, làm cho yến bỏ tổ đi tìm nơi khác.
- Thời gian thu hoạch tổ yến trong năm sẽ có nhiều phương án khác nhau: 3 lần/năm hoặc 4 lần/năm. Mỗi phương án sẽ mang đến ưu và nhược điểm riêng:
- Phương án thứ nhất (thu hoạch 3 lần/năm): Bỏ qua thời điểm chim yến đẻ trứng. Phương pháp này sẽ giúp làm gia tăng đàn yến về số lượng nhưng lại giảm sản lượng. Vì thế, tùy theo quy mô sản xuất cũng như từng cơ sở mà nên lựa chọn phương án thu hoạch tổ yến sao cho hợp lý nhất.
- Phương án thứ hai (thu hoạch 4 lần/năm): Thường sẽ được chia làm 4 thời điểm thu hoạch chính gồm: trước khi chim yến đẻ trứng, trong khi chim đẻ trứng, khi chim non rời tổ. Thời điểm thu hoạch trước khi chim yến đẻ trứng mang đến sản lượng tổ yến cao nhưng số lượng đàn yến sẽ giảm.
Số lượng đàn yến
Trong quá trình thu hoạch tổ yến, người nuôi cần phải chú ý đến số lượng của đàn yến để có phương pháp thu hoạch tổ yến sao cho phù hợp. Với những nhà yến có ít hơn 300 con chim yến thì chưa nên khai thác vì nếu như khai thác tổ yến quá sớm thì số lượng của đàn chim yến sẽ giảm xuống, mang đến năng suất không cao. Đặc biệt là nên tránh khai thác tổ yến vào mùa sinh sản, hãy đợi cho chim non biết bay thì mới nên thu hoạch.
Thu hoạch tổ yến đúng cách
- Trước khi chim yến đẻ trứng: Nếu thu hoạch tổ vào thời điểm này thì tổ yến sạch sẽ nhất và không có nhiều bụi bẩn, không bị dính lông hay phân.Tuy nhiên, tổ yến mỏng, chất lượng không cao và làm ảnh hưởng đến số lượng chim yến trong đàn. Chỉ nên áp dụng phương pháp này khi đàn chim đã quá lớn, nhà xây không còn đủ sức chứa.
- Khi chim yến đẻ được 2 quả trứng: Nên nhớ, chỉ thu hoạch khi chim yến đã đẻ được 2 quả trứng trong tổ, không thu khi tổ mới được 1 quả trứng vì sẽ làm ảnh hưởng đến chim mẹ và chim rất dễ rời bỏ đi làm tổ nơi . Ưu điểm của việc thu hoạch trong thời điểm này là tổ yến đã dày hơn, hoàn thành về mặt cấu trúc và đạt chất lượng cao hơn. Tuy nhiên, nhược điểm là sẽ làm số lượng chim yến nuôi trong nhà bị giảm đi do trứng nở đẻ ra những chim yến non khác.
- Sau khi chim yến non rời tổ: Với cách thu hoạch này, số lượng đàn yến sẽ tăng nhanh từ đó sản lượng tổ yến thu hoạch được sẽ tăng cao. Tổ yến thu hoạch được có lẫn rất nhiều lông và tạp chất, cần phải qua nhiều khâu xử lý làsạch.
Việc phát triển kỹ thuật nuôi chim yến lấy tổ đã tạo điều kiện đáp ứng tốt hơn về các nhu cầu sử dụng thực phẩm dinh dưỡng để sức khỏe của người dân, đặc biệt các đối tượng như người bệnh, người già, bà bầu, trẻ em.
Quản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm