Bạch đậu khấu là gì? Tác dụng - Cách dùng & Mua ở đâu

- Dược liệu
Bạch đậu khấu là gì? Tác dụng - Cách dùng & Mua ở đâu

Bạch đậu khấu vốn là tên vị thuốc lạ lẫm đối với nhiều người. Chắc chắn, rất ít người biết đến công dụng, cách dùng, địa chỉ mua bạch đậu khấu như thế nào? Vậy thực sự dược liệu bạch đậu khấu là gì? Mời quý vị độc giả và các bạn khám phá trong bài viết sau. 

Bạch đậu khấu là gì
Hình ảnh vị thuốc bạch đậu khấu

TỔNG QUAN

Tên gọi

  • Tên thường gọi: bạch đậu khấu
  • Tên gọi khác: Bạch khấu xác, đậu khấu, thảo quả trắng, khấu nhân, bà khấu, đới xác khấu, xác khấu, đông ba khấu, bạch khấu nhân, đa khấu, tử đậu khấu
  • Tên khoa học: Amomum Repens Sonner
  • Tên tiếng Anh: Cardamom
  • Họ: Gừng - Zingiberaceae

Đặc điểm của cây bạch đậu khấu

Bạch đậu khấu thuộc giống cây thân leo, thân gần giống như thân giả, chiều cao mỗi cây khoảng từ 2-3m, lá dài khoảng 40-50cm, đỉnh chóp hẹp, rộng 5cm, 2 mặt lá nhẵn. Hoa bạch đậu khấu có màu trắng hơi tím, các cụm hoa xuất hiện và mọc trực tiếp từ thân rễ, tách biệt với phần thân giả. Tuy nhiên, đôi khi hoa cũng được ngâm trong đất một phần. Cây cho hoa vào khoảng tháng 5, thời gian ra hóa kéo dài từ tháng 6 đến tháng 8.

Quả bạch đậu khấu có hình dạng giống như nang trứng, đường kính dài khoảng 3-5cm. Vỏ của quả ban đầu là màu xanh, sau mới chuyển sang màu vàng xanh. Khi quả khô, vỏ quả thường nứt ra, bên trong là hạt màu nâu, có mùi thơm nhẹ. Người ta thường thu hoạch quả từ tháng 10 đến tháng 12, hái khi quả bước từ giai đoạn chuyển xanh sang vàng, những cuống quả được loại bỏ và sấy khô. Trong mỗi quả có chứa từ 20-30 hạt, được gọi là khấu nhân hoặc khấu mễ.

Phân bố

Khu vực sinh sống của bạch đậu khấu là ở những vùng khí hậu ấm áp, ẩm ướt, giàu mùn, nhiệt độ ấm. Cây được trồng tại vùng nhiệt đới như: Guatemala và Nam Mỹ, Sri Lanka, Campuchia, Trung Quốc, Lào, Việt Nam, Thái Lan.

Cây bạch đậu khấu

Bộ phận sử dụng, thu hái, chế biến và bảo quản

- Bộ phận sử dụng để làm thuốc: quả, hoa bạch đậu khấu

- Thu hái: Hái khi quả chuyển từ màu xanh sang màu vàng, thời điểm thu hoạch phù hợp là vào mùa thu.

- Chế biến: Sau khi thu hái bạch đậu khấu xong thì mang phơi khô trong bóng râm.

- Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát.

Thành phần hóa học

Theo các nghiên cứu, trong thành phần bạch đậu khấu có chứa khoảng 2,4% tinh dầu với những thành phần hóa học chính như caryophyllene, bomeol,  terpinene, humulene, sabinene, carvone, eucalyptole,camphor, pinene, laurelene, myrtenal...

TÁC DỤNG VỊ THUỐC BẠCH ĐẬU KHẤU

Tính vị - quy kinh

- Tính vị

  • Theo Đông dược học thiết yếu, bạch đậu khấu có vị cay, tính ấm.
  • Theo Trung Quốc dược học Đại Từ Điển, bạch đậu khẩu có vị cay, tính nóng

- Quy kinh: Tác dụng vào kinh Vị, Tỳ, Phế.

Tác dụng

Trong y học cổ truyền, vị thuốc bạch đậu khấu được dùng nhiều trong những bài thuốc giúp hỗ trợ điều trị những chứng bệnh liên quan đến tiêu hóa. Lý do là bởi các thành phần có trong hoa và quả của cây mang đến công dụng hỗ trợ gia tăng tiết dịch vị, tăng cường nhu động ruột, ức chế sự lên men không bình thường tại ruột và chống nôn vô cùng hiệu quả.

Tác dụng của bạch đậu khấu
Bạch đậu khấu giúp hỗ trợ điều trị bệnh liên quan đến tiêu hóa

Theo đó, tác dụng của bạch đậu khấu trong hỗ trợ điều trị bệnh đó là:

  • Hỗ trợ làm giãn cơ trơn và hạ huyết áp.
  • Hỗ trợ hạ sốt, chống nấm
  • Hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, co thắt bụng, đau bụng.
  • Hỗ trợ chống trớ sữa ở trẻ con.
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến phổi
  • Hỗ trợ đau bụng, co thắt bụng.
  • Ngoài ra, sản phẩm còn được dùng làm thuốc hạ sốt, điều kinh, đôi khi chữa ho ra máu, ho lao, sốt rét, thấp khớp.

Tác dụng phụ

  • Không nên dùng quá liều vì những thành phần hoạt tính như elemene, myristyl được phân lập từ dầu hạt bạch đậu khấu có thể gây mê.
  • Nếu uống nước hạt bạch đậu khấu quá mức có thể gây nên triệu chứng nôn mửa, tiêu chảy, buồn nôn, ngộ độc.
  • Hạt bạch đậu khấu có thể gây rối loạn tiêu hóa cho những người có tiền sử bị viêm ruột.
  • Thành phần terpenes trong hạt bạch đậu khấu có thể gây ngứa ngáy, viêm da đối với người có da nhạy cảm.

CÁCH DUNG BẠCH ĐẬU KHẤU

Sau khi bào chế thuốc xong, có thể sử dụng bạch đậu khấu dưới dạng thuốc bột hoặc thuốc sắc đều được. Với công dụng dùng bạch đậu khấu nêm gia vị, cần phải nghiền thật nhỏ để giúp dễ dàng nêm nếm.

Đối tượng sử dụng

  • Người bị đầy bụng, tiêu hóa kém, ăn vào nôn ra.
  • Người hay bị trào ngược dạ dày, hay nôn do bị cảm lạnh.
  • Trẻ nhỏ thường hay bị ọc sữa.
  • Người bị ngộ độc rượu, say rượu.
  • Người bị rối loạn tiêu hóa.
  • KHÔNG DÙNG bạch đậu khấu cho phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người bị ói mửa, đau bụng do nhiệt.

BÀI THUỐC BẠCH ĐẬU KHẤU ĐIỀU TRỊ BỆNH

Bài thuốc bạch đậu khấu giúp chữa ọc sữa cho trẻ nhỏ

Dùng khoảng 15 hạt bạch đậu khấu, 15g sa nhân, mỗi vị 8g chích cam, sinh cam thảo, tán thật nhuyễn và nghiền thành bột, hòa cùng với mật ong rồi bôi vào miệng trẻ. Thực hiện đều đặn như vậy 3 lần/ngày sẽ chấm dứt được tình trạng ọc sữa của trẻ em.

Bài thuốc bạch đậu khấu giúp chữa ăn vào nôn ra

Dùng khoảng 40g đinh hương, mỗi vị bạch đậu khấu và sa nhân khoảng 80g, 100g gạo tẻ lâu năm. Sao gạo tẻ cùng với đất sét đến khi cháy thì bỏ đất sét. Tán nhỏ hỗn hợp gạo, đinh hương, sa nhân, bạch đậu khấu rồi uống cùng 8-10g gừng tươi pha nước.

Bài thuốc điều trị bệnh đầy trướng bụng do lạnh, chán ăn

Dùng khoảng 3g mỗi vị hậu phác, trần bì, thương truật, 6g bạch đậu khấu. Cho tất cả những nguyên liệu này vào trong nồi rồi thêm 400ml nước, đun sôi. Chia uống làm 3 lần và uống trong ngày. Tốt hơn hết nên dùng liên tục 3 ngày để có kết quả cao.

Bài thuốc bạch đậu khấu chữa lợm giọng, sôi bụng, buồn nôn

Dùng khoảng 3 quả đại táo, mỗi vị 3g bạch đậu khấu, 3g gừng tươi, 9g trúc nhựa. Mang gừng tươi rửa sạch, giã nát gừng tươi và vắt lấy nước cốt. Những dược liệu khác sau khi sắc chung cùng 200ml cạn chỉ còn 50ml, lọc lấy nước thuốc uống rồi trộn đều với nước gừng và uống.

Bài thuốc bạch đậu khấu giúp giải độc rượu

Dùng mỗi vị 5g cam thảo, bạch đậu khấu và sắc lấy nước uống, những người bị ngộ độc sau khi uống xong sẽ thấy tỉnh táo. Hoặc cũng có thể mua bột bạch đậu khấu cùng với bột cam thảo và để sẵn trong nhà, phòng khi trong nhà có người bị ngộ độc rượu thì pha nước uống giúp giải độc. Những người say rượu bình thường, cũng có thể dùng để giúp nhanh tỉnh rượu.

BẠCH ĐẬU KHẤU MUA Ở ĐÂU?

Bạch đậu khấu là vị thuốc quý trong Đông y nên giá bán rất cao. Hiện giá của bạch đậu khấu dao động trong khoảng 800.000đ - 1.000.000đ/1kg. Chúng tôi khuyên bạn, nên chọn mua dược liệu bạch đậu khấu tại những địa chỉ uy tín, chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc chuẩn nhất. Trước khi mua nên có sự tham khảo ý kiến của thầy thuốc, bác sĩ. Đặc biệt, không nên quá ham rẻ bởi “tiền nào của nấy”.

Bạch đậu khấu mua ở đâu
Bạch đậu khấu thường được bán tại các hiệu thuốc đông y

Trên thị trường Việt Nam hiện nay đang tràn lan những thông tin rao bán dược liệu bạch đậu khấu khô với giá siêu rẻ, người mua cần tìm hiểu rõ nguồn gốc, chất lượng của dược liệuliệu trước khi quyết định có mua hay không. Trong quá trình sử dụng, luôn luôn theo dõi các triệu chứng để có các biện pháp xử lý kịp thời, tuyệt đối không tự ý dùng, tránh thuốc gây tác dụng phụ.

Trên đây là những thông tin liên quan đến dược liệu bạch đậu khấu, hi vọng sẽ mang đến thông tin hữu ích dành cho quý vị và các bạn.


About
Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Bạch đậu khấu là gì? Tác dụng - Cách dùng & Mua ở đâu

Quản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Nhấn vào đây để đánh giá
Hỗ trợ 24/7
Bảo mật thanh toán
0.19397 sec| 1645.758 kb