GIỚI THIỆU
Tên gọi
- Tên thường gọi: Cao Quy bản
- Tên gọi khác: Yếm rùa, quy giáp, kim quy, cao yếm rùa.
- Tên khoa học: Clemys Chinensis Tortoise.
- Tên dược liệu: Plastrum Testudinis.
- Thuộc họ: Họ Rùa (Testudinidae)
Đặc điểm
Cao Quy Bản là loại thuốc được bào chế từ yếm rùa. Rùa là động vật này chủ yếu sống dưới nước, khá chậm chạp và có 4 chân ngắn. Trên yếm Rùa có nhiều đường vân, khá cứng và mang nhiều màu sắc khác nhau như đen, vàng, xanh rêu…
Khi gặp nguy hiểm, rùa sẽ rụt cả đầu, chân và đuôi vào trong mu (lưng) và yếm (bụng) rùa. Mu rùa hay mai rùa cũng như yếm rùa là những phần vỏ rất cứng. Rùa là động vật thường ăn sâu bọ hoặc cá con nhưng lại có thể nhịn ăn rất lâu mà không chết. Tuổi thọ trung bình là khoảng 100 năm tuổi.
Nơi sống
Rùa sinh sống tại nhiều ao hồ và vùng biển trên thế giới nhưng khu vực tập trung nhiều nhất là Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc. Ở nước ta, ở đâu cũng có thể tìm thấy rùa, nhưng có mặt nhiều nhất là ở những tỉnh có nhiều ao hồ.
Săn bắt và chế biến
Sau khi rùa bị bắt, một số người sẽ đập chết, chỉ bóc lấy phần yếm và cao hết thịt, rửa thật sạch và phơi khô. Tại Trung Quốc, người ta thường lấy loại yếm rùa này và gọi là “huyết bản”. Còn nếu như bắt được rùa, nấu chín rồi mới bọc bỏ lấy yếm, lọc bỏ hết gân thịt, người ta gọi là “thang bản”. Rùa có thể thu hoạch quanh năm nhưng được thu hoạch nhiều nhất là vào tháng 8-12.
Bộ phận sử dụng
Yếm rùa hay còn gọi là mai rùa cũng có nhiều loại khác nhau. Yếm rùa được sử dụng làm thuốc cũng có nhiều loại khác nhau, bao gồm:
- Loại rùa sống ở núi (được gọi là sơn quy): Loại yếm nhỏ bằng lòng bàn tay, màu vàng đậm, mỏng và ở giữa có chữ vương chéo. Đây được cho là loại yếm quý nhất, tên gọi là kim quy hoặc kim tiền quy. Có loại to hơn, yếm có màu sắc vàng nhạt, dày vừa. Một số yếm cũng to hơn, màu sắc đen hơn (loại này không dùng làm thuốc).
- Loại rùa sống ở dưới nước (thủy quy): Thường có yếm hoa, mai dày và không được dùng làm thuốc.
- Huyết bản: Là yếm của những con rùa còn sống và chỉ lấy riêng phần yếm rùa ra để làm dược liệu.
- Thông bản: Là yếm của những con rùa đã bị luộc lấy thịt, sau đó mới dùng yếm để làm thuốc.
CÁCH BÀO CHẾ CAO QUY BẢN
Sơ chế yếm rùa
Trước tiên, mang ngâm yếm rùa vào trong nước, để những gân thịt còn sót lại bị tróc hết ra rồi cạo cho đến khi tróc hết. Cũng đôi khi người ta đun chín để loại thịt cho dễ lấy yếm.
Tiếp tục, dùng nước rửa thật sạch cho đến khi yếm đã hết mùi. Dùng nước sôi để rửa sạch mai rùa bằng bàn chải.
Sấy khô hoặc phơi rồi mang đem nướng tồn tính (chỉ cần bẻ ra tahasy bên trong vàng là được).
Lúc đang còn nóng thì nhúng vào trong giấm. Tiếp tục hơ qua cho nóng rồi nhúng trong giấm thêm lần nữa. Tán dập cho vụn.
Quy trình nấu cao quy bản
Muốn bào chế cao quy bản, người ta thực hiện tiến hành như sau:
- Phơi khô yếm rùa rồi đập nhỏ, đun cùng với nước, nấu ba ngày ba đêm giống như quá trình nấu cao ban long.
- Lọc bỏ bã đi, nước lọc được mang cô đặc lại và đổ vào khuôn.
- Thường khi đã cô lại thì cô trên cát dày khoảng 5-10cm ở 80 độ C, lúc gần được cần phải quấy liền tay.
- Để cao cho nguội rồi cắt thành từng miếng cao nhỏ hay lớn tùy ý.
Thông thường, cao quy bản chỉ cô đến độ sệt vừa phải vì nếu như cô đặc giống cao ban long sẽ dễ bị mềm ra, đặc biệt là vào mùa hè thì cũng sẽ càng chảy nhanh hơn. Ngoài ra, người ta cho rằng, nếu như nấu đặc giống cao ban long thì cao sẽ bị mất chất.
Theo kinh nghiệm tại Viện Đông y, nếu muốn nấu cao đặc giống như cao ban long thì cắt cao rùa thành từng miếng 100g và gói trong giấy bóng kính. Mùa đông, miếng cao vẫn cô đặc tốt, mùa hè sẽ mềm ra hơn một cút nhưng không bị chảy nhũn. Nếu mang cao để trong bình kín, bên dưới có lót vôi sống thì miếng cao quy bản sẽ rất khô, cứng.
Ngoài ra, để có thể cắt cao rùa thành từng miếng nhỏ được, một số nơi cũng nấu chung yếm rùa cùng gạc, chẳng hạn như 3 quy 1 gạc hay 1/2 quy bản và 1/2 gạc nai hoặc gạc hươu. Loại cao này được gọi là Cao Quy Lộc Nhị Tiên.
Bảo quản
– Miếng cao quy bản nên được gói trong giấy bóng kính và cho vào bên trong thùn kín, bên dưới có lót vôi sống để giúp hút ẩm.
– Với miếng cao lỏng thì nên đóng vào chai lọ sạch, nút kỹ có gắn xi.
– Với thuốc phiến thì đặt tại nơi khô ráo.
TÁC DỤNG CỦA CAO QUY BẢN
Thành phần cao quy bản
Theo các nghiên cứu, trong thành phần cao quy bản có chứa chất béo, chất keo, muối canxi cùng một số hoạt chất khác. Ngoài ra, nếu thủy phân yếm rùa sẽ thu được các axit amin như:
- Glycocole 19,36%
- Alanin 2,95%
- Leuxin 3,6%
- Tyrosin 13,59%
- Xystin 5,19%
- Axit glutamic, histidin, lysin, acginin, tryptophan không có
Cao rùa có tác dụng gì?
Theo Đông y, vị thuốc cao quy bản (cao rùa) có tác dụng giúp bồi bổ thận, tâm, khí huyết, hỗ trợ điều dưỡng khí huyết, làm mạnh gân xương. Tác dụng của cao rùa như sau:
- Hỗ trợ chữa những chứng máu ra nhiều, kinh nguyệt không đều, máu ra nhiều, bị rong kinh, âm hư do mãn tính ở phụ nữ.
- Hỗ trợ điều trị suy nhược thần kinh, sốt rét.
- Hỗ trợ chữa ho lâu ngày không khỏi, ho dai dẳng.
- Hỗ trợ chữa các bệnh lý thông thường như đau họng, sốt, ho.
- Hỗ trợ chữa bệnh đau đầu, khó ngủ, stress
- Hỗ trợ chống suy dinh dưỡng, hen ở trẻ em.
Liều dùng và cách uống
– Liều dùng:
- Thuốc phiến: Mỗi ngày uống từ 12-24g
- Cao quy bản: Ngày dùng 4-8g
– Cách dùng: Dùng dưới dạng cao lỏng hoặc viên hoàn đều được.
MỘT SỐ BÀI THUỐC TỪ CAO QUY BẢN
Bài thuốc chữa phụ nữ kinh nguyệt ra quá nhiều
- Nguyên liệu: dược liệu hoàng bá, hoàng cầm, bạch thược, quy bản, lượng mỗi vị bằng nhau.
- Thực hiện: Mang tất cả những vị này tán thành bột, trộn cùng mật rồi làm thành viên. Mỗi lần uống thì nên dùng giấm pha loãng.
Bài thuốc trị viêm thận mãn tính thể âm hư
- Nguyên liệu: Lục vị, a giao, cao quy bản.
- Thực hiện: Mang tất cả nguyên liệu sắc uống.
Bài thuốc trị âm hư huyết nhiệt, kinh nguyệt kéo dài, rong kinh
- Nguyên liệu: Mỗi thứ mai rùa, hoàng cầm, bạch thược 40g, 10g chế hương phụ, 12g hoàng bá.
- Thực hiện: Mang tất cả nguyên liệu tán thành bột, làm thành viên hoàn, mỗi lần dùng khoảng 10-15g, uống mỗi ngày 3 lần.
Bài thuốc cao quy bản trị sốt rét lâu ngày
- Nguyên liệu: 50g hùng hoàng (tán nhỏ), 200g quy bản (sao vàng, giòn, tán nhỏ), 200g hà thủ ô (tán bột).
- Thực hiện: Mang tất cả tán thành bột, trộn cùng mật ong rồi làm thành viên, mỗi viên nặng khoảng 0,3g. Ngày dùng khoảng 5-10g, chia làm nhiều lần uống.
Bài thuốc quy bản trị suy nhược thần kinh
- Nguyên liệu: Bạch thược, quy bản, đương quy, sài hồ, mỗi vị 12g, 3 lát gừng tươi. Mỗi thứ 10g bạch truật, bạch linh, 8g bạc hà, 4g cam thảo.
- Thực hiện: Mang tất cả những vị này sắc uống.
Bài thuốc quy thuốc trị ho lâu ngày
- Nguyên liệu: 100g đảng sâm (đã sao thơm), 100g quy bản (đã sao cát cho giòn, tán nhỏ).
- Thực hiện: Tán nhỏ tất cả các vị dược liệu này, trộn đều, mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần dùng khoảng 1-2g.
GIÁ CAO QUY BẢN LÀ BAO NHIÊU?
Hiện nay, giá cao quy bản được bán tại các địa chỉ, cơ sở là khác nhau, không cố đính. Thông thường, giá cao quy bản thường sẽ nằm trong khoảng từ 800.000 – 1.000.000 đồng. Người mùa không nên mua cao quy bản với giá rẻ hơn vì đó có thể là cao giả.
Lưu ý, người dùng không nên dùng cao quy bản cho phụ nữ có thai, người bị tỳ vị hư hàn, người hàn thấp (suy nhược, lạnh bụng, tiêu lỏng, tay chân lạnh, ăn uống không tiêu…).
Quản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm