Cùng đọc bài viết để tìm hiểu tác dụng và giá bán dược liệu cẩu tích hiện nay.
Hình ảnh cây cẩu tích
- Tên tiếng Việt: Cẩu tích, Lông cu ly, Cù lần…
- Tên khoa học: Ciboticum barometz (L.) J.Sm.
- Họ khoa học: Dicksoniaceae (Lông cu ly)
1- Cây cẩu tích là gì?
Cây cẩu tích hiện nay đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam. Đây là loài cây có hình dạng kỳ lạ. Giải thích hai chữ “cẩu tích” có nghĩa là loài cây được bao phủ bên ngoài một lớp lông màu vàng giống như lông của con chó. Thực vậy, cây cẩu tích là một loại dương xỉ, phía ngoài thân cây có lớp lông màu vàng nâu phủ kín, nếu nhìn thoáng qua rất dễ nhầm lẫn là một loài động vật. Cây cẩu tích có thân rễ mọc đứng, thân cây thấp. Lá cây cẩu tích là dạng lá kép dài tới 1-2m. Mỗi lá lại chia thành nhiều lá chét lông chim. Cuống lá màu vàng nâu, to, dài và rất cứng, cũng được phù một lớp lông mịn màng.
Cây cẩu tích sinh sản bằng những túi bào tử mọc ở mặt dưới lá. Mỗi bào từ có hình tam giác, sần sùi, màu xám và có cánh rất dễ dàng phân tán.
Ở nước ta, cây cẩu tích có nhiều ở các khu vực núi cao như ở vùng Tây bắc: các tỉnh Hà Giang, Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai; ở vùng Đông Bắc: các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn… Trước đây có nhiều nhưng hiện nay số lượng cây cẩu tích đã ít dần do người dân thu hái và nạn chặt phá rừng.
2- Bộ phận sử dụng làm dược liệu
Cây cẩu tích cho bộ phận thân rễ để dùng làm dược liệu. Hàng năm, vào mùa hạ và mùa thu, người dân sẽ tiến hành thu hái thân rễ cây cẩu tích.
Dược liệu cẩu tích làm từ thân rễ cây cẩu tích
Dược liệu cẩu tích là phần thân rễ cây cẩu tích. Mặt ngoài của dược liệu lồi lõm, không đồng đều, còn dính lớp lông màu vàng nâu. Cắt ngang dược liệu rất khó, quan sát bên trong thấy có màu xám, nếm thấy vị ngọt pha đắng.
3- Cách bào chế dược liệu cẩu tích
Người làm thuốc thường sơ chế dược liệu cẩu tích như sau: Thu hái phần thân rễ về rồi loại bỏ tạp chất, cạo riêng phần lông để làm vị thuốc lông cu li. Nếu không sử dụng phần lông thì để cả phần thân rễ rồi đốt cháy hoặc rang trên cát nóng cho đến khi rụng hết lông thì tiến hành ngâm nước, rửa sạch, sau đó đem đi đồ cho đến khi chín mềm, mang thái phiến mỏng phơi hoặc sấy khô. Để dùng dược liệu cần tẩm với rượu một đêm cho ngấm rồi sau đó sao vàng hạ thổ.
4- Tác dụng của cây cẩu tích
Từ xa xưa, chợ ở các làng quê thường thấy có người bày bán cây cẩu tích nguyên bản hoặc cao cẩu tích. Người dân nhiều vùng ở nước ta đã biết dùng rễ và thân cây cẩu tích để chữa bệnh thấp khớp, đau nhức vai gáy, nhức mỏi tê bì tay chân; chứng tiểu nhiều, tiểu dắt, tiểu són…
Một số tài liệu y văn cổ trên thế giới còn ghi nhận thân và rễ cây cẩu tích còn được bào chế thành thuốc tẩy giun và điều trị bệnh đau lưng, đau dây thần kinh liên sườn.
Tựu chung lại, dưới đây là những tác dụng của dược liệu cẩu tích:
- Bổ thận:
Trong Đông y, cẩu tích là dược liệu có vị đắng hơi ngọt; tính ôn; quy vào các kinh can và thận. Chính vì vậy, các thầy thuốc Đông y thường sử dụng cẩu tích để làm vị thuốc bổ thận. Trong trường hợp người bệnh bị suy nhược can, thận thì lấy cẩu tích 16gram, đỗ trọng 12gram, thục địa 16gram, ngưu tất 12gram, thỏ ty tử 12gram, sơn thù du 12gram, đem tất cả sắc lấy nước rồi hòa với 12gram cao ban long rồi uống trong ngày. Duy trì lâu dài sẽ tăng cường chức năng thận, phòng chống các chứng bệnh liên quan đến can, thận. Tham khảo dược liệu cũng có cùng tác dụng bổ thận: Sơn thù du, Thục địa hoàng, ...
- Cầm máu nhanh:
Cây cẩu tích có bộ lông vàng nâu phủ xung quanh, đây cũng chính là dược liệu có tác dụng cầm máu nhanh theo cơ chế cơ học. Người dân đi rừng thường lấy lông này để cầm máu những vết đứt tau, chân. Nếu bạn bị chảy máu do các vết cắt thì nhanh chóng lấy một nhúm lông cu li bó vào vết thương thì sẽ nhanh chóng cầm được máu, không gây chảy máu nhiều vì lông cu li có tác dụng hút huyết thanh trong máu, tạo máu cục làm cho máu đông nhanh hơn.
- Chống viêm:
Vị thuốc cẩu tích có tác dụng chống viêm mạnh ở giai đoạn viêm cấp tính, yếu hơn ở giai đoạn mạn tính.
- Chống thoái hóa, viêm xương khớp:
Theo BS.CKII. HUỲNH TẤN VŨ (đăng trên suckhoedoisong.vn ngày 05/01/2020): Cẩu tích là vị thuốc chứa nhiều chất hóa học giúp cơ thể tăng hấp thu lượng can-xi, phốt pho và các chất vi lượng. Vị thuốc này có tác dụng chống còi xương, trừ phong thấp. Vị thuốc cẩu tích có tác dụng giúp tăng hấp thu canxi, phốt pho, các chất vi lượng, chống còi xương, trừ phong thấp, giảm đau, lợi tiểu. Không những thế, nó còn có khả năng kháng khuẩn, chống viêm nên sử dụng vị thuốc này rất tốt cho người đang bị đau xương khớp.
Lưu ý, trong Đông y sử dụng cầu tích với liều 10 - 15gram; không sử dụng vị thuốc cẩu tích trong những đơn cho bệnh nhân thận hư mà có nhiệt, bị bí tiểu và nước tiểu vàng đỏ, mồm đắng, lưỡi khô.
=> Tìm hiểu một số bài thuốc chữa bệnh với trạch tả: https://onplaza.vn/duoc-lieu/trach-ta-n264.html
5- Giá bán
Dược liệu cẩu tích hay còn được gọi là lông cu li được rao bán rất nhiều trên thị trường. Giá bán cẩu tích hiện nay trên thị trường giao động từ 120.000đ đến 200.000đ cho 1kg dược liệu cẩu tích. Chẳng hạn như:
- Địa chỉ Thảo dược An Quốc Thái đang bán dược liệu cẩu tích với giá 150.000đ/kg
- Cửa hàng Thảo dược thuốc Nam Sinh Phươngs bán với giá 130.000đ/kg
Bạn có thể tìm mua loại dược liệu này tại các nhà thuốc Đông y lâu năm có thương hiệu và uy tín được đánh giá bởi nhiều khách hàng. Trước khi mua bạn cần tìm hiểu kỹ về:
- Nguồn gốc của nguyên liệu,
- Quy trình chế biến nguyên liệu có đạt chuẩn an toàn do bộ y tế đề ra hay không?
- Địa chỉ cụ thể của nhà cung cấp dược liệu phải rõ ràng, có đảm bảo.
- Tránh mua phải những loại cẩu tích giả, chất lượng kém làm ảnh hưởng đến sức khỏe và không mang lại tác dụng trong điều trị.
Quản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm