Trạch tả: Công dụng, cách sử dụng & bài thuốc ứng dụng

- Dược liệu
Trạch tả: Công dụng, cách sử dụng & bài thuốc ứng dụng

Trạch tả là một vị thuốc quý trong đông y với nhiều công dụng chữa các bệnh như: hoa mắt, chóng mặt, lipid máu cao, phù thũng do thận hư,....

Trong bài viết dưới đây ONPLAZA xin chia sẻ đến bạn các thông tin hữu ích liên quan đến trạch tả bao gồm công dụng, cách sử dụng và các bài thuốc chữa bệnh liên quan. 

Hình ảnh cây trạch tả

Hình ảnh cây trạch tả

Contents

  1. Tên gọi, phân nhóm
  2. Mô tả về cây trạch tả
    1. Trạch tả là cây gì?
    2. Phân bố
    3. Bộ phận dùng làm thuốc
    4. Đặc điểm dược liệu trạch tả
    5. Thu hái - Sơ chế - Bảo quản
  3. Thành phần hóa học
  4. Vị thuốc trạch tả 
  5. Trạch tả có tác dụng gì? 
  6. Cách dùng và liều dùng
  7. Độc tính
  8. Một số bài thuốc chữa bệnh với trạch tả
  9. Lưu ý khi sử dụng vị thuốc trạch tả
  10. Kiêng kị khi dùng dược liệu trạch tả

Tên gọi, phân nhóm

  • Tên gọi khác: trạch tả còn có tên gọi khác như thủy tả, mã đề nước, cập tả, toan ác du, vũ tôn, ngưu nhĩ thái, như ý thái, mang vu
  • Tên khoa học: Alisma plantago aquatica L.
  • Họ: Trạch tả – Alismataceae

 

Mô tả về cây trạch tả

Trạch tả là cây gì?

Cây trạch tả là loại thực vật có hoa, với chiều cao trung bình từ 0,3 - 1m, thân cây không có lông. Thân rễ trắng, có hình con quay hoặc hình cầu.

  • Lá cây trạch tả dài từ 15 - 30cm, thu hẹp dần về phía dưới cuống. Lá có hình lưỡi mác, mọc thành cụm từ dưới gốc lên.
  • Cánh hoa tròn, dài, nhẵn, phát triển từ dưới đất lên và phân thành nhiều vòng hoa mang cuống dài. Hoa trạch tả là hoa lưỡng tính, có 3 cánh, có màu phớt hồng hoặc màu trắng.
  • Quả trạch tả là dạng quả bế, đơn lá noãn, không nứt vỏ. Rễ trạch tả có màu trắng, mảnh, mọc thành cụm phân tán ăn sâu vào lòng đất.


Phân bố

Trạch tả là loại cây mọc hoang, thường được tìm thấy ở các vùng nước nông, các khu vực nước ngọt, khu vực ẩm ướt, chẳng hạn như bờ hồ, bờ sông, đầm lầy.

Trạch tả là loại cây bản địa của các nước thuộc khu vực bán cầu bắc gồm châu âu, Bắc Á, Bắc Mỹ

Tại Việt Nam, cây trạch tả được tìm thấy nhiều ở các khu vực miền núi phía Bắc như Điện Biên, Sapa, Cao Bằng, Lạng Sơn.

Bộ phận dùng làm thuốc

Rễ củ của cây trạch tả thường được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh.

Đặc điểm dược liệu trạch tả

Rễ củ của cây trạch tả có hình bầu dục, hình cầu tròn hoặc hình trứng. Có đường kính tối đa khoảng 5cm và chiều dài khoảng 6,6cm. Bên ngoài củ được bao bọc bởi lớp vỏ thô, có màu trắng vàng, chứa nhiều vành rãnh nông nằm ngang. Xung quanh củ mọc nhiều rễ tơ, nhỏ.

Củ trạch tả cứng, chứa nhiều tinh bột, mùi nhẹ, có vị hơi đắng.

Thu hái - Sơ chế - Bảo quản

- Thu hái: có thể thu hoạch rễ củ mỗi năm 2 lần. Lần đầu vào tháng 6 và lần thứ hai vào tháng 12. Lưu ý: trước khi thu hoạch củ thì người dân sẽ cắt bỏ hoa để rễ củ phát triển to hơn.

​    ​Rễ củ trạch tả được sử dụng để làm thuốc

Rễ củ trạch tả được sử dụng để làm thuốc

 

- Sơ chế: sau khi thu hoạch rễ củ, đem cắt bỏ thân, lá, hoa và rễ con. Rửa sạch củ và đem sấy khô hoặc phơi khô. Lưu ý: nên chọn những củ to, chắc tay, có màu trắng vàng, và nhiều bột để cho chất lượng thuốc tốt nhất

- Bào chế thuốc: Bạn có thể bào chế thuốc theo 2 cách dưới đây. 

  • Cách 1: Ngâm củ trạch tả với nước cho thấm 8 phân. Sau đó đem phơi khô và tích trữ để dùng dần.
  • Cách 2: củ trạch tả đem thái lát mỏng. Sau đó, pha muối loãng rồi phun vào miếng trạch tả vừa thái để cho hơi ẩm (Có thể pha muối theo tỷ lệ: 720 gam muối và 50kg trạch tả). Sau đó, đem trạch tả nấu lên và sao trên lửa nhỏ. Khi thấy chuyển sang màu vàng thì mang đi phơi vài nắng to cho đến khi khô và cất đi dùng dần.

- Bảo quản: ở những nơi khô thoáng, có thể cho vào hũ hoặc túi nilông. Mỗi lần sử dụng xong cần cột chặt miệng túi để tránh bị dính nước và bụi bẩn gây ẩm mốc.

 

Thành phần hóa học

Cây trạch tả có chứa nhiều thành phần hóa học có lợi cho sức khỏe con người như: tinh dầu, chất bột, chất nhựa, Protid, Choline, Alismol, Alisol A, B, Alismoxide, Epi Alisol A, Alisol C Monoacetate

 

Vị thuốc trạch tả 

Tính vị

  • Trạch tả có vị ngọt, tính hàn (Theo sách Bản Kinh)
  • Trạch tả có vị mặn (Theo Biệt Lục)
  • Trạch tả có vị ngọt, tính bình (Theo Y Học Khải Nguyên)

Quy kinh

  • Quy vào 5 kinh Tỳ, Vị, Thận, Bàng quang, Tiểu trường (theo Dược Phẩm Hóa Nghĩa).
     

Trạch tả có tác dụng gì? 

Theo đông y, tác dụng của trạch tả như sau: lợi tiểu, trừ thấp, tiêu thũng, thanh nhiệt, kiện vị, giảm béo, bổ hư tổn ngũ tạng.

Chủ trị: trị thận hư, tinh tự xuất, lợi nhiệt ở bàng quang, trị ngũ lâm, tuyên thông thuỷ đạo

Theo nghiên cứu y học hiện đại, Công dụng của trạch tả như sau:

  • Đông máu
  • Hạ huyết áp nhẹ, giãn mạch vành
  • Hạ đường huyết
  • Giảm hàm lượng lipid trong máu.
  • Liệu tiểu, tăng cường khả năng thải Kali, Natri, Ure và Chlor
     

Cách dùng và liều dùng

- Cách dùng: có thể sử dụng trạch tả dưới dạng thuốc sắc hoặc tán bột. Có thể sử dụng độc vị hoặc có thể kết hợp với các vị thuốc khác để tăng hiệu quả chữa bệnh. 

- Liều dùng: khuyến cáo sử dụng từ 8 - 40gam/ngày

 

Độc tính

Trạch tả là vị thuốc không chứa độc. Tuy nhiên người bệnh vẫn cẩn thận trọng sử dụng đúng liều lượng được khuyến cáo. 

Trong quá trình sử dụng, nếu không phù hợp với cơ địa, trạch tả cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như: Đau đầu, ngứa ngáy toàn thân, da nổi mẩn, phát ban, khó thở, sưng môi, miệng,...
 

Một số bài thuốc chữa bệnh với trạch tả

Vị thuốc trạch tả với nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả

Vị thuốc trạch tả với nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả

 

  • Bài thuốc 1: trạch tả chữa thủy thũng, cổ trướng

- Đơn thuốc: trạch tả 12 gam, Xích phục linh 12 gam, mạch môn 12 gam, bạch truật 12 gam, tía tô 10 gam, Hạt cau 10 gam, vỏ rễ râu 10 gam, mộc qua 10 gam, Trần bì 8 gam, sa nhân 8 gam, phúc bì 8 gam, mộc hương 8 gam, đăng tâm 10 sợi.
- Cách dùng, liều dùng: đem tất cả các nguyên liệu trên thái nhỏ rồi sắc với 400ml nước. Sắc đến khi còn 100ml nước thì ngưng. Sử dụng thuốc trong ngày và chia thành 2 lần uống.

  • Bài thuốc 2: trạch tả chữa tiểu tiện khó, đái buốt, đái rắt

- Đơn thuốc: trạch tả 12 gam, sa tiền tử 10 gam, thông thảo 6 gam
- Cách dùng, liều dùng: sắc uống. Mỗi ngày sử dụng một thang thuốc

  • Bài thuốc 3: trạch tả chữa chứng tức ngực, cước khí, bí tiểu tiện

- Đơn thuốc: trạch tả 10 gam, khiên ngưu 8 gam, bình lang 6 gam, xích phục linh 6 gam, chỉ xác 6 gam, mộc thông 6 gam
- Cách dùng, liều dùng: đem tán các vị thuốc trên thành bột mịn, rồi nấu với nước gừng tươi và hành ta. Sử dụng thuốc trong ngày.

  • Bài thuốc 4: trạch tả chữa đái ít, phù, viêm thận

- Đơn thuốc: trạch tả 16 gam, bạch truật 12 gam, phục linh 12 gam, trư linh 12 gam, quế chi 8 gam
- Cách dùng, liều dùng: đem tất cả các nguyên liệu trên thái nhỏ, rồi phơi khô để dùng dần. Có thể hãm với nước sôi dùng thay trà hằng ngày.

  • Bài thuốc 5: cách để chữa lipid trong máu cao

- Đơn thuốc: trạch tả 8 gam, mộc Hương 6 gam, thảo quyết minh 6 gam, tang ký sinh 6 gam, hà thủ ô đỏ 3 gam, hoàng tinh 3 gam, kim anh tử 3 gam, sơn tra 3 gam
- Cách dùng, liều dùng: đem tất cả các vị thuốc trên nấu với nước thành cao, sau đó trộn với bột gạo làm viên hoàn. Mỗi viên khoảng 1,1 gam. Mỗi ngày dùng từ 5 - 8 viên và chia 2 lần uống mỗi ngày. 

  • Bài thuốc 6: trạch tả trị gan nhiễm mỡ

- Đơn thuốc: trạch tả 20 gam, đan sâm 15 gam, hà thủ ô (tươi) 15 gam, thảo quyết minh 15 gam, Hà diệp 15 gam, hoàng kỳ 15 gam, hổ trương 15 gam, Sơn tra (tươi) 30 gam
- Cách dùng, liều dùng: sắc uống. Mỗi ngày sử dụng một thang thuốc

  • Bài thuốc 7: trạch tả chữa béo phì đơn thuần

- Đơn thuốc: trạch tả 12 gam, thảo quyết minh 12 gam, Sơn tra 12 gam, Phan tả diệp 8 gam
- Cách dùng, liều dùng: đem các dược liệu trên thái nhỏ rồi hãm với nước sôi. Mỗi ngày dùng 2 lần. Duy trì liệu trình khoảng 4 tuần để cải thiện bệnh.

  • Bài thuốc 8: trạch tả trị chứng chóng mặt

- Đơn thuốc: trạch tả 30 - 60 gam, bạch truật 10 - 15 gam
- Cách dùng, liều dùng: sắc uống. Mỗi ngày sử dụng một thang thuốc

  • Bài thuốc 9: trạch tả trị viêm ruột cấp

- Đơn thuốc: trạch tả 12 gam, xích phục linh 12 gam, trư linh 12 gam, sa tiền tử 8 gam, bạch đầu ông 20 gam
- Cách dùng, liều dùng: sắc uống. Mỗi ngày sử dụng một thang thuốc. 

  • Thầy thuốc 10: trạch tả chị định ẩm trong dạ dày, tiêu chảy, tiểu ít

- Đơn thuốc: 12 gam trạch tả, 12 gam phục linh, 12 gam bạch truật, 12 gam mạch nha, 12 gam thần khúc, 8 gam trần bì, 4 gam sa nhân, 4 gam cam thảo
- Cách dùng, liều dùng: sắc uống. Mỗi ngày sử dụng một thang thuốc

 

Lưu ý khi sử dụng vị thuốc trạch tả

Khi sử dụng trạch tả, bạn cần lưu ý không nên dùng thuốc quá nhiều, quá liều vì sẽ gây đau mắt và gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. 

 

Kiêng kị khi dùng dược liệu trạch tả

Những kiêng kị khi dùng vị thuốc trạch tả dưới đây hy vọng sẽ hữu ích cho bạn:

  • Người bị tù hư, hỏa hư không nên sử dụng trạch tả
  • Bệnh nhân dị ứng với các thành phần của trạch tả
  • Tham khảo ý kiến của thầy thuốc, bác sĩ có chuyên môn khi điều trị, chữa bệnh bằng vị thuốc trạch tả, tránh việc lạm dụng quá mức có thể gây đau mắt.

Trên đây, ONPLAZA đã cung cấp đến bạn một số thông tin về vị thuốc trạch tả. Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả và an toàn khi sử dụng thuốc, bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc và các bác sĩ có chuyên môn để có thể dùng thuốc đúng cách và đúng liều lượng. 

Thông tin trong bài viết trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, ONPLAZA không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

=> Vị thuốc Trị vết bỏng và làm lành vết thươngLô hội


About
Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Trạch tả: Công dụng, cách sử dụng & bài thuốc ứng dụng

Quản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Nhấn vào đây để đánh giá
Hỗ trợ 24/7
Bảo mật thanh toán
0.20954 sec| 1633.086 kb