Chỉ xác - Tác dụng - Liều dùng và những lưu ý khi sử dụng

- Dược liệu
Chỉ xác - Tác dụng - Liều dùng và những lưu ý khi sử dụng

Chỉ xác (chỉ thực) là vị dược liệu đặc biệt, chủ yếu chỉ chung những loại quả của các loại cây khác nhau hoặc nằm trên cùng một loại cây nhưng lại khác thời kỳ. Điểm đặc biệt của dược liệu này là có mùi rất thơm, vị chơi chua, đắng, thường được sử dụng để trừ đờm, táo thấp, lợi tiểu tiện... Tác dụng trị bệnh của chỉ xác cũng tùy thuộc theo cách điều trị cũng như việc sử dụng của các thầy thuốc tại từng vùng miền.

I.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHỈ XÁC 

Tên gọi 

- Tên gọi khác: Chỉ xác (chỉ là tên cây, xác là vỏ. Do sau khi quả chín, ruột quắt lại chỉ còn vỏ với xơ nên được gọi là chỉ xác), đổng đình nô lệ (Hòa hán dược khảo), nô lệ, thương xác.

- Tên Việt Nam: Trái già của quả Trấp, Đường quất.

- Tên khoa học: Fructus citri Aurantii

- Họ khoa học: Thuộc họ Cam (danh pháp khoa học: Rutaceae).

Chỉ xác là vị dược liệu rất đặc biệt trong y học 

Chỉ xác là vị dược liệu rất đặc biệt trong y học 

Đặc điểm của chỉ xác 

Thuộc cây gỗ nhỏ, chiều cao khoảng 2-10m. Thân nhẵn và không gai, hoặc có gai, ngắn, thẳng. Phần lá được mọc so le nhau, phiến dai, hình trái xoan, đầu tù có khi lõm, gốc tròn, hơi có răng tại phần gần đầu lá. Tại cuống có cánh rộng, hai mặt nhẵn, có khi to bằng phiến lá, mặt trên lá bóng. 

Phần cụm hoa thường là một chùm mọc tại kẽ lá, bao gồm 6-8 hoa nhỏ, màu vàng nhạt hoặc màu trắng, 5 lá dài, 5 cánh hoa và 20 nhị. Qủa có hình trứng, hình cầu, có núm, bên ngoài vỏ sần sùi, quả chín có màu vàng nhạt, rất chua, ruột màu vàng lục. Mùa hoa nở là vào tháng 2-4 và mùa quả là vào tháng 5-8. 

 

Phân bố 

Nguồn gốc của vị thuốc chỉ xác là từ Ấn Độ Malaysia, sau đó đã lan rộng ra các nước Đông Nam Á khác gồm Việt Nam, miền Nam Trung Quốc. Ở nước ta, quả trấp mọc hoang hoặc được trồng chủ yếu tại các tỉnh ở miền Bắc. Giống cây này được tìm thấy ở một số tỉnh thành như Cao Bằng, Hà Nam,  Bắc Kạn, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và tại một số nơi khác. 

 

Bộ phận được dùng để làm dược liệu 

Bộ phận được dùng làm dược liệu là quả chín của Trấp. 

 

Thu hái và sơ chế

Tại Việt Nam, việc thu hái quả trấp sẽ vào khoảng tháng 9-10 khi quả đã gần chín, đường kính dài từ 3-5cm, phơi khô khi tiết trời khô ráo (chỉ xác). Hoặc có thể thu hái những quả xanh vào khoảng tháng 5-6 khi trời khô ráo, thu nhặt những quả non, quả bị rụng dưới gốc cây, bổ đôi và phơi khô (chỉ thực). 

 

Cách bào chế dược liệu chỉ xác - chỉ thực

- Bào chế chỉ xác: Quả được thu hái về mới chỉ gần chín, ngâm trong nước cho thật mềm, bỏ cả phần hạt và quả bên trong rồi thái lát mỏng, phơi khô, trộn cùng gạo nếp hoặc cám, sao thật vàng đến khi cám đã cháy đen. Bỏ phần cám này đi, chỉ lấy lại phần chỉ xác, bảo quản dùng dần. Chỉ xác được để càng lâu thì càng mang đến giá trị dược tính cao. 

- Bào chế chỉ thực: Để nguyên những quả trấp có đường kính dưới 1cm, với những quả đường kính trên 1cm thì bổ đôi theo chiều ngang rồi mang rửa sạch, ngâm trong nước cho mềm, bỏ phần hạt và thịt quả, chỉ lấy phần vỏ bên ngoài, thái nhỏ và phơi khô tự nhiên. Các bước tiếp theo, làm tương tự như phần bào chế chỉ xác.

Chỉ xác nên được bảo quản tại nơi khô ráo, thoáng mát

Chỉ xác nên được bảo quản tại nơi khô ráo, thoáng mát

Bảo quản dược liệu 

Bảo quản tại nơi khô ráo, thoáng mát, không đặt tại nơi có độ ẩm cao để không gây nấm mốc cho dược liệu

 

Thành phần hóa học của dược liệu 

- Thành phần các chất gồm Hesperidin, chất Neohesperdin, chất naringin ( Theo R F Albach và cộng sự, Phytochemistry 1969, 8 (1) : 127). 

- Thành phần chất N-Methytyramine, chất Sinephrine ( Theo Hà Triều Thanh, Trung Dược Chí 1981, 12 (8) : 345). 

- Thành phần bên ngoài vỏ dược liệu chứa 0,469% chất dầu: Trong chất dầu này sẽ có chứa các thành phần như chất pinene, chất limonene, chất camphene (Theo Nobile Luciano và cộng sự, C A 1969, 70 : 31620b).

 

Liều dùng và cách dùng 

Theo các thầy thuốc Đông y thì liều dùng và cách dùng của chỉ xác là không giống nhau, tùy theo từng đối tượng sử dụng và bài thuốc mà sẽ có liều dùng, cách dùng khác nhau. Thông thường:

- Liều dùng: 4-12 gram/ngày (hoặc hơn)

- Cách dùng: Phơi hoặc sấy khô tán thành bột, sắc lấy nước uống hoặc nấu thành cao.

 

Lưu ý khi dùng chỉ xác

Chỉ xác không dùng cho người có Tỳ, Vị hư hàn nhưng không có thấp tích. Ngoài ra, phụ nữ có thai, cơ thể gầy yếu thì không nên dùng chỉ xác. 

Chỉ xác và Chỉ thực là những dược liệu có thành phần và tính chất tương tự nhau. Tuy nhiên, chỉ được thu hái tại các thời điểm khác nhau.Về dược tính thì không phân biệt được nhưng dược tính của chỉ xác được cho là yếu hơn.

Chỉ xác dùng để phơi khô, sấy khô hoặc tán thành bột

Chỉ xác dùng để phơi khô, sấy khô hoặc tán thành bột

 

II. TÁC DỤNG CỦA CHỈ XÁC 

Chỉ xác có vị chua, tính hàn, quy kinh phế, vị. 

Tác dụng theo Y học cổ truyền của chỉ xác 

- Sử dụng để thông đường, trừ đờm, tiêu tích trệ, hạ khí, tiêu thực (sao giòn), cầm máu (sao dồn tính). 

- Chủ trị: Đầy trướng, tiểu tích, trừ bỉ tích, hành khí, phá khí sa dạ dày, ngực sườn trì trệ, sa dạ con, bệnh thần kinh gây mất ngủ, đánh trống ngực, động kinh, đau nửa đầu, trằn trọc ban đêm, động kinh, tiểu tiện khó.

 

Theo nghiên cứu dược liệu hiện đại của chỉ xác

- Thành phần chủ yếu có trong chỉ xác là Neohesperidin mang tác dụng cường tim, tăng huyết áp nhưng lại không làm tăng nhịp tim. 

- Nước thuốc chỉ xác mang tác dụng giúp tăng lực cản của tuần hoàn ngoại vi, tăng sự co bóp của cơ tim, tăng lượng cGMP của huyết tương và cơ tim (thí nghiệm với chuột nhắt). 

- Hỗ trợ làm tăng lưu lượng máu của động mạch vành, hỗ trợ làm tăng lưu lượng máu lên não và thận. Tuy nhiên, máu có trong động mạch đùi lại giảm. 

- Hỗ trợ làm giảm trương lực cơ trơn của ruột, làm tăng nhu động ruột, chống co thắt. 

- Hỗ trợ điều chỉnh chứng rối loạn chức năng của đường tiêu hóa ở trạng thái bệnh lý. 

Giải đáp câu hỏi: Cây nhội? Công dụng - Những điều kiêng kị khi sử dụng cây nhội

III. MỘT SỐ BÀI THUỐC CHỮA BỆNH TỪ CHỈ XÁC 

Nhờ mang đến nhiều công dụng dược lý đa dạng mà dược liệu chỉ xác được góp mặt trong nhiều bài thuốc chữa bệnh khác nhau như:

 

Bài thuốc hỗ trợ điều trị đi tiêu ra nước cơm không đều, trẻ nhỏ lâu ngày bị lỵ (theo Quảng Lợi Phương)

- Thực hiện mang dược liệu này đi tán thành bột thật mịn. 

- Bảo quản dược liệu này vào trong lọ thủy tinh. 

- Khi cần chỉ cần lấy khoảng 4-8 gam bột pha cùng với 250ml nước ấm. 

- Mỗi ngày uống 1 lần đi khi bệnh đã thuyên giảm. 

 

Bài thuốc hỗ trợ điều trị đau nhức răng (theo Thánh Huệ Phương) 

- Dùng vị dược liệu này đã phơi khô rồi cho vào trong bình thủy tinh, có nắp đậy. 

- Rót rượu cho đến khi rượu đã ngập phần chỉ xác. 

- Đậy nắp thật kín trong 2 ngày. 

- Khi dùng lấy 50ml rượu thuốc súc miệng, 2 lần/ngày đến khi triệu chứng đau nhức răng đã thuyên giảm. 

 

Bài thuốc hỗ trợ điều trị lở loét kèm với sưng đau (theo Bí Hiệu Phương)

- Dùng 7 quả dược liệu này nướng lên cho nóng và thơm. 

- Sau khi nước xong thì cho vào phần vải mềm, sau đó thì chườm vào các vị trí bị lở kèm với đau sưng. 

- Chườm trong khoảng 60 phút. 

- Tiếp tục nướng dược liệu và thực hiện thêm lần nữa. 

- Dùng 1 lần/ngày, sử dụng trong 3-5 ngày. 

Một số bài thuốc từ chỉ xác

Một số bài thuốc từ chỉ xác

Bài thuốc hỗ trợ giúp điều trị xương sườn đau nhức, tổn thương đến khi do bị lo sợ (theo Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển)

- Dùng 20g đào chi rửa sạch, 40g chỉ xác sao vàng. 

- Tán đều cả 2 vị thuốc này thành loại bột mịn và trộn đều. 

- Khi cần dùng, lấy 4g sắc cùng với táo và gừng. 

- Uống ngay khi vẫn còn ấm, mỗi ngày 1 lần. 

 

Bài thuốc giúp tiêu tích nhuận khí, ngũ tích lục tụ (Theo Thiệu Chân Nhân Kinh Nghiệm Phương)

- Dùng 3g chỉ xác đã được bỏ muối. 

- Bỏ vào trong mỗi quả khoảng 1 hạt ba đậu nhân. 

- Tiếp theo úp vào cho kín. 

- Cho phần dược liệu này vào nồi, nấu cùng với lửa nhỏ trong khoảng 1 ngày đến khi nước trong nồi đã cạn. 

- Nếu thấy nước cạn thì đổ thêm nước nóng vào. 

- Để qua ngày, đợi đến khi nước cạn thì bỏ bã đậu đi, mang chỉ xác ra phơi nắng. 

- Tiếp tục cho chỉ xác cào chảo sao, tán thành bột mịn. 

- Dùng thuốc bột trộn cùng giấm để tạo thành những viên thuốc có kích thước to bằng hạt ngô đồng. 

- Uống 30-40 viên/lần/ngày. 

Chỉ xác là một trong những vị thuốc mang đến nhiều công dụng hữu ích khác nhau cho người dùng. Tuy nhiên, trước khi sử dụng vị thuốc này vào trong các bài thuốc chữa bệnh thì người  dùng nên trao đổi với các bác sĩ chuyên khoa về liều dùng và các lưu ý, hạn chế trước khi mang đến tác dụng không mong muốn. 

Cùng tìm hiểu về Công Ty Onplaza - Thế giới dinh dưỡng <= Tại đây


About
Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Chỉ xác - Tác dụng - Liều dùng và những lưu ý khi sử dụng

Quản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Nhấn vào đây để đánh giá
Hỗ trợ 24/7
Bảo mật thanh toán
0.16920 sec| 1648.523 kb