Cây sài đất: Đặc điểm, phân loại, tác dụng, cách dùng

- Dược liệu
Cây sài đất: Đặc điểm, phân loại, tác dụng, cách dùng

Tên gọi cây sài đất hay lá sài đất dường như không còn quá xa lạ với các bài thuốc dân gian. Đặc biệt, vào những ngày hè nóng bức, các bà các mẹ thường hay lấy lá sài đất để tắm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị nổi ban đỏ, mụn rôm. Vậy cây sài đất có tác dụng gì và đặc điểm, hình dáng trông như thế nào, mời các bạn cùng tham khảo bài viết sau đây. 

GIỚI THIỆU CÂY SÀI ĐẤT 

Tên gọi 

- Tên thường gọi: Cây sài đất 

- Tên gọi khác: Cây húng trám, cây ngổ núi, cây cúc giáp, cây cúc nháp. 

- Tên khoa học: Wedelia Calendulacea (L.) Less

- Họ: Nhà cúc Asteraceae

Hình ảnh cây sài đất

Hình ảnh cây sài đất

Đặc điểm thực vật

Cây sài đất thuộc giống cây thân thảo, mọc bò dưới đất, chiều dài thân cây có thể lên tới 40cm. Toàn thân cây sài đất có màu xanh, bên ngoài được bao phủ bằng một lớp lông tơ màu trắng. Lá sài đất là hình bầu dục, có lông tơ bao phủ cả mặt trên và mặt dưới, các lá mọc đối xứng nhau, mép lá sài đất có hình răng cưa to. Trên lá sài đất có nhiều gân, trong đó, các gân chính mọc ở giữa lá, gân nổi rõ ở mặt dưới lá. 

Hoa của cây dược liệu này có thể là màu vàng tươi hoặc màu trứng, hoa mọc thành chùm với nhau ở các nách lá hoặc ngọn cành. Quả sài đất nhỏ, bên ngoài vỏ không có lông. Cây sài đất thuộc giống cây thảo mọc hoang, mọc tới đâu rễ tới đó và bám trên mặt đất.

Phân bố địa lý 

Cây sài đất mọc ở đâu? Sài đất là giống cây ưa sống tại nơi ẩm mát. Tại nước ta, cây thuốc này mọc hoang ở khắp nơi, có thể tìm thấy tại ven đường, bờ ruộng hoặc các ven các đồi cát ẩm. Do có sở hữu hoa màu vàng đẹp mắt nên người ta còn trồng sài đất để làm cảnh tại các khu công ty, xí nghiệp. 

Ngoài Việt Nam, một số quốc gia khác trên thế giới cũng trồng hoặc thu hái cây sài đất để về làm thuốc chữa bệnh như Malaysia, Ấn Độ. 

Bộ phận sử dụng 

Có thể dùng toàn bộ cây sài đất, bao gồm toàn bộ rễ, lá và phần thân cây sài đất. 

Thu hái và sơ chế sài đất 

Là giống cây mọc hoang nên có thể thu hái cây sài đất quanh năm nhưng chủ yếu vẫn là vào tháng 4 hoặc tháng 5, lúc này cây đang ra hoa và mang đến dược tính, công dụng tốt nhất. Thu hoạch cây sài đất bằng cách cắt sát gốc và mang về dùng tươi hoặc phơi khô để dùng dần.

Đối với những loại cây đã bị cắt, người ta sẽ tiếp tục bón phân tưới nước và bón phân để cây sài đất lên chồi mới. Sau đó, chỉ khoảng nửa tháng sau là có thể thu hoạch được cây. 

Bảo quản cây sài đất 

Nếu như dùng sài đất ở dạng tươi, sau khi thu hái về, bạn nên dùng ngay để cây không bị hỏng. Đối với sài đất khô, cách bảo quản cây tốt nhất là cho cây vào bịch nilon hoặc hộp có nắp đậy kín miệng. Để cây tại nơi khô ráo, thoáng mát, tránh cho cây bị ẩm mốc.

Cây sài đất có mấy loại?

Dựa vào những đặc điểm khác nhau, người ta đã chia cây sài đất làm 2 loại chính gồm cây sài đất hoa vàng và cây sài đất hoa trắng. Hình ảnh cây sài đất hoa vàng, chúng ta thường xuyên bắt gặp trên đường vì loại cây này có hoa màu vàng khá đẹp, thường được sử dụng để trồng làm cây cảnh bên đường. 

Sài đất hoa vàng phổ biến hơn sài đất hoa trắng

Cây sài đất có hai loại, trong đó phổ biến nhất là cây sài đất hoa vàng

Cây sài đất hoa trắng cũng có những đặc điểm giống như cây sài đất hoa vàng nhưng hoa màu trắng. Cây thường được sử dụng để chữa một số bệnh liên quan đến rôm sảy, bệnh ngoài da hoặc để thanh nhiệt cơ thể... Người ta thường dùng cây sài đất làm thuốc từ tất cả những bộ phận trên thân cây, có thể dùng ở dạng tươi hoặc mang đi phơi khô.

Thành phần hóa học của cây sài đất 

Theo các nghiên cứu, trong cây sài đất dược liệu có chứa rất nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe như silic, caroten, tanin, pectin, lignin, caroten... Ngoài ra, cây còn có chứa một số hợp chất khác như wedelolacton, norwedelic acid, dimethyl wedelolacton,…

Qua các công trình nghiên cứu, các nhà khoa học còn tìm thấy sài đất có chứa rất nhiều chất béo, tinh dầu, muối vô cơ có trong cây thuốc. Đặc biệt, cây sài đất còn có chứa một loại hợp chất có tên gọi là saponin triterpen, cơ chế hoạt động tương tự giống như saponin có trong củ nhân sâm. 

Cách nhận biết cây sài đất với một số loại cây khác 

Hình dáng của cây sài đất thường dễ bị nhầm lẫn với một số loại cây khác. Vì thế, rất nhiều người thường hay bị nhầm lẫn và chọn sai dẫn đến việc dùng không hiệu quả hoặc bị ngộ độc. Dưới đây là một số loại cây có hình dáng giống cây sài đất:

- Cây lỗ địa cúc: Đây là cây giống cây cũng thuộc nhà họ Cúc nhưng có tên khoa học là  Wedelia Prostrata. Phần thân bên ngoài nhẵn, phủ lớp lông, lá của cây ngắn hơn cây sài đất. Hoa có màu vàng nhạt. 

- Cây sài đất giả: tên khoa học của loại cây này là Lippia Nodiflora. Đặc điểm nhận dạng là cành cây gần như có hình vuông, nhẵn và phía trên phủ thêm một lớp lông mỏng. Lá của cây có hình bầu dục, phía ngoài là hình răng cưa nhưng hoa lại màu xanh nhạt. Nếu dùng phải loại cây này có thể bị tiêu chảy, ngộ độc, đau bụng. 

TÁC DỤNG CỦA CÂY SÀI ĐẤT 

Cây sài đất chữa được nhiều bệnh khác nhau

Cây sài đất có khả năng chữa được khá nhiều bệnh khác nhau

Tác dụng cây sài đất có khả năng chữa được khá nhiều bệnh khác nhau đã được y học cổ truyền chứng minh tính hiệu quả, an toàn. Theo y học cổ truyền, sài đất là thảo dược có vị hơi chua ngọt, đắng nhẹ, không độc, thanh mát, quy vào kinh Can và Phế, có khả năng chữa được nhiều bệnh như hỗ trợ điều trị giảm đau, giảm sốt, tiêu viêm. 

Ngoài ra, công dụng của cây sài đất còn rất tốt trong việc chữa một số các bệnh liên quan đến bệnh ngoài da như: rôm sảy ở trẻ em, viêm da, viêm tuyến vú, chữa bệnh viêm bàng quang...mang đến kết quả tích cực. Vị thuốc này có công dụng hữu hiệu trong việc phòng chống một số bệnh liên quan đến bạch cầu, sởi…

Trên ứng dụng lâm sàng, dược liệu sài đất đã thể hiện được 2 công dụng rõ rệt là giảm sốt, giảm đau, kháng khuẩn, không có độc tính  Tuy nhiên, sài đất không có tác dụng đối với những trạng thái viêm đã chuyển sang mưng mủ, áp xe.

Từ lâu, người dân vẫn dùng cây sài đất ăn sống như một loại rau ăn chung với thịt, cá. Ở một số nơi, sài đất được dùng trị rôm sảy hoặc uống để phòng bệnh sởi, chữa sốt rét.

CÁCH DÙNG VÀ LIỀU LƯỢNG DÙNG

Sài đất được sử dụng ở nhiều hình thức khác nhau như sắc uống, nấu nước tắm hay dùng giã đắp ngoài da. Tùy theo từng bệnh khác nhau mà điều chỉnh liều lượng dùng sao cho phù hợp. 

MỘT SỐ BÀI THUỐC TỪ CÂY SÀI ĐẤT 

- Bài thuốc cây sài đất tắm cho bé sơ sinh trị rôm sảy, mẩn ngứa 

  • Nguyên liệu: Cây sài đất tươi 
  • Thực hiện: Nấu nước sài đất và tắm hàng ngày cho trẻ, mỗi ngày khoảng 1-2 lần. Khi tắm, lấy phần bã cây xoa nhẹ lên da để giúp làm tăng hiệu quả. Cuối cùng, nên tắm lại thêm một lượt với nước sạch. 

- Bài thuốc trị cảm cúm bằng cây sài đất 

  • Nguyên liệu: Mỗi vị 3g kinh giới, sài đất, cam thảo, tía tô; 2g mạn kinh, 30g kim ngân hoa, 3 lát gừng tươi. 
  • Thực hiện: Cho tất cả các nguyên liệu này vào ấm, thêm 3 bát nước, nấu cạn đến khi chỉ còn 1 bát. Gạn lấy nước và chia đều làm 2 phần, uống trong ngày. Mỗi ngày dùng 1 tháng cho đến khi khỏi bệnh. 

Cây sài đất và một số bài thuốc chữa bệnh

- Bài thuốc chữa mụn nhọt bằng lá cây sài đất 

  • Nguyên liệu: Mỗi loại 12g thổ phục linh, bồ công anh; 30g sài đất; mỗi loại 10g ké đầu ngựa, kim ngân hoa. 
  • Thực hiện: Sắc tất cả những vị thuốc này lấy nước uống, phối hợp cùng sài đất nấu nước tắm để mụn nhọt nhanh lành hơn. 

- Bài thuốc cây sài đất chữa bệnh chàm, mụn lở

  • Nguyên liệu: 30g sài đất, 12g ké đầu ngựa, 15g kim ngân hoa, 16g cam thảo đất. 
  • Thực hiện: Sắc tất cả lấy nước uống, kết hợp cùng việc giã sài đất tươi và đắp lên khu vực cần điều trị. 

- Bài thuốc sài đất trị nhiễm trùng bàng quang 

  • Nguyên liệu: Mỗi vị 20g bồ công anh và mã đề; 30g sài đất, 16g cam thảo. 
  • Thực hiện: Sắc thuốc và chia làm 3 lần uống, uống vào buổi sáng, trưa, tối. Mỗi ngày dùng 1 thang. 

- Bài thuốc chữa sưng viêm tuyến vú 

  • Nguyên liệu: Dùng 16 cam thảo đất, 50g sài đất, mỗi loại 20g bồ công anh, thông thảo và kim ngân hoa. 
  • Thực hiện: Mang tất cả sắc cùng với 500ml nước trong khoảng 20 phút, gạn thuốc và chia làm 3 lần uống. 

- Bài thuốc cây sài đất chữa mụn đầu đinh, các bệnh nhiễm trùng phần mềm ngoài da, chốc đầu, đau mắt 

  • Nguyên liệu: Dùng từ 20-30g cây sài đất. 
  • Thực hiện: Giã nát sài đất và đắp vào khu vực bị tổn thương. Trong hợp da có biểu hiện bị mưng mủ thì không nên dùng. 

- Bài thuốc cây sài đất chữa và điều trị khạc ra máu 

  • Nguyên liệu: Mỗi vị 15g tử chu thảo và trắc bá diệp, 10g bách hợp, 30g sài đất. 
  • Cách dùng: Sắc tất cả lấy nước uống, mỗi ngày 1 thang. 

LƯU Ý KHI SỬ DỤNG CÂY SÀI ĐẤT

- Mức độ an toàn của dược liệu sài đất: Hiện chưa có nghiên cứu khoa học nào nói về tính an toàn khi sử dụng cây sài đất trong thời gian mang thai và cho con bú. Do vậy, người dùng cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn sử dụng. 

- Tương tác dược liệu có thể xảy ra:  Thành phần trong cây cây sài đất có thể xảy ra một số tương tác với thuốc, thực phẩm chức năng hoặc các loại dược liệu khác. Để đảm bảo tính an toàn cần có sự tham khảo và tư vấn của các bác sĩ có chuyên môn. 

Trên đây là những thông tin về cây sài đất, hi vọng sẽ mang đến sự hữu ích đối với quý vị và các bạn. 


About
Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Cây sài đất: Đặc điểm, phân loại, tác dụng, cách dùng

Quản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Nhấn vào đây để đánh giá
Hỗ trợ 24/7
Bảo mật thanh toán
0.21578 sec| 1710.969 kb