Địa liền - Tác dụng và đặc điểm của cây thuốc quý

- Dược liệu
Địa liền - Tác dụng và đặc điểm của cây thuốc quý

Địa liền là một trong những cây thuốc nam quý được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Đông y có tác dụng chữa bệnh, điều trị nhiều bệnh lý liên quan đến đau do phong thấp, đồng thời chủ trị các bệnh về đường tiêu hóa và dạ dày.

Trong bài viết dưới đây ONPLAZA xin chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích xung quanh cây địa liền này.

Hình ảnh cây địa liền

Hình ảnh cây địa liền

I. MÔ TẢ CÂY ĐỊA LIỀN 

Tên gọi, phân nhóm

  • Tên gọi khác: địa liền hay còn được biết đến với các tên gọi khác như sa khương, sơn nại, củ thiền liền hoặc tam nại.
  • Tên nước ngoài: sand ginger, aromatic ginger, Kencur, cut cherry,…
  • Tên khoa học: Kaempferia galanga L.
  • Họ: Gừng (Zingiberaceae)

Đặc điểm sinh thái của cây địa liền

Cây địa liền là cây thân thảo, không có thân và có tuổi thọ cao. Lá địa liền có từ 2 - 3 cái, có bẹ và mọc xòe ra trên mặt đất. Phiến lá dài từ 8 - 10cm, và rộng 6 - 7cm, có hình bầu dục và thót hẹp lại ở cuống. Mép lá nguyên và mặt dưới của lá có lông. 

Hoa địa liền thường mọc ở nách lá, có màu trắng pha tím và không có cuống. Thân rễ địa liền có nhiều rễ củ, được mọc nối tiếp nhau và có hình trứng với nhiều vân ngang.

Phân bố

Cây địa liền mọc hoang nhiều nơi ở nước ta và ở các nước Châu Á như Lào, Thái Lan,Campuchia, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Nam Trung Quốc,… 

Bên cạnh đó, cây địa liền hiện nay còn được trồng nhiều ở các cơ quan thuốc nam hoặc các bệnh viện ở Việt Nam.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

Bộ phận dùng làm thuốc: Củ địa liền

Thu hái: củ địa liền được thu hoặc cho chất lượng và nhiều dược tính nhất là từ tháng 11 đến hết tháng 3 hằng năm.

Chế biến: sau khi thu hoạch củ địa liền, đem rửa sạch, thái mỏng rồi phơi khô.  

Bảo quản: Tránh ánh sáng trực tiếp, đặt ở nơi thông thoáng, khô ráo.

Thành phần hóa học

Theo nghiên cứu, thân rễ cây địa liền khô có chứa khoảng 2,4–3,9% tinh dầu. Có thành phần chủ yếu là ethyl cinnamate, axit p-methoxycinnamic và p-methoxy ethyl cinnamate.

Ngoài ra, thân rễ cây địa liền còn chứa các hợp chất có lợi cho việc chữa bệnh, cải thiện sức khỏe cho con người như: A3-caren, cineol, borneol, camphen, aldehyde cinnamic, O-methoxy ethyl cinnamate, n-pentadecan, kaempferid, kaempferol,…

Vị thuốc địa liền

Tính vị

Vị thuốc địa liền có vị cay, tính ấm.

Quy kinh

Quy vào kinh Tỳ và Vị.

 

II. TÁC DỤNG CỦA ĐỊA LIỀN

Theo nghiên cứu y học hiện đại, tác dụng của địa liền được thể hiện như sau: 

  • Chống viêm
  • Giảm đau
  • Giúp thoát mồ hôi, gây hưng phấn, giảm co thắt
  • Hạ sốt
  • Độc tế bào với tế bào carcinom cổ tử cung và diệt amip
  • Diệt bọ, dòi

Theo nghiên cứu y học cổ truyền, dược liệu địa liền có vị cay, tính ôn, có tác dụng tán hàn, trừ thấp, ôn trung, tiêu thực, bạt khí độc.

Địa liền - một trong những cây thuốc nam quý được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Đông y

Địa liền - một trong những cây thuốc nam quý được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Đông y

Theo kinh nghiệm dân gian, cây địa liền được sử dụng phổ biến để chữa tiêu chảy, cải thiện hệ tiêu hóa, chữa đau dạ dày, ăn uống khó tiêu, cảm, ho, nôn, hen suyễn,...

Bên cạnh đó, bạn có thể dùng rượu ngâm địa liền riêng lẻ, hoặc kết hợp với một vài vị thuốc đông y khác như đại hồi, quế chi, long não, thiên niên kiện,...để làm rượu thuốc xoa bóp, chữa tê phù, đau nhức,...hoặc ngậm rượu thuốc chữa đau nhức răng (lưu ý: chỉ ngậm không được uống).

Ngoài ra, tinh dầu địa liền còn được sử dụng để điều chế mỹ phẩm, nước hoa hoặc sử dụng làm vị điều hương trong thực phẩm. Bột từ củ địa liền còn giúp chống nhậy cắn, bảo vệ quần áo.

Cách dùng và liều dùng

Cách dùng: dùng cây địa liền dưới dạng thuốc sắc, tán bột, hoàn viên hoặc ngâm rượu. 

Liều dùng: khuyến cáo chỉ dùng tối đa 3 - 6g/ngày

Tác dụng phụ của vị thuốc địa liền

Cây địa liền ngoài công dụng chữa bệnh còn có thể gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Do đó, không nên sử dụng dược liệu này trong thời gian dài, với liều lượng lớn. Đặc biệt, không sử dụng cho những đối tượng sau:

  • Người âm hư
  • Người bị thiếu máu
  • Người bị chứng dạ dày nóng rát

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây địa liền

  • Bài thuốc 1. Địa liền trị chứng ăn uống khó tiêu, đau dạ dày

Đơn thuốc: địa liền 20g, quế chi 10g

Cách dùng - liều dùng: Tán các vị thuốc thành bột mịn. Mỗi lần uống 2g, chia làm 3 lần uống trong ngày.

  • Bài thuốc 2. Chữa cảm sốt nhức đầu với củ địa liền

Đơn thuốc: củ địa liền 5g, 5g bạch chỉ, 10g cát căn

Cách dùng - Liều dùng: Đem nghiền thành bột mịn, làm viên hoàn uống.

Củ địa liền giúp chữa cảm sốt nhức đầu hiệu quả

  • Bài thuốc 3. Địa liền điều trị tiêu hóa kém, ngực bụng lạnh đau

Cách 1: Sử dụng 4 – 8g địa liền. Sắc lấy nước uống trong ngày, hoặc có thể tán thành bột mịn và uống. 

Cách 2: Dùng địa liền, đinh hương, đương quy và cam thảo, mỗi vị với liều lượng bằng nhau. Sau đó, đem tán bột, rồi trộn hồ và hoàn viên to bằng hạt ngô. Mỗi lần uống 10 viên với rượu và chia làm 2 - 3 lần uống/ngày.

  • Bài thuốc 4. Khắc phục ho gà với vị thuốc địa liền

Đơn thuốc: 300g địa liền, 300g lá chanh, 500g tía tô, 1000g rau sam tươi, 1000g vỏ rễ dâu, 1000g rau má tươi, mật ong.

Cách dùng - Liều dùng: Đem tẩm các vị thuốc trên với mật ong và mang đi sao. Sau đó, mang thuốc đi rửa sạch, cho vào nồi sắc với 12l nước.

Đun thuốc cạn đến khi còn 4l thì cho nước thuốc vào bình thủy tinh hoặc bình giữ nhiệt để bảo quản và dùng dần. Uống từ 15 - 30ml/ngày.

  • Bài thuốc 5. Địa liền giúp chấm dứt táo bón kinh niên

Đơn thuốc: địa liền 1000g, rau má tươi 1000g, thổ phục linh 1000g, cam thảo 500g.

Cách dùng - Liều dùng: đem phơi khô các vị thuốc, sau đó nghiền thành bột. Dùng 2 - 4g bột/ngày, uống với nước.

  • Bài thuốc 6. Giảm đau nhức răng, tê phù, đau lưng, đau mỏi gân cốt, trị tê thấp

Đơn thuốc: củ địa liền phơi khô, thái nhỏ, rượu có nồng độ cồn 40 – 50%

Cách dùng - Liều dùng: Ngâm củ địa liền với rượu. Sau 5 - 7 ngày ngâm, có thể dùng rượu để uống hoặc làm rượu thuốc xoa bóp chữa đau nhức. Với trường hợp, chữa đau nhức răng, bạn ngậm rượu địa liền trong vài phút rồi nhổ ra, không được uống.

Bài thuốc từ củ địa liền khô

Lưu ý khi sử dụng vị thuốc địa liền

Địa liền là vị thuốc nam quý, có nhiều tác dụng dược lý đa dạng. Tuy nhiên, không vì vậy mà bạn lạm dụng vị thuốc này, cần hết sức lưu ý khi sử dụng thuốc như sau:

  • Địa liền có thể gây ra các tác dụng phụ đến sức khỏe con người. Do đó, không sử dụng thuốc trong thời gian dài, liều lượng lớn mà chưa có sự hướng dẫn của thầy thuốc.
  • Không sử dụng vị thuốc địa liền cho bệnh nhân âm hư, thiếu máu, dạ dày nóng rát. 
  • Địa liền mang lại hiệu quả chậm trong việc chữa đau dạ dày, nên bạn cần kiên trì uống trong thời gian dài để có kết quả như mong muốn.
  • Hiệu quả của thuốc còn tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người.
  • Sử dụng địa liền điều trị đau dạ dày trong thời gian dài có thể gây ra táo bón cho người bệnh. Vì vậy, người bệnh nên kết hợp với chế độ ăn uống nhiều rau xanh, uống đủ nước và kết hợp sử dụng thêm các thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để hạn chế việc táo bón.

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây địa liền nêu trên đều theo kinh nghiệm dân gian và chưa được khoa học kiểm định về tác dụng, cũng như tính an toàn. Do đó người bệnh không nên áp dụng khi chưa có sự đồng ý từ thầy thuốc

Trên đây, chúng tôi đã chia sẻ đến bạn những thông tin về cây địa liền, vị thuốc Nam quý trong dân gian, hy vọng sẽ hữu ích cho bạn. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý sử dụng thuốc mà không có sự đồng ý từ thầy thuốc để hạn chế những tác dụng phụ và những nguy hiểm đến sức khỏe con người. Mời bạn đọc thêm cây đậu đen: https://onplaza.vn/duoc-lieu/dau-den-n85.html <<< TẠI ĐÂY

 


About
Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Địa liền - Tác dụng và đặc điểm của cây thuốc quý

Quản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Nhấn vào đây để đánh giá
Hỗ trợ 24/7
Bảo mật thanh toán
0.21933 sec| 1633.07 kb