Hương Gia Bì – Công dụng, Liều dùng, Kiêng kỵ

- Dược liệu
Hương Gia Bì – Công dụng, Liều dùng, Kiêng kỵ

Hương gia bì vị thuốc nam quý trong đông y có tác dụng trị đau gân khớp, đau lưng gối, gãy xương, sang chấn, sang lở, tiểu tiện khó, mụn nhọt,…

Tên gọi, phân nhóm

– Tên gọi khác: Bắc ngũ gia bì, hương ngũ gia.

– Tên khoa học: Periploca sepium Bge. – Asclepiadaceae

– Họ: Thiên Lý – Asclepiadaceae

Đặc điểm Hương gia bì

  1. Mô tả thực vật

Hương gia bì là cây thân cỏ, sống lâu năm, mọc thẳng, có chiều cao trung bình từ 30 – 70cm. Cành phân làm nhiều nhánh, cành non vuông và có phủ lớp lông dày. Khi cây già có thân tròn, mập. 

Hương gia bì

Hình ảnh cây hương gia bì

Lá Hương gia bì là lá đơn, mọc đối chéo hình chữ thập. Phiến lá dày, mọng nước, có hình gần tròn hoặc hình trứng rộng, chiều dài khoảng 4 – 8cm và chiều rộng khoảng 3 – 6cm. Đỉnh lá tù hoặc nhọn, gốc lá hình cụt hoặc hình tròn, mép lá có răng cưa to, cả 2 mặt lá đều có lông ngắn. Gân chính của lá to, gân bên thì nhỏ, có 4 – 5 đôi, gân lá có hình mạng nổi rõ ở mặt dưới của lá. Lá có mùi thơm dễ chịu, gần giống mùi chanh, có vị chua. Cuống lá có lông, hình lòng máng, với chiều dài khoảng 2 – 4cm. Hoa Hương gia bì rất hiếm.

  1. Mô tả dược liệu Hương gia bì

Hương gia bì có mảnh vỏ dày khoảng 0.5 – 3mm, có dạng hình máng hoặc hình ống, với chiều dài từ 3 – 17cm, hoặc có thể dài hơn. Đặc biệt, vỏ hương gia bì thường cuộn tròn thành ống. Mặt ngoài của vỏ hương gia bì xù xì, có màu vàng nâu, với các đường vân nứt dọc, không đều và dễ bong. Vỏ nhẹ, giòn, dễ gãy và có mùi thơm hắc đặc biệt.

  1. Phân bố

Hương gia bì được phân bố nhiều tại Trung Quốc.

Ở Việt Nam, cây cũng mọc hoang ở nhiều nơi.

  1. Bộ phận dùng

Lá, vỏ, rễ cây của cây Hương gia bì được sử dụng nhiều để làm thuốc chữa bệnh.

  1. Thu hái, chế biến và bảo quản

– Thu hái: có thể thu hái quanh năm, tuy nhiên, cho chất lượng tốt nhất là vào mùa thu và mùa xuân. Lúc trời khô ráo, có thể thu hoạch những lá bánh tẻ, loại bỏ lá sâu và lá già, phơi khô để dùng dần.

– Chế biến: sấy khô hoặc phơi khô để dùng dần.  

– Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát.

  1. Thành phần hóa học

Tinh dầu, trong đó thành phần chủ yếu là carvacrol.

Vị thuốc Hương gia bì

  • Tính vị

Tân, ôn, có độc

  • Quy kinh

Quy vào 2 kinh Can và Thận

  • Công dụng – Tác dụng Hương Gia Bì

Công năng: Khử phong chỉ thống, chỉ thống giải độc, kiện tỳ cố thận, lợi niệu.

Chủ trị: Đau lưng gối, đau gân khớp, tiểu tiện khó khăn, mụn nhọt, sang lở, sang chấn, gãy xương.

  • Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng 6 -12g, dạng sắc hoặc ngâm rượu.

  1. Kiêng kỵ

Vị thuốc Hương gia bì có chứa độc tố, do đó, cần hết sức chú ý khi sử dụng dược liệu, không dùng quá liều và nên tham khảo ý kiến, chỉ định từ bác sĩ và thầy thuốc có chuyên môn. 

Một số bài thuốc từ cây Dược liệu Hương Gia Bì theo kinh nghiệm dân gian

Dưới đây ONPLAZA đã tổng hợp một số bài thuốc từ dược liệu Hương gia bì theo kinh nghiệm dân gian, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu thêm về cây thuốc này. Tuy nhiên, các bài thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo, do đó, nếu muốn sử dụng thuốc, bạn nên hỏi ý kiến và có chỉ định dùng thuốc từ bác sĩ và thầy thuốc đông y có chuyên môn để tránh các tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bài thuốc từ hương gia bì chữa ho do viêm họng, khản tiếng

Bài thuốc 1:

  • Đơn thuốc: 30 gam hương gia bì
  • Cách dùng, liều dùng: rửa sạch dược liệu bằng nước đun sôi để nguội. Thêm vài hạt muối, nhai dập và nuốt nước dần. 

Bài thuốc 2:

  • Đơn thuốc: 20 gam lá hương gia bì 
  • Cách dùng, liều dùng: rửa sạch lá, rồi giã nhỏ và chắt lấy nước cốt uống 2 lần/ngày. 

Bài thuốc 3:

  • Đơn thuốc: 20 gam hương gia bì, 20 gam đường phèn
  • Cách dùng, liều dùng: dược liệu đem rửa sạch, thái nhỏ, cho thêm đường phèn rồi chưng cách thuỷ và chắt lấy nước uống. Phần bã ngậm trong miệng để mút hết nước. Thực hiện 1 lần/ngày. Duy trì thực hiện 3 – 5 ngày để cải thiện bệnh. 

Lưu ý: đối với trẻ nhỏ, có thể giã nhỏ lá hương gia bì rồi cho thêm ít đường phèn và hấp vào nồi cơm. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần. 

Bài thuốc trị cảm sốt, không ra mồ hôi

  • Đơn thuốc: 20 gam hương gia bì, 15 gam tía tô, 15 gam cam thảo đất, 5 gam gừng tươi (thái lát mỏng)
  • Cách dùng, liều dùng: sắc uống. Uống khi còn ấm để thoát mồ hôi. 

Bài thuốc chữa sốt không ra mồ hôi, cảm hàn, đau đầu, ho, miệng đắng

Bài thuốc 1:

  • Đơn thuốc: 15 gam hương gia bì, 8 gam tía tô, 5 gam bạc hà, 3 lát mỏng gừng tươi. 
  • Cách dùng, liều dùng: sắc uống. Mỗi ngày 1 thang thuốc. 

Bài thuốc 2:

  • Đơn thuốc: 50 gam lá hương gia bì, rượu trắng
  • Cách dùng, liều dùng: rửa sạch lá hương gia bì, thái nhỏ rồi đổ rượu trắng, trộn đều. Đun một nồi nước xông, khi nước sôi cho bát thuốc vào. Tiếp đến cho người bệnh xông khoảng 5 – 10 phút. Sau khi xông, lau khô mồ hôi, thay quần áo và cho người bệnh nằm nghỉ nơi kín gió. Lưu ý: không dùng cách này xông hơi cho trẻ em. 

Trên đây, ONPLAZA đã chia sẻ đến bạn những thông tin về vị thuốc hương gia bì, hy vọng sẽ hữu ích cho bạn. Tuy nhiên, dược liệu có tính độc và các bài thuốc chữa bệnh trên dựa trên kinh nghiệm dân gian, do đó, bạn không nên tự ý sử dụng, hay dùng quá liều lượng mà chưa có sự chỉ định, hướng dẫn từ bác sĩ, thầy thuốc có chuyên môn để tránh các tác dụng phụ không mong muốn. 


About
Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Hương Gia Bì – Công dụng, Liều dùng, Kiêng kỵ

Quản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Nhấn vào đây để đánh giá
Hỗ trợ 24/7
Bảo mật thanh toán
0.20718 sec| 1632.75 kb