Tía tô: Tác dụng của tía tô trong điều trị bệnh gì?

- Dược liệu
Tía tô: Tác dụng của tía tô trong điều trị bệnh gì?

Tía tô không còn xa lạ gì đối với người dân Việt Nam. Tía tô mọc hoang, trong vườn nhà làm rau ăn hoặc trồng thành vùng dược liệu lớn. Cả trong dân gian và trong y học hiện đại, cây tía tô là vị thuốc dễ tìm lại có tác dụng ưu việt. Vậy tía tô được sử dụng để trị những bệnh gì?

  • Tên tiếng Việt: Tía tô
  • Tên khoa học: Perilla frutescens (L.) Britt
  • Họ khoa học: Lamiaceae (tức họ Bạc hà)

I. MÔ TẢ DƯỢC LIỆU CÂY TÍA TÔ

Rau tía tô là loại rau ăn lá thường xuất hiện trên bàn ăn của người dân Việt Nam. Bởi vậy, không khó khăn để nhận biết cây tía tô.

Hình ảnh cây tía tô 

Hình ảnh cây tía tô 

Tía tô là loài thân thảo hàng năm. Chiều cao trung bình của thân cây từ 0,5m đến 1m. Thân mảnh, vỏ ngoài màu nâu tía. Từ thân chính phân ra nhiều cành nhỏ.

Lá tía tô mọc đối, hình trứng, gốc lá tù, đầu lá nhọn, mép lá có răng cưa nhỏ. Về màu sắc, lá tia tô phân ra hai mặt, mặt hướng ánh sáng có màu xanh, mặt ngược lại màu tía. Đôi khi cũng thấy cả hai mặt lá màu tía. Toàn bộ lá bao phủ lớp lông mỏng.
Vào cuối thu, đầu đông, cây trổ hoa từng chùm màu tím nhạt nơi đầu cành. Sau đó kết quả vào giữa mùa đông, lúc này cây cũng sắp lụi tàn. Quả bế, hình cầu, bên trong chứa nhiều hạt màu đên. Tía tô phát tán chủ yếu nhờ hạt. Sau khi cây tàn lụi vào mùa đông, hạt rụng xuống mặt đất chờ mùa xuân mưa xuống đất ẩm sẽ nẩy mầm tạo cây con, tiếp tục vòng đời mới.

II. BỘ PHẬN SỬ DỤNG LÀM DƯỢC LIỆU

Cây tía tô cho lá, thân cành, và hạt để làm dược liệu. Khi gieo trồng, người ta phân ra hai loại theo mục đích: tía tô lấy lá và tía tô lấy hạt. Bởi vì, những cây đã thu hái lá thường cho hạt rất ít.

- Tía tô lấy lá cành: Từ khi gieo trồng vào mùa xuân, thì khoảng 3-4 tháng sau đã có đợt cành lá già đầu tiên để thu hái. Một năm, thường được thu hái khoảng 3 lần. Không hái lá non như lá ăn rau sống. Sau khi cắt cành lá, cần làm sạch, đẻ ráo khô có thể mang đi chiết xuất tinh dầu hoặc chặt khúc, phơi khô, bảo quản làm dược liệu trong Đông y. Cũng có thể hái lá riêng, cành riêng để phơi khô. Cành tía tô phơi khô được gọi là vị thuốc tô ngạnh, lá tức vị tô diệp.

- Tía tô lấy hạt: Thu hái vào mùa đông, lúc này quả chín, hạt đã già. Nhổ cả cây, để khô rồi giũ lấy hạt phơi khô trong bóng râm. Tránh ánh nắng trực tiếp. Lưu ý, hạt tía tô không phải vị thuốc “quy tô tử”.

III. THÀNH PHẦN HÓA HỌC TRONG CÂY TÍA TÔ

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy trong cây tía tô có thành phần chính là tinh dầu và các axit béo chưa bão hòa. Trong số các axit béo, thành phần nhiều nhất là axit alpha-linoleic

Riêng trong lá tía tô, các nhà khoa học đã chỉ ra có 0,2% tinh dầu tía tô nguyên chất, ngoài ra còn có hydrocarbon, aldehyde, xeton và furan...

Còn Hạt tía tô chứa khoảng 50% chất dầu lỏng, màu vàng. Đây là loại dầu khô, không thấm nước.

IV. NHỮNG TÁC DỤNG CỦA TÍA TÔ TRONG Y HỌC

a) Y học hiện đại sử dụng tía tô như thế nào ?

Tía tô được sử dụng ở khắp nơi trên thế giới. Ngày nay người ta chiết xuất tinh dầu tía tô, lấy lá tía tô sấy lạnh, tán bột mịn làm thực phẩm chức năng. Cây tía tô cho ra rất nhiều những tác dụng tuyệt vời:

- Tác dụng chống dị ứng, kháng viêm: Các thành phần trong lá tía tô gồm Acid Rosmarinic, Quercetin, Acid Alpha – lineolic, Perilla, Luteolin được các nhà nghiên cứu khoa học chỉ ra chúng có tác dụng ngăn chặn quá trình sản sinh ra histami, đồng thời làm giảm Cytokine. Điều này giúp hạn chế các vấn đề về viêm nhiễm và dị ứng cho cơ thể bạn.

- Tác dụng đối với người bệnh đau dạ dày: Chiết xuất lá tía tô cho ra Tanin và Glucosid có tác dụng trên các vết viêm loét dạ dày. Chúng có tính chất kháng viêm, làm lành nhanh chóng các vết loét tại già dạy. Không những thế, hai chất này còn làm trung hòa dịch axit dạ dày, hạn chế lượng axit tăng cao

- Tác dụng trị bệnh hen suyễn: Tạp chí Archives of Allergy and Immunology (06/2000) đã đưa ra các thông tin khẳng định chiết xuất tinh dầu trong hạt tía tô có khả năng làm tăng lưu thông khí hyết, có tác dụng tốt cho phổi của người bệnh bị hen suyễn.

- Tác dụng giảm đau cho người bệnh viêm khớp, hỗ trợ bệnh nhân lupus ban đỏ: Lá tia tô cho nhiều tinh dầu. Loại tinh dầu tía tô được chứng minh có tác dụng làm giảm đau, khoanh vùng và làm giảm tình trạng viêm khớp, có ý nghĩa trong điều trị viêm khớp và điều trị bệnh lupus ban đỏ.

- Tác dụng thư giãn tinh thần: Trung tâm Y tế Đại học Maryland đã tiến hành nghiên cứu về cây tía tô. Nghiên cứu này đã chiết xuất các hoạt chất apigenin, acid caffeic, acid rosmarinic từ cây tía tô. Các chất này qua thử nghiệm lâm sàng cho thấy có tác dụng thư giãn tinh thần, giảm tình trạng stress, rất tốt cho người bị trầm cảm.

- Tác dụng tốt cho làn da: Trong dân gian, phụ nữ sau sinh thường được mách bảo cần phải tắm nước lá tía tô hằng ngày nhằm làm sáng da, giảm tàn nhang. Trong khoa học hiện đại, các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm lâm sàng trên loài chuột. Thí nghiệm này chỉ ra tinh dầu tía tô ức chế sự tổng hợp melatonin và tyrosinase trong loài chuột, đồng thời làm sáng các sắc tố da.

b) Trong y học cổ truyền dùng tía tô như thế nào ?

Tại Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam, Lương y Bùi Đắc Sáng cho biết: tía tô là vị thuốc được dùng lâu đời trong y học nước nhà. Vị thuốc tô diệp, tức lá tía tô có tác dụng kích thích tiết mồ hôi, hạ sốt, lá tía tô trị ho, cảm mạo; tô ngạnh tức cành tía tô dùng làm thuốc an thai; hạt tía tô có thể làm trà, làm vị thuốc hạ khí.

V. TÍA TÔ TRỊ BỆNH GÌ ?

a) Tía tô chữa đau bụng, chướng bụng, đầy hơi:

Dùng lá tía tô tươi, rửa sạch, giã nát vắt lấy nước sau đó cho vài hạt muối trắng. Uống ngày 1 lần sẽ thấy bụng đỡ hướng, giảm triệu chứng đầy hơi, đau bụng.

b) Tía tô chữa ho, tức thở:

Tìm lấy cành lá tía tô tươi, một đoạn vỏ rễ cây dâu tằm bóc trắng cạo sạch rồi cho nước vào đun cô đặc còn 1 chén, uống trong ngày giảm triệu chứng ho, tức ngực khó thở.

c) Nước lá tía tô giúp giảm cân, làm đẹp:

Trong lá tía tô có nhiều protein thực vật, các vitamin và một số khoáng chất cần thiết cho cơ thể mà không hề chứa nhiều năng lượng. Ngoài ra trong lá tía tô còn có nhiều chất xơ có tác dụng tốt cho tiêu hóa, giúp các cơ săn chắc. Do đó, nước lá tía tô được xem như một loại trà giảm cân. Có thể uống nước lá tía tô hàng ngày.

Cách nấu nước lá tía tô như sau: Lấy lá tía tô tươi rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng 15 phút rồi vớt ra để ráo khô. Đun sôi 2,5 lít nước rồi cho lá tía tô vào đun trong 2 phút rồi để nguội, lọc lấy nước ra bình sạch, cắt thêm vài lát chanh tươi. Dùng nước này để ngăn mát tủ lạnh uống hàng ngày. Đặc biệt cần uống trước bữa ăn 1 ly để có tác dụng giảm cân hiệu quả.

d) Tía tô trị cảm lạnh trong mùa đông:

Tía tô trị cảm lạnh trong mùa đông

Hái một nắm lá tía tô tươi, vỏ quýt (trần bì) và thái 3 lát gừng. Tất cả 3 vị trên rửa sạch, thêm 1 bát tô nước đun sôi chừng 10 phút thì tắt bếp. Lọc lấy nước uống lúc còn ấm đồng thời dùng thứ nước ấy xông hơi sẽ hết các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, lạnh tay chân.

Hoặc cũng có thể làm món cháo tía tô giải cảm theo cách sau: trứng gà 1 quả, tía tô tươi 1 nắm lá, thêm hành củ, gừng tươi, các loại rau gia vị thái nhỏ rồi cho vào bát, trứng gà đập vào rồi múc cháo trắng lúc còn nóng, khuấy đều. Ăn lúc còn nóng.

Mời bạn tìm hiểu thêm dược liệu Kha tử vị thuốc đông y quen thuộc bài thuốc chữa ho, viêm họng hiệu quả tại đường dẫn này: https://onplaza.vn/duoc-lieu/kha-tu-n111.html


About
Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Tía tô: Tác dụng của tía tô trong điều trị bệnh gì?

Quản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Nhấn vào đây để đánh giá
Hỗ trợ 24/7
Bảo mật thanh toán
0.22884 sec| 1629.438 kb