Tác dụng của lá khế giúp tiêu viêm, lợi tiểu...

- Dược liệu
Tác dụng của lá khế giúp tiêu viêm, lợi tiểu...

Lá khế là một trong những lá thuốc dân gian được sử dụng nhiều để trị các chứng nổi mề đay, mẩn ngứa, dị ứng ngoài ra, ho khan, ho có đờm, viêm họng, cảm cúm, bí tiểu. Ngoài ra, trong lá khế còn chứa rất nhiều những dưỡng chất giúp tăng cường sức đề kháng và cải thiện sức khỏe cho con người.

Do đó, trong bài viết dưới đây, ONPLAZA xin chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích về lá khế.

Hình ảnh lá khế

Hình ảnh lá khế

Tên gọi, phân nhóm lá khế

  • Tên gọi: Cây khế hay lá khế còn được biết đến với tên gọi là khế chua, khế Giang, Ngũ liễm tử, Dương đào.
  • Tên khoa học: Averrhoa carambola
  • Tên dược: Fructus Averrhoa carambola
  • Họ: Chua me đất (danh pháp khoa học: Oxalidaceae)

 

Mô tả dược liệu lá khế

Đặc điểm của cây khế

Cây khế là cây gỗ thường xanh, có chiều cao trung bình từ 8 đến 12m. Lá khế hình kép lông chim, mỗi lá gồm khoảng 3 - 5 đôi lá chét, phiến lá thường có hình trái tim, mỏng và mép lá nguyên.

Hình ảnh hoa khế

Hình ảnh hoa khế

Hoa khế thường mọc thành chùm xim, cụm hoa ngắn,có hình cầu, thường mọc ở nách lá. Hoa khế có màu hồng xen lẫn màu trắng hoặc màu tím. Quả khế có kích thước lớn, có 5 cạnh, khi cắt ra có hình Ngôi sao 5 cánh. Cây khế thường ra hoa vào thời điểm từ tháng 4 - tháng 8 và đậu quả vào tháng 10 - tháng 12.

 

Bộ phận dùng cây khế

Các bộ phận của cây khế như vỏ cây, hoa, lá, quả, rễ đều có thể được sử dụng để làm thuốc.

 

Phân bố

Cây khế có nguồn gốc từ Ấn Độ và Malaysia. Tại Việt Nam hiện nay cây khế đã được trồng khá nhiều chia làm 2 giống khế là: giống khế ngọt và khế chua.

 

Thu hái 

Hoa và quả khế thường được thu hái theo thời vụ. Lá khế, rễ và thân khế được thu hái quanh năm.

 

Bảo quản

Nơi khô ráo và thoáng mát.

 

Thành phần hóa học

Theo nghiên cứu, quả khế chứa nhiều thành phần dinh dưỡng dồi dào có tác dụng chữa bệnh, bao gồm các vitamin A, B5, C, E, K, chất xơ, protein, magie, Kali, đồng và một số hợp chất thực vật khác như quercetin, gallic acid, epicatechin,…

 

Vị thuốc khế

Tính vị

- Lá, thân, rễ khế có vị chua, chát, se và có tính bình

- Hoa khế có vị ngọt, tính bình

- Quả khế có vị ngọt hoặc chua, tính bình

 

Tác dụng dược lý của lá khế chua

– Tác dụng của lá khế theo Đông Y:

  • Lá khế và thân khế có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu
  • Tác dụng của quả khế giúp lợi tiểu, tiêu viêm, long đờm, tăng tiết nước bọt, thanh nhiệt giải độc, khử phòng và giải uế.
  • Rễ khế có tác dụng trừ phong thấp và chỉ thống.
  • Hoa khế có tác dụng trừ sốt rét
  • Chủ trị các bệnh như đau đầu mãn tính, đau khớp, đau họng, ho kéo dài, sổ mũi, viêm dạ dày, viêm mủ ngoài ra, thận hư, sởi, các chấn thương gây đau nhức

– Tác dụng của quả khế theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Hợp chất beta-carotene trong quả khế chua có tác dụng giúp cải thiện thị lực, tăng cường sức đề kháng, kích thích vị giác cũng như thúc đẩy quá trình trao đổi chất.
  • Trong quả khế chua có chứa vitamin C và hàm lượng flavonoid dồi dào, có công dụng tiêu trừ gốc tự do, bảo vệ mạch máu, duy khi sức khỏe xương khớp, đặc biệt giúp tăng tổng hợp collagen
  • Trong quả khế cũng chứa lượng chất xơ dồi dào, giúp cải thiện nhu động ruột, điều hòa đường huyết, giảm chứng táo bón và giảm men gan.
  • Các hoạt chất chống oxy hóa từ quả khế còn có tác dụng hỗ trợ quá trình thải độc tố, ngăn ngừa tế bào ung thư và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Hàm lượng pectin trong quả khế còn có công dụng giúp giảm cholesterol trong máu, kiểm soát cân nặng và bảo vệ tế bào gan.
  • Quả khế là một trong những loại quả chứa hàm lượng canxi dồi dào, do đó bạn có thể sử dụng nước ép khế để ngăn ngừa loãng xương và các bệnh xương khớp mãn tính.
  • Bên cạnh đó, quả khế còn có khả năng ức chế một số vi khuẩn thường gặp hiện nay như: Salmonella typhi, E. coli, Microbial bacillus cereus,…
  • Lá khế còn có đặc tính sát trùng, giúp giảm dị ứng, có thể sử dụng để chữa ung nhọt, rôm sảy ở trẻ nhỏ hoặc bệnh chàm.
  • Trong quả khế còn chứa rất nhiều các loại vitamin như vitamin A, B5, B9 có tác dụng làm sạch mạch máu, bảo vệ thành mạch và ngăn ngừa các bệnh lý về tim.


Cách dùng – liều lượng

Cách dùng: có thể dùng lá khế dưới dạng sắc uống hoặc dùng ngoài ra.

Liều lượng: hoa khế có thể sử dụng 4 - 12 gam/ngày. Rễ và vỏ cây khế có thể sử dụng 10 - 12 gam/ngày. Quả và lá khế sử dụng 20 - 40g/ngày.  

Cùng tìm hiểu về Lá trúc diệp vị thuốc thanh nhiệt, lợi tiểu trong đông y: https://onplaza.vn/duoc-lieu/la-truc-diep-n148.html

Một số bài thuốc chữa bệnh từ lá, quả, rễ, thân và hoa khế

Dưới đây ONPLAZA đã tổng hợp một số bài thuốc chữa bệnh từ lá, hoa, quả, dễ, thân khế, bao gồm:

Bài thuốc 1. Lá khế chữa chứng nổi mề đay và ngứa da

  • Đơn thuốc: Lá khế tươi 20g.
  • Thực hiện: Lá khế rửa sạch, sau đó sắc nước uống. Hoặc có thể sử dụng lá khế tươi, rửa sạch, giã nát và đắp ngoài da. Hoặc cũng có thể nấu lá khế để lấy nước tắm 2 lần/ngày.

Lá khế giúp trị mề đay mẩn ngứa

Lá khế giúp trị mề đay mẩn ngứa

Bài thuốc 2. trị chứng đau họng và sổ mũi với quả khế tươi

  • Đơn thuốc: 90 – 120g quả khế tươi
  • Thực hiện: Rửa sạch quả khế sau đó ép lấy nước uống. Duy trì cách thực hiện này đến khi khỏi bệnh.

Bài thuốc 3. Quả khế giúp trị lá lách sưng to gây sốt cao

  • Đơn thuốc: Quả khế chua, tươi.
  • Thực hiện: Ép quả khế lấy nước và pha thêm chút nước ấm để uống

Bài thuốc 4. Lá khế giúp chữa chứng đau đầu, bí tiểu 

  • Đơn thuốc: 100g lá khế đã sao thơm
  • Thực hiện: đem lá khế m đã sao thơm sắc với 750ml nước, đến khi còn 300ml thì tắt bếp. Mỗi ngày uống làm 2 lần và uống trước ăn.

Bài thuốc 5. Lá khế tươi giúp trị chứng tiểu tiện không thông, đau đầu, choáng váng

  • Đơn thuốc: 100 gam lá khế tươi, 20 - 40 gam lá chanh tươi
  • Thực hiện: đem 2 lá trên rửa sạch, sau đó giã nát và vắt lấy nước uống. Mỗi ngày uống làm 2 lần và uống trước khi ăn

Bài thuốc 6. Lá khế tươi giúp chữa mẩn ngứa và dị ứng ngoài da

  • Đơn thuốc: Lá khế tươi.
  • Thực hiện: lá khế tươi đem giã nát, rồi thoa lên vùng da cần điều trị mẩn ngứa hay dị ứng. Nếu trường hợp dị ứng nặng, bạn có thể sử dụng đồng thời với nước sắc từ vỏ núc nác.

Bài thuốc 7. trị chứng mụn nhọt, lở loét, ngứa ngáy da chân bị nước ăn với lá khế

  • Đơn thuốc: Lá khế, lá thanh hao, lá long não, mỗi thứ một lượng bằng nhau.
  • Thực hiện: Rửa sạch các loại lá trên và nấu thành nước tắm.

Bài thuốc 8. Hoa khế giúp trị chứng ho khan và ho có đờm

  • Đơn thuốc: Hoa khế.
  • Thực hiện: Hoa khế đem tẩm với nước gừng hoặc rượu gừng, rồi sao thơm. Mỗi ngày sắc uống từ 4 - 12 gam hoa khế.

Bài thuốc 9. phòng bệnh sốt xuất huyết với lá khế

  • Đơn thuốc: Lá khế 16 gam, lá tre, lá dâu, mã đề, sắn dây, sinh địa mỗi vị 12 gam
  • Thực hiện: Đem các vị thuốc trên sắc lấy nước uống hằng ngày

Bài thuốc 10. Hoa khế giúp trị chứng co giật do sốt cao ở trẻ nhỏ

  • Đơn thuốc: Hoa khế, lá dành dành, cỏ nhọ nồi, kim ngân hoa mỗi vị 8 gam, cam thảo 4 gam, bạc hà 4 gam
  • Thực hiện: sắc đặc và dùng nước để chia thành nhiều lần uống trong ngày

Bài thuốc 11. quả khế tươi giúp chữa chứng bí tiểu

  • Đơn thuốc: 1 quả khế tươi, 1 củ tỏi
  • Thực hiện: Giã nát và trộn đều, sau đó đắp trực tiếp lên rốn để làm thông đường tiểu.

Bài thuốc 12. trị cảm cúm với quả khế

  • Đơn thuốc: 3 quả khế nước và 50ml rượu.
  • Thực hiện: Giã nhuyễn và vắt quả khế lấy nước, đem hòa với rượu uống.

Bài thuốc 13. lá khế giúp hỗ trợ điều trị bệnh ung thư kèm sốt

  • Đơn thuốc: Lá khế tươi.
  • Thực hiện: Rửa sạch, giã nát rồi lọc lấy nước, bỏ thêm đường vào và đun sôi. Sau đó, thêm chuối thái nhỏ, cam, nho và táo tây (gọt vỏ, cắt miếng). Tiếp tục đun cho sôi và dùng ăn khi nóng.

Bài thuốc 14. quả khế tươi giúp giải ngộ độc mã tiền

  • Đơn thuốc: Quả khế tươi.
  • Thực hiện: Ép quả khế tươi lấy nước uống. Nên cho bệnh nhân uống nhiều nước khế. Sau khi sơ cứu cần đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

Bài thuốc 15. vỏ khế giúp chữa phong nhiệt, nổi mề đay mẩn ngứa

  • Đơn thuốc: 40g vỏ khế.
  • Thực hiện: Cạo lớp vỏ ngoài rồi mang sắc uống. Đồng thời, sử dụng thêm lá khế tươi đã sao qua để thoa lên vùng da thường xuyên bị nổi mề đay mẩn ngứa, cũng như hồi phục vùng da bị tổn thương.

 

Tác hại – Lưu ý khi dùng lá khế

Bên cạnh việc áp dụng các bài thuốc để chữa bệnh, bạn cũng có thể sử dụng lá khế, quả khế để tăng sức đề kháng và cải thiện sức khỏe.

Lưu ý: các bài thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo, bạn không nên tự ý sử dụng khi chưa có sự hướng dẫn chỉ định từ thầy thuốc, những người có chuyên môn. 

Các bộ phận của cây khế đều có thành phần dinh dưỡng cao và có tác dụng dược lý đa dạng. Tuy nhiên bạn không nên bổ sung với liều lượng lớn để tránh kích thích dạ dày và tăng nguy cơ loãng xương. Nếu có bất kỳ phản ứng nào xảy ra trong quá trình dùng thuốc, bạn nên ngưng thuốc và liên hệ với thầy thuốc để được tư vấn chuyên môn.

Trên đây ONPLAZA đã chia sẻ đến bạn những công dụng, bài thuốc về lá khế, hy vọng sẽ hữu ích cho bạn. Nếu bạn cần thêm thông tin, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp. 


About
Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Tác dụng của lá khế giúp tiêu viêm, lợi tiểu...

Quản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Nhấn vào đây để đánh giá
Hỗ trợ 24/7
Bảo mật thanh toán
0.21532 sec| 1645.992 kb