Cây cỏ mực vốn là loại cây mọc hoang dày đặc tại nước ta. Tuy nhiên, có thể rất ít người biết đến, công dụng cây cỏ mực ngoài cầm máu thì dược liệu này còn mang nhiều tác dụng tuyệt vời khác dành cho sức khỏe.
GIỚI THIỆU CÂY CỎ MỰC
Tên gọi
- Tên thường gọi: Cỏ mực, nhọ nồi (nhọ nhồi), Hạn liên thảo.
- Tên khoa học Eclipta alba Hassk
- Họ khoa học: Thuộc họ Cúc Asteraceae
- Giới (regnum) Plantae
- Bộ (ordo) Asterales
- Họ (familia) Asteraceae
- Chi (genus) Eclipta
- Loài (species) E. prostrata
Đặc điểm cây cỏ mực (nhọ nồi)
Cây nhọ nồi có hình dáng mọc thẳng đứng, chiều cao có thể lên tới khoảng 80cm, thân có nhiều lông cứng, lá nhọ nồi mọc đối xứng. Ở 2 mặt lá nhọ nồi có lông, dài từ 2-8cm, rộng từ 5-15mm.
Cụm hoa nhọ nồi màu trắng, mọc tại kẽ lé hoặc đầu cánh, lá bắc có hình thon, chiều dài từ 5-6mm và cũng có lông. Cây cỏ nhọ nồi cũng có quả bế 3 cạnh hoặc quả hình dẹt, có cánh, chiều dài khoảng 3mm, rộng khoảng 1,5mm, đầu cụt.
Dân gian thường gọi đây là cây cỏ mực vì khi vò nát loại cây này thường có nước chảy ra giống như mực màu đen.
Phân bố
Cây cỏ mực thường mọc tại Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan, Việt Nam và một số nước khu vực Nam Á. Cỏ nhọ nồi vốn là loại cây ưa sáng nên nó thường mọc hoang tại khắp các nơi như ven đường, bụi cỏ, đồng ruộng…tại các vùng thôn quê của nước ta.
Thành phần hóa học
Theo các nghiên cứu, thành phần cây cỏ mực có chứa một chút tinh dầu, chất đắng, tannin, caroten và chất ancoloit (được gọi là ecliptin). Một số tài liệu khác cũng nói, trong cây cỏ mức chứa chất wedelolacton (một chất curmarin lacton) và được tách thêm chất demetylwedelacton, flavonozit.
Cách bào chế
Cây cỏ mực sau khi được thu hái về, mang rửa sạch. Muốn dùng lâu thì mang phơi khô, cho vào túi nilon để dùng dần.
- Đối với cây cỏ mực tươi: Thường dùng thân cây giã nhuyễn, đắp vào vết thương để cầm máu, điều trị mề đay, vết ngứa.
- Đối với cây cỏ mực khô: Dùng để sắc nước uống, có thể uống thay trà với liều lượng cho phép.
TÁC DỤNG CỦA CÂY NHỌ NỒI
Công dụng của cây cỏ mực đã được ghi chép trong y học cổ truyền, cỏ mực có vị chua ngọt, tính lương (mát huyết), cầm máu (chỉ máu) vào 2 kinh can và thận, tác dụng giúp thanh can nhiệt, bổ thận âm, chỉ huyết lỵ, đen râu tóc, xuất huyết nội tạng, sử dụng chữa can thận âm kém, viêm gan mạn, kiết lỵ, mẩn ngứa, chấn thương sưng tấy lở loét…
Dân gian thường sử dụng cây cỏ mực để vắt lấy nước cầm máu khi rong kinh, bị thương chảy máu, trĩ ra máu. Ngoài ra, còn dùng để chữa ho lao, ho hen, viêm cổ họng. Cũng có người dùng cây cỏ mực chữa bệnh ngoài da, kích thích mọc tóc (sắc uống hoặc ngâm cùng dầu dừa để bôi), nhuộm tóc.
➢ Cây cỏ mực chữa rong kinh
Nếu phụ nữ bị rong kinh nhẹ, dùng cỏ mực phơi khô, sắc lấy nước uống hoặc sử dụng lá tươi mang giã nhuyễn rồi vắt lấy nước cốt để uống. Nếu như rong kinh nhiề, có thể sắc thêm cây ích mẫu, trắc bá diệp, cây huyết dụ.
➢ Cây cỏ mực giúp làm cầm máu
Tác dụng của cây cỏ mực trong cầm máu đã được ứng dụng từ rất lâu trong dân gian. Chất tanin có trong lá nhọ nồi có khả năng giúp rút ngắn thời gian đông máu rất tốt. Điều này đã được chứng minh bởi các thí nghiệm từ các nhà khoa học của Trung Quốc.
Khi họ cắt đứt động mạch trên đùi thỏ, sau đó lấy bột cây cỏ mực đắp vào chỗ vừa bị đứt và ấn nhẹ thì thấy máu còn còn chảy ra ngoài nữa mà đông lại.
➢ Tác dụng trị mụn của cây cỏ mực
Công dụng của cây nhọ nồi vốn có tính mát, không độc nên có tác dụng hỗ trợ điều trị một số vấn đề ngoài da như sốt phát ban, mề đay, mụn. Chỉ cần giã nhuyễn rồi đắp cỏ mực trực tiếp lên vùng da bị mụn hoặc bị mề đay 15 phút rồi mang đi rửa lại cùng nước ấm, cũng có thể sắc nước để uống.
➢ Tác dụng trị họ của cây cỏ mực
Cỏ nhọ nồi có tác dụng trị ho rất tốt, thường dùng để chữa trị các triệu chứng liên quan đến ho như đau họng, cổ họng bị khô, ho lao, viêm họng. Chỉ cần sắc kết hợp cây cỏ mực với một số dược liệu khác để uống hàng ngày là có thể khỏi bệnh nhanh chóng.
➢ Cây cỏ mực hỗ trợ ngừa ung thư
Các nhà thảo dược học đã nghiên cứu và dùng cây cỏ mực để trị các dạng bệnh ung thư, tác động chống ung thư đối với dây chuyền tế bào ung thư gan, kìm hãm sự phát triển và tiêu diệt tế bào ung thư.
➢ Cây cỏ mực tốt cho bệnh tim mạch
Cây cỏ mực có khả năng giúp làm giảm huyết áp, các chỉ số cholesterol của cơ thể. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng thuyết phục về tác dụng này.
➢ Cây cỏ mực giúp chữa các bệnh về hô hấp
Trong thành phần cây nhọ nồi có hiệu quả trong việc giúp làm tan đờm, trị các cơn ho xung huyết do bệnh cúm, cảm lạnh thông thường, nhiễm trùng ở ngực. Ngoài ra, cỏ mực còn có chứa nhiều thành phần kháng vi sinh vật, loại bỏ nhiễm trùng trong khi làm dịu đờm, niêm dịch.
➢ Công dụng cây cỏ mực tại một số nước khác
– Ở Ấn Độ: Dùng cỏ mực để điều chế thuốc nhuộm đen, thuốc trị lá lách phù trướng, nấm lác đồng tiền.
– Ở Pakistan: Dùng cây cỏ mực để trị bệnh hen suyễn, các bệnh ngoài da, hạch sưng, viêm gan… Lá cỏ mực còn dùng để chữa các chứng hói tóc, đau đầu, vàng da.
– Ở Trung Quốc: Sử dụng để làm thuốc cầm máu, chứng đau lưng, vàng da, kích mọc tóc… Phần lá dùng để giúp bảo vệ da tay và da chân khi đi làm ruộng để không bị nhiễm độc.
BÀI THUỐC TỪ CÂY CỎ MỰC
➢ Bài thuốc chữa suy thận bằng cây cỏ mực
– Nguyên liệu: 30g cây cỏ mực, 40g hạt đậu đen
– Thực hiện:
- Rửa sạch cây cỏ mực cả rễ rồi phơi khô.
- Đậu đen mang rang lên chảo đến khi thấy đậu có mùi thơm thì dừng.
- Cho cả hai nguyên liệu trên vào nồi, thêm khoảng 1 lít nước rồi thực hiện tiến hình đun sôi.
- Chú ý đun nhỏ lửa.
- Đun sôi trong khoảng 5-10 phút thì tắt bếp, chỉ chắt lấy phần nước, còn lại bỏ phần vỏ đi.
- Dùng uống nước từ 5-6 lần/ngày
➢ Bài thuốc chữa tiểu ra máu
- Bài thuốc 1: Lấy cỏ mực nướng trên miếng ngói sạch đến khi khô, tán bột. Mỗi lần chỉ dùng 8g cùng nước cơm.
- Bài thuốc 2: Dùng cỏ mực, mã đề, lượng 2 vị bằng nhau, giã lấy nước, ngày uống 3 chén lúc đói. Hoặc cũng có thể nấu cháo cỏ mực (100g) với 3 lát gừng.
➢ Bài thuốc chữa chảy máu dạ dày – hành tá tràng
- Dùng 25g bạch cập, 50g cỏ mực, 15g cam thảo, 4 quả đại táo.
- Mỗi ngày uống 1 thang, chia làm 2 lần.
➢ Bài thuốc chữa mộng tinh, di tinh
- Sấy khô cây cỏ mực, tán bột.
- Mỗi ngày uống 8g cùng nước cơm hoặc sắc cỏ mực để uống, mỗi ngày dùng 30g.
➢ Bài thuốc chữa phụ nữ bị chảy máu tử cung
- Dùng mỗi vị 15g cỏ mực, lá trắc bá diệp.
- Mỗi ngày sắc uống 1 thang, uống liên tục 7 ngày.
➢ Bài thuốc chữa đi tiểu ra máu
- Dùng mỗi vị 30g cây cỏ mực, cây mã đề.
- Rửa sạch cả hai thứ, giã và ép lấy nước uống (hoặc cũng có thể say bằng máy xay sinh tố). Có thể dùng để chữa cảm sốt, nóng, ho, viêm họng.
➢ Bài thuốc chữa sốt phát ban
- Lấy khoảng 50g cây cỏ mực
- Sắc lấy nước uống, chia làm 3 lần trong ngày để uống.
➢ Bài thuốc cây cỏ mực trị lang ben
- Dùng mỗi vị 35g cỏ mực, hà thủ ô, kết hợp cùng 10g xích thược, 10g đương quy, 12g bạch truật, 15g bạch chỉ, 5g thiền thoái, mỗi vị 14g đảng sâm, đan sâm.
- Sắc lấy nước để uống sẽ mang đến hiệu quả trong 3-5 ngày, nên dùng thường xuyên trong 3 tháng để giúp trị dứt điểm bệnh.
➢ Bài thuốc chữa bệnh sỏi thận
- Dùng 15g kim tiền thảo, 20g cây cỏ mực
- Mang sắc cùng nhau lấy nước uống. Nếu cảm thấy khó uống, có thể thêm chút đường cát cho dễ uống. Có thể sử dụng thay trà trong khoảng 1 tháng để mang đến hiệu quả.
LIỀU LƯỢNG VÀ ĐỐI TƯỢNG DÙNG CỎ MỰC
Liều lượng sử dụng:
- Uống từ 2-3 lần trong ngày.
- Đối với bệnh về đường hô hấp: Có thể hòa cùng nước ấm hoặc mật ong để uống trước bữa ăn.
- Đối với những cơn sốt mãn tính: Có thể dùng cùng sữa tươi.
- Đối với các bệnh về gan hoặc vàng da: Có thể pha thêm một ít đường.
- Đối với chứng ợ nóng hoặc tăng động: Có thể dùng cùng đường thốt nốt và chiêu liêu.
Đối tượng dùng:
- Người bị chảy máu trong, máu ngoài.
- Người bị viêm xoang
- Phụ nữ bị băng huyết, rong kinh
- Người bị suy nhược cơ thể, ăn ngủ không ngon.
- Bệnh nhân bị sỏi thận, gan nhiễm mỡ.
- Không dùng cho người bị tỳ vị hư hàn tiêu chảy, âm hư.
Cây cỏ mực dù không mang đến tác dụng dụng phụ nhưng trước khi sử dụng, người dùng nên tham khảo ý kiến bác sĩ và thầy thuốc Đông y.
Quản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm