Lá khổ sâm và những tác dụng chữa bệnh ít người biết

- Dược liệu
Lá khổ sâm và những tác dụng chữa bệnh ít người biết

Cây khổ sâm là một trong những dược liệu quý giá của Đông y đã được ông cha ta sử dụng rộng rãi để làm các nguyên liệu để chữa bệnh trong dân gian, đặc biệt là các chứng bệnh đối với dạ dày, tiêu hóa. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vị thuốc lá khổ sâm trong bài viết sau đây nhé. 

Cây khổ sâm
Hình ảnh cây khổ sâm

MÔ TẢ CÂY KHỔ SÂM CHO LÁ

Tên gọi

  • Tên thường gọi: Cây khổ sâm, khổ sâm cho lá
  • Tên gọi khác: Khổ Cốt, Bạch Hành, Bạt Ma, Cầm Hành, Dã Hòe, Địa Cốt, Địa Hòe, Lục Bạch, Thỏ Hòe, Thủy Hòe, Xuyên sâm, Đồ Hòe, Hổ Ma, Khổ Quyển Biển Phủ, Khổ Tân,Phượng tinh trảo, Ngưu sâm, Địa sâm.
  • Tên Khoa Học: Croton tonikensis Gagnep.
  • Họ Thầu Dầu (Euphorbiaceae).
  • Tiếng Trung: 苦 參

Phân loại các loại cây khổ sâm

Cây khổ sâm được được phân ra các loại:

- Cây khổ sâm cho hạt: Hay còn được gọi là cây sầu đâu rừng, (Brucea javanica (L.). họ Thanh thất Simarubaceae. Vị thuốc được sử dụng là quả của cây này, còn gọi là Nha đảm tử (Fructus Bruceae). Hình dáng quả khá giống quả cafe. 

Trong quả sầu đâu có chứa nhiều thành phần: dầu lỏng màu trắng, chứa tới 23% thành phần quasin, saponin, tannin, kosamin, kosamin, amygdalin. Chất kosamin có tác dụng diệt giun sán, giệt chuột. Ngoài ra còn có công dụng trị sốt rét, ngày dùng từ 10-14 quả, có thể tán bột làm viên hoàn để tiện lợi sử dụng. Loại này chỉ dùng hạt. 

- Cây khổ sâm rễ: Hay còn được gọi là cây hoa hòe mọc hoang, dã hòe hay Khổ cố (Sophora flavescent Ait, họ Đậu Fabaceae). Vị thuốc là rễ (Radix Sophorae) được sử dụng để phơi hay sấy khô. Khi dùng sẽ rửa sạch, phơi khô, thái vát, sao vàng. Cây dã hòe chủ yếu mọc ở Trung Quốc và có nhập ở thị trường nước ta. Vị thuốc này có công dụng ở rễ khi tán ra bột, được sử dụng để trị giun hoặc các bệnh về viêm tai giữa, viêm âm đạo do có chứa thành phầ chủ yếu là alcoloid: matrin, oxy matrin, sophocacpin. Xem hình ảnh và thông tin chi tiết về cây khổ sâm cho rễ trong bài viết: Khổ sâm cho rễ, tác dụng chữa bệnh của Khổ sâm

- Cây khổ sâm cho lá: Còn được gọi là cây cù đen, sâm đắng, thoạt nhìn sẽ thấy cây có hình dáng khá đẹp, một số nơi trồng làm cảnh, kiểu thân bụi, mọc tỏa và có hoa trứng, trông khá đẹp mắt. Về thành phần, lá khổ sâm chứa alkaloid toàn phần 0.32%, flavonoid toàn phần 2.78%, tannin, hợp chất polyphenol.

Đặc điểm cây khổ sâm lá

Cây khổ sâm có thân cây nhỏ, cao khoảng 0,7-1,0m, lá khổ sâm mọc cách hoặc hơi so le nhau, cả hai mặt lá đều có nhiều hình khiên trông óng ánh. Khi phơi khô lá cây khổ sâm sẽ thấy mặt dưới lá có màu trắng, mặt trên lá là màu nâu đen. Cụm hoa mọc tại kẽ lá hoặc đầu cành. Quả gồm 3 mảnh nhỏ, hạt có hình trứng, màu nâu. Mùa hoa quả thường bắt đầu từ khoảng 5-8.

Lá khổ sâm
Lá cây khổ sâm được thu hái sử dụng làm thuốc

Cây khổ sâm cho lá thường là cây mọc hoang, đôi khi cũng thường được người dân trồng làm cảnh và trồng tại nhiều nơi thuộc khu vực các tỉnh phía Bắc nước ta. Do đó, loại cây này được gọi là "khổ sâm Bắc Bộ".

Bộ phận dùng, thu hái, sơ chế

- Bộ phần dùng: Dùng lá cây khổ sâm.

- Sơ chế: Dùng lá khổ sâm dạng tươi hoặc phơi khô. Mùa xuân, mùa thu, người ta đào hái về, cắt bỏ phần rễ to, rửa sạch đất, phơi khô hoặc cắt thành từng miếng, độ dày khoảng 0,3-1cm, phơi khô là có thể dùng được. 

- Bảo quản: Dược liệu khi đã phơi hoặc sấy khô cần được cho vào trong túi kín, bảo quản tại những nơi khô thoáng giúp tránh mối mọt, ẩm mốc.

Phân bố địa lý

Cây khổ sâm mọc ở đâu? Cây khổ sâm cho lá được trồng khá phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt là ở những tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ. Còn cây khổ sâm cho rễ thường có nguồn gốc từ Trung Quốc. Hiện nay, ở một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta cũng đang giữ giống này. 

TÁC DỤNG CỦA CÂY KHỔ SÂM

Tác dụng cây khổ sâm cho lá

Lá khổ sâm có vị đắng, tính bình, hơi có độc, quy kinh  Tâm, Can và Đại Trường. 

✓ Tác dụng theo y học cổ truyền

- Công dụng: Thanh nhiệt táo thấp, khu phong, sát trùng, lợi niệu.

- Chủ trị: Hoàng đản, tả lỵ, chứng bạch đới, phong hủi, tiểu tiện khó, ngứa ngoài da.

✓ Tác dụng cây khổ sâm theo y học hiện đại

- Dùng khổ sâm giúp loại bỏ đờm trong họng, đồng thời giúp loại bỏ các chứng hen suyễn. 

- Hỗ trợ làm tăng lưu lượng trong máu động mạch vành, làm chống rối loạn nhịp tim, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu cơ tim. Ngoài ra, loại cây này còn có công dụng hỗ trợ chống xơ vữa động mạch, làm hạ lipid trong máu. 

- Hỗ trợ chống viêm, chống dị ứng, chống oxy hóa. 

- Nước sắc cây khổ sâm có tính kháng khuẩn mạnh giúp ức chế hoạt động của các chủng vi khuẩn như tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn nhóm B, trực khuẩn lỵ. Ngoài ra, dược liệu còn hỗ trợ ức chế sự phát triển của các loại nấm ngoài da. 

Cây khổ sâm có tác dụng gì
Tác dụng của cây khổ sâm giúp chống oxy hóa 

Tác dụng cây khổ sâm cho rễ

✓ Tác dụng theo y học cổ truyền 

- Công dụng dược liệu: Bổ đắng, lợi thấp nhiệt. 

- Chủ trị: Viêm tai giữa cấp, mãn tính, sốt cao, hoàng đản, nhiệt lỵ, tiêu chảy, nhiễm trùng roi âm đạo, lở ngứa, sán lãi. 

✓ Tác dụng theo y học hiện đại 

- Một số các hoạt chất có trong rễ cây khô sâm có khả năng ngăn cản sự tổng hợp protein từ vi khuẩn nên có khả năng ức chế hoạt chất của chúng.

- Các dẫn xuất matrin có trong cây khổ sâm được co là mang đến công dụng chống viêm, đồng thời ức chế quá trình sản sinh histamin của cơ thể. 

- Ngoài ra, rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thành phần chất D-matrin có công dụng chống rối loạn nhịp tim. Ngoài ra, dược liệu này còn giúp làm tăng thời gian dẫn truyền tim, hạ thấp nhịp tim, làm giảm kích thước cơ tim. 

- Sử dụng nước sắc dược liệu còn có công dụng hỗ trợ làm tăng lượng bạch cầu trong cơ thể. 

- Thành phần oxy matrin của dược liệu còn có khả năng ức chế sự mất kết hạt của tế bào masatocyt nên thường được dùng để trị các chứng viêm da tiếp xúc hay dị ứng 

MỘT SỐ BÀI THUỐC TỪ CÂY KHỔ SÂM

➣ Bài thuốc cây khổ sâm chữa đi ngoài cho bé

- Nguyên liệu: 1 ít muối hạt, 1 tấm vải sạch, 1 nắm lá khổ sâm tươi. 

- Thực hiện:

  • Rửa sạch lá cây khổ sâm và ngâm trong nước muối loãng khoảng 10 phút rồi để thật khô cho ráo nước. 
  • Thả nắm lá khổ sâm vào trong nước sôi 100 độ C khoảng 2 phút rồi mang bỏ ra bát. Sau đó, giã nát lá cùng một ít muối hạt. 
  • Thêm vào hỗn hợp khoảng 200ml nước ấm để nguội, mang chắt lấy nước cốt, lọc nước cốt qua tấm vải sạch sau đó cho trẻ uống cho đến khi khỏi bệnh. 

➣ Bài thuốc cây khổ sâm trị mụn

Theo các chuyên gia, nước sắc cây khổ sâm có công dụng giúp kháng khuẩn, ức chế liên cầu khuẩn B, tụ cầu vàng và dùng trong các trường hợp da bị nhiễm trùng giúp gia mịn màng, sạch sẽ hơn. 

Ngoài ra cây khổ sâm còn có khả năng chống chất oxy hóa, chống chất phóng dạ, suy giảm bạch cầu, hỗ trợ chống ung thư nhờ thành phần polysaccharid. 

➣ Bài thuốc cây khổ sâm tốt cho bệnh tim mạch

  • Khổ sâm giúp trị thanh tâm thỏa, loạn nhịp tim: Mang 30g khổ sâm, 6g ích mẫu kết hợp cùng 6g chích thảo sắc cùng 600ml. Chia làm 3 lần uống trong ngày. 
  • Khổ sâm điều trị viêm cơ tim, động mạch vành, ngoại tâm thu: Chia khổ sâm một phần, hồng hoa một phần, chích thảo 0,6 phần. Mang tất cả những vị thuốc này đi xay mịn, làm thành viên khoảng 0,5g, mỗi lần uống 3 viên, ngày uống 3 lần.

➣ Bài thuốc cây chữa đầy bụng sau ăn, khó tiêu

Mang mỗi vị 30g lá cây khổ sâm, dây ngấy hương đi phơi khô, sau đó thêm 3 lát gừng, sắc thành nước uống trong ngày, có thể dùng thay trà. 

➣ Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày tá tràng 

Dùng mỗi vị 12g bồ công anh, cây nhân trần, lá khổ sâm, mỗi vị 10g chút chút, lá khôi. Mang tất cả đi tán bột, mỗi ngày pha khoảng 30g cùng với nước đun sôi, khuấy đều và uống. 

➣ Bài thuốc cây khổ sâm chữa đau bụng đi ngoài, kiết lỵ 

  • Bài thuốc 1: Dùng lá phèn đen, lá khổ sâm, mỗi vị lượng bằng nhau, sắc uống. 
  • Bài thuốc 2: Dùng mỗi vị 10g lá nhọ nồi, cỏ sữa, rau sam, lá khổ sâm, lá mơ lông, sắc uống mỗi ngày 1 thang. 

Lưu ý khi sử dụng cây khổ sâm 

  • Những người tỳ vị hư hàn không nên dùng. 
  • Phụ nữ mang thai, đang cho con bú, trẻ nhỏ không nên dùng. 
  • Do vị thuộc này có tính độc nhẹ nên chỉ được dùng với liều lượng thấp, không nên dùng quá liều, không dùng thời gian kéo dài mà chỉ nên dùng trong khoảng 1 tháng. 

MUA CÂY KHỔ SÂM Ở ĐÂU?

Vị thuốc này hiện đang được bán tại các nhà thuốc, phòng khám Đông y dưới dạng lá và thân cây thái mỏng phơi khô. Tuy nhiên, khách hàng nên chọn mua tại các địa chỉ uy tín, có giấy tờ kinh doanh đầy đủ, bảo hành rõ ràng. 

Trên đây là những thông tin về cây khổ sâm, lá khổ sâm và tác dụng trị bệnh, hi vọng sẽ mang đến thông tin hữu ích dành cho quý vị và các bạn. 


About
Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Lá khổ sâm và những tác dụng chữa bệnh ít người biết

Quản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Nhấn vào đây để đánh giá
Hỗ trợ 24/7
Bảo mật thanh toán
0.15166 sec| 1638 kb