Vị thuốc Phòng Phong thảo - Công dụng - Cách dùng

- Dược liệu
Vị thuốc Phòng Phong thảo - Công dụng - Cách dùng

Cây phòng phong thân thảo, cao 0.75- 1.25m, vị đắng, cay, tính hơi ấm, thường được dùng trị cảm mạo, ho, viêm mũi mạn tính, kinh nguyệt quá nhiều, có thai nôn mửa, phong thấp đau xương, ngứa lở ngoài da.

Phòng phong thảo là một trong những vị thuốc quý của Đông y, thuộc nhóm Tân ôn giải biểu (hiểu nôm na, phòng nghĩa nghĩa là dự phòng, phòng bị và phong có nghĩa là gió). Phòng phong thảo là dược liệu dùng để chuyên trị các bệnh ngoại cảm có nguyên nhân do gió. Vị thảo dược này có nhiều tác dụng dược lý nên được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian khác nhau.

Phòng phong thảo
Vị thuốc phòng phong thảo hay còn gọi là hoắc hương

TỔNG QUAN

Tên gọi

  • Tên gọi thông thường: Phòng phong
  • Tên gọi khác: Hy kiểm, Thổ hoắc hương, Hồi thảo, Xuyên phòng phong, Bỉnh phong, Sơn hoa trà,…
  • Tên khoa học: Ledebouriella seseloides Wolff
  • Họ: Hoa Tán (danh pháp khoa học Apiaceae)
  • Phân nhóm: Thiên phòng phong, Trúc diệp phòng phong, Xuyên phòng phong,…

Đặc điểm của cây phòng phong thảo

Phòng phong thảo thuộc họ cây thảo sống lâu năm, chiều cao khoảng 0,3-0,8m. Tính từ khoảng cách từ mặt đất đến lá là khoảng từ 10-15cm, lá hình xẻ lông chim, phiến lá kép. Phần hoa phòng phong thảo mọc thành từng cụm, màu trắng. Quả phòng phong thảo có hình dạng trứng dẹp, không có lông bao phủ, quả kép gồm có phần quả. hai quả dính nhau giống như hình chuông. 

Phía trên lưng quả có sống chạy dọc, ở giữa các sống có 1 ống tinh dầu, ở mặt tiếp xúc tại giữa 2 phân quả có 1 ống tinh dầu. 

Loại Trúc diệp phòng phong hay còn gọi là vân phòng phong (Seseli delavayi Franch.), cũng là giống cây sống lâu năm, chiều cao khoảng từ 0,3-0,5m, phiến lá kép 2-3 lần xẻ lông chim, giống lá tre, xẻ lông chim, chiều dài từ 7-10cm, rộng từ 2-4cm, mép lá nguyên.

Cây phòng phong thảo
Đặc điểm của cây phòng phong thảo

Phần hoa tự hình tán kép bao gồm 5-8 tán nhỏ, bao gồm 10-20 hoa nhỏ, phần cuống ngắn dài không đều. Hoa của cây vân phòng phong màu trắng, quả hình trứng dài, màu quả tái nâu, phía trên lưng của quả có sống, chạy theo dọc sống sẽ là 3 ống tinh dầu, ở mặt tiếp xúc của giữa 2 phân quả bao gồm 5 ống tinh dầu.

Ngoài ra, còn có một loại phòng phong khác của Trung Quốc, hình trụ tròn hoặc hình dùi tròn, hơi cong. Phía mặt ngoài thường có màu nâu tro hoặc màu vàng tro. Ở phía phần đầu rễ có nhiều các đốt vòng sát nhau, ở trên đốt có lông thô màu nâu, trên đỉnh chót có vết thân còn sót lại, phía phần vỏ ngoài thân là rễ xù sì, vết rễ bên và những đường vân nhỏ.

Thân cây có chất xốp, dễ bẻ gẫy, phía phần mặt bẻ không phẳng, ở giữa là tâm tròn màu vàng, phía bên ngoài có thêm từng vòng là màu nâu, phía lớp ngoài có màu vàng nhạt, có kẽ hổng, vị nhạt, ngửi thấy hơi có mùi.

Nguồn gốc và phân bố

Dược liệu phòng phong thảo có nguồn gốc chính từ Trung Quốc, chủ yếu được trồng tại các tỉnh Vân Nam, Tứ Xuyên, Sơn Đông, Liêu Ninh, Nội Mông, Qúy Châu… Hiện nay, vị dược liệu này vẫn chưa tìm thấy ở Việt Nam, chủ yếu vẫn nhập khẩu bên nước ngoài.

Bộ phận dùng làm thuốc

Rễ của phòng phong thảo được dùng để làm thuốc, chọn loại rễ to, chắc, đầu rễ không có lông, bên ngoài vỏ mỏng mịn, bên trong có màu nâu, tâm màu vàng nhạt.

Thu hái và bào chế

Rễ phòng phong thảo thu hái vào mùa Xuân và mùa Thu. Đào lấy rễ của cây rồi cắt bỏ bớt phần thân trên, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô là có thể dùng được. Ngoài ra, cũng có thể bào chế dược liệu này theo các cách sau:

  • ửa sạch phòng phong thảo, để ráo nước, thái mỏng rồi mang phơi khô. 
  • Mang loại bỏ phần lông bờm tại đầu cuống rồi phun nước cho cây mềm. Tiếp theo, mang dược liệu đi thái phiến, phơi khô là có thể dùng được. Khi sử dụng có thể dùng sống hoặc sao lên dùng. 
  • Cắt bỏ bớt phần đuôi, mang thái nhỏ, bảo quản cẩn thận để dùng dần.
Phòng phong
Phòng phong thảo được thái nhỏ mang đi phơi khô để dùng dần

Bảo quản

Bảo quản tại nơi khô ráo, tránh đặt tại nơi ẩm mốc. 

Thành phần hóa học

Trong phòng phong thảo bao gồm các thành phần Panaxynol Falcarinol, Falcarindiol, 8E-Heptadeca-1, 8-Dien-4, 6-Diyn-3, 10-diol, Saposhnikovan, Anomalin, Manitol, PhenolScopolatin, Marmesin, Xanthotoxin, Tinh dầu, Manit, chất có Phenola Glucosid đắng, đường, acid hữu cơ.

CÔNG DỤNG CỦA PHÒNG PHONG THẢO

Tính vị

Phòng phong thảo có vị ngọt, cay, tính ấm, ôn, tán, không độc, hơi ôn vào kinh túc Dương minh Vị, Phế, Can, Đại trường, Tam tiêu, bàng quang, túc Thái âm Tỳ. 

Công dụng theo y học cổ truyền

Theo Bản Kinh, phòng phong thảo dùng chủ trì các chứng đau đầu, đầu phong, sợ gió, chóng mặt, phong hành khắp toàn thân, phiền, trướng, xương đau nhức, cơ thể nhẹ nhàng. 

– Tác dụng: Giúp hành kinh lạc, ích thần, bổ trung, khu phong, trừ độc tính của phụ tử, chỉ thống, thư cân mạch, phát hãn, năng an thần, thông lợi ngũ tạng, định chí. 

– Chủ trì: trị 36 chứng phong, ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, chảy nước mắt, tâm phiền, chảy nước mắt sống, lậu hạ, chứng sợ gió, đau đầu, mồ hôi trộm, xương nhức mỏi, đau đầu…

Công dụng theo y học hiện đại

– Hỗ trợ cân bằng nhiệt độ cho cơ thể: Phòng phong thảo giúp thanh nhiệt, đào thải độc tính trong cơ thể ra bên ngoài giúp người mắc bệnh cảm thấy dễ chịu. 

– Hỗ trợ giảm đau: Theo một số ghi chép cổ, khi sử dụng thảo dược này giúp người bệnh giảm các triệu chứng đau. 

– Hỗ trợ kháng khuẩn, tiêu viêm: Phòng phong mang tác dụng giúp hỗ trợ tiêu viêm, ức chế quá trình lây lan, sự phát triển của các virus, vi khuẩn. Tác dụng này đã được kiểm chứng ở nhiều đối tượng bị bệnh và mang đến kết quả cao. 

– Hỗ trợ chữa chóng mặt, đau nhức xương khớp: Theo kinh nghiệm dân gian, sử dụng phòng phong thảo giúp làm giảm nhanh các triệu chứng đau nhức, mệt mỏi để cơ thể luôn cảm thấy nhẹ nhàng, thư thái. 

– Hỗ trợ trừ phong thấp và chứng phong hàn: Theo các nghiên cứu Đông y, kết hợp cùng ghi chép từ cuốn sách cổ Trung học, phòng phong thảo giúp khu phong, trừ cảm, phong hàn an toàn và hiệu quả. 

– Một số tác dụng khác: Ngoài những công dụng trên, phòng phong thảo còn mang tác dụng giúp điều hòa cơ thể, thông lợi ngũ tạng, ích thần, bổ mắt…đã được chứng minh điều trị và cho kết quả tốt. 

Dược liệu phòng phong thảo
Dược liệu phòng phong thảo giúp trị phong hàn

BÀI THUỐC TỪ PHÒNG PHONG THẢO

1.1 Bài thuốc tán hàn, giải biểu trị phong hàn, mình đau, ho và phong hàn

  • Dùng mỗi vị 12g phòng phong, hạnh nhân, thông bạch, 3 lát gừng sống.
  • Sắc các vị uống mỗi ngày 1 thang. 

1.2. Bài thuốc trị cảm phong thấp gây đau nhức các khớp, mình mẩy 

  • Dùng mỗi vị 12g phòng phong thảo, tần giao, tang ký sinh, mỗi vị 8g hương phụ quế, xuyên khung, quế chi, 10g độc hoạt, 12g hà thủ ô.
  • Đổ ngập nước sắc cùng nhau đến khi còn khoảng 200ml thì dùng uống. 

1.3. Bài thuốc trị đau bụng, tiêu chảy (tiêu chảy kèm đau bụng, sôi bụng)

  • Dùng mỗi vị 12g bạch truật, bạch thược, 8g phòng phong, 6g trần bì sao.
  • Đem sắc các vị này với 600ml, sắc đến khi chỉ còn 200ml là có thể dùng. 

1.4. Bài thuốc trị ra mồ hôi nhiều 

  • Bài thuốc 1: Bỏ đầu ngọn phòng phong thảo, tán bột. Mỗi lần uống dùng 8g sắc cùng với Phù tiểu mạch. 
  • Bài thuốc 2: Phong phong sao và tán bột, mỗi lần dùng 12g với nước sắc da heo. 

1.5. Bài thuốc chữa trị đại tràng ở người cao tuổi 

  • Dùng chỉ thực, cam thảo, phòng phong, cho tất cả vị thuốc này vào đun sôi trong khoảng 10 phút.
  • Dùng uống mỗi ngày, đặc biệt nên dùng vào buổi sáng, tối để mang đến kết quả cao nhất. 

1.6. Bài thuốc trị khí uất, chán ăn, khó ngủ 

Dùng phòng phong, sinh khương, bạch truật, nhân sâm…mang rửa sạch và sắc uống mỗi ngày, chia lượng thuốc làm 3 lần uống/ngày. Uống trong khoảng 1 tuần để mang kết quả tốt nhất. 

*** Lưu ý khi sử dụng phòng phong thảo

  • Không dùng phòng phong thảo cho các trường hợp sinh nhiệt cực phong, huyết hư sinh, nguyên khí hư. 
  • Phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, trẻ sơ sinh không nên dùng. 
  • Không dùng chung phòng phong thảo với nguyên hoa, tỳ giải, bạch cập…làm mất tác dụng của thuốc. 
  • Không dùng phòng phong thảo cho trẻ hay bị co giật, tiêu chảy làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng. 
  • Không dùng tùy tiện cho người bị phế hư, hen suyễn, thường xuyên ra mồ hôi nhiều…
  • Trước khi sử dụng cần có sự tham vấn ý kiến bác sĩ. 

Trên đây là những thông tin về vị thuốc phòng phong thảo, người dùng cần nắm được những thông tin liên quan quan trọng để giúp mang đến hiệu quả cao nhất. 


About
Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Vị thuốc Phòng Phong thảo - Công dụng - Cách dùng

Quản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Nhấn vào đây để đánh giá
Hỗ trợ 24/7
Bảo mật thanh toán
0.12744 sec| 1643.727 kb