- Tên tiếng Việt: Tần giao, Tần cửu, Thanh táo…
- Tên khoa học: Radix Gentianae Qinjiao
- Họ khoa học: Gentianaceae (tức Long đởm)
I. MÔ TẢ CÂY TẦN GIAO
Tần giao là vị thuốc được làm từ rễ cây tần giao. Đây là một loại thân gỗ nhỏ cao chừng 1,5m. Cây sống lâu năm. Thân và các cành nhánh vươn lên thẳng đứng, hình trụ tròn, vỏ ngoài nhẵn. Lá cây hình trứng, mọc đối, phiến lá rất to, giữa lá nổi lên các đường gân song song. Hoa Tần giao màu tím nhạt trổ ra từ những nách lá. Quả tần giao có hình dạng nang dài, bên trong gồm nhiều hạt.
Hình ảnh cây tần giao
1. Nguồn gốc và phân bố cây tần giao
Loài cây tần giao có nguồn gốc từ các nước Trung Quốc, Triều Tiên, Ấn Độ và Indonesia. Tại Trung Quốc, người ta tìm thấy cây tần giao mọc hoang và được trồng ở một số tỉnh Đông Bắc, Quảng Đông…
Tại Việt Nam có loài mọc dại và loài được đưa về thuần chủng trồng trong vườn nhà hoặc trồng làm cảnh.
2. Bộ phận sử dụng làm dược liệu
Toàn bộ các bộ phận của cây tần giao đều có thể sử dụng làm thuốc, nhưng phổ biến nhất là rễ tần giao. Vị thuốc tần giao tức là rễ của các cây thuộc họ Long đờm.
Rễ cây tần giao là dược liệu quý
Người dân thường tìm các cây đã phát triển trưởng thành, đào lấy rễ cây vào mùa xuân hoặc mùa thu. Sau khi đào lên, cần loại bỏ đất cát, rửa sạch rồi mang thái thành từng đoạn, phơi khô. Bảo quản nơi khô ráo, tránh ẩm mốc, tránh ánh nắng trực tiếp.
3. Thành phần hóa học
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy các chất hóa học sau trong rễ cây tần giao: Các Gentianine A, B, C; Alkaloid, một ít tinh dầu bay hơi và Glucoze. Ngoài ra còn một số chất khác nhưng lượng rất ít và không điển hình.
II. TÁC DỤNG CỦA TẦN GIAO
Trong y học hiện đại, vị thuốc tần giao đã được các nhà nghiên cứu chỉ ra có nhiều tác dụng dược lý. Bản chất trong tần giao có chứa các chất rất tốt đối với những người mắc các chứng bệnh về tim mạch, huyết áp, tiểu đường. Đó là các chất Gentanine, glucose, alkaloide với hàm lượng tương đối cao.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng khẳng định thành phần hóa học Gentianine A trong rễ cây tần giao có động lên hệ thần kinh làm hưng phấn chức năng tuyến yên - vỏ thượng thận, từ đó tạo ra khả năng kháng viêm vô cùng hiệu quả, đặc biệt rất tốt cho bệnh nhân viêm đa khớp. Chất này cũng có khả năng làm tăng đường huyết, hạ huyết áp và làm giảm nhịp tim trong chốc lát..
Các nhà y học hiện đại còn sử dụng tần giao như loại thuốc an thần, giảm đau, thuốc kháng histamin, sử dụng để chống choáng do dị ứng và giải nhiệt.
Đối với nền y học cổ truyền phương Đông, tần giao là một loại thuốc quý được dùng rộng rãi ở các nước Trung Quốc, Triều Tiên và Việt Nam. Theo cuốn Bản kinh (Trung Quốc), tần giao mang vị cay, đắng; tính hàn; quy các kinh Vị, Can, Đởm. Công dụng của vị thuốc tần giao gồm: thanh nhiệt, giảm đau, trừ phong thấp… Vị thuốc tần giao được dùng theo phương cách sắc nước hoặc tán bột mịn rồi làm thành viên hoàn; lượng dùng từ 6-12gr.
III. MỘT SỐ BÀI THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN TỪ TẦN GIAO
- Bài thuốc chữa viêm đa khớp: Lấy vị sau mỗi vị 12gr tần giao, hán phòng kỷ; mỗi loại 10gr các vị bạch chỉ, hải phong đằng, nhũ hương, đào nhân, hoàng bá, uy linh tiên; mỗi loại 8gr các vị độc hoạt , xuyên khung. Rửa sạch các vị thuốc trên rồi cho vào siêu sắc dưới lửa nhỏ sao cho cô đặc lại còn 1 bát nước. Sau đó chia ra 2 lần uống vào sáng tối sau khi ăn. Duy trì bài thuốc này trong vòng 2 tháng thì các triệu chứng viêm khớp sẽ thuyên giảm, thậm chí có bệnh nhân đã khỏi.
- Bài thuốc cắt cơn sốt về chiều, người đổ nhiều mồ hôi: Trong “Hồ Nam trung y học viện có ghi chép bài thuốc Tần giao miết giáp tán gồm: mỗi loại 20gr các vị tần giao, đương quy, tri mẫu; mỗi loại 40gr các vị sài hồ, miết giáp, địa cốt bì; 12gr thanh hao và lựa lấy 1 quả ô mai. Mang tất cả những vị thuốc trên tán bột, sắc nước dưới lửa nhỏ. Ngày dùng 20ml trước khi đi ngủ sẽ có hiệu quả rõ rệt.
- Bài thuốc chữa trị bệnh viêm gan ở trẻ nhỏ: Lấy khoảng 7,5 đến 15gr vị thuốc tần giao (nếu trẻ bị sốt kèm theo thì lấy thêm 2 vị liên kiều và hoàng cầm lượng vừa đủ). Đem sắc thuốc dưới lửa nhỏ, cô đặc còn 1 chén, chia uống nhiều lần trong ngày. Sử dụng bài thuốc liên tục trong vòng 2 tuần sẽ thấy rõ kết quả.
- Bài thuốc giảm sưng, đau răng khi nhổ: Lấy 2 vị tần giao, phòng kỷ với lượng bằng nhau. Làm sạch, sấy khô, tán mịn rồi cho thứ thuốc trên vào các nang, mỗi nang chứa 0,3 gr. Để giảm đau, sưng khi nhổ răng, cần uống 2 viên nang trước khoảng nửa tiếng. Nhổ răng xong, thì cứ cách 6 tiếng lại uống 1 lần, mỗi lần 2 viên nang sẽ ít đau nhức, sưng phù. Sử dụng liên tục trong 3 ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Hoa của cây tần giao
IV. NHỮNG LƯU Ý KHI DÙNG VỊ THUỐC TẦN GIAO
Tần giao là vị thuốc quý, nhưng phải sử dụng đúng đối tượng và liều lượng phù hợp. Không được sử dụng tần giao cho những đối tượng sau:
- Phụ nữ có thai và đang cho con bú
- Người suy nhược cơ thể, thể trạng quá yếu, tỳ hư
- Người đang bị tiêu chảy
- Người bệnh bị đau nhức chân tay lâu ngày, tỵ hư không nên dùng
Ngoài ra, khi sử dụng vị thuốc tần giao có thể gây buồn ngủ, nên tránh tham gia giao thông khi đang sử dụng loại thuốc này. Mọi thông tin về dược liệu ở trên chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu có nhu cầu sử dụng thuốc cần phải qua sự thăm khám và chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa. Đọc thêm loại dược liệu hoàng đằng :Cây hoàng đằng là gì? Tác dụng và bài thuốc kết hợp với cây hoàng đằng
Quản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm