Qua lâu nhân - Vị thuốc thanh nhiệt, nhuận phế, chống ho

- Dược liệu
Qua lâu nhân - Vị thuốc thanh nhiệt, nhuận phế, chống ho

Qua lâu nhân là vị thuốc có chứa nhiều công dụng chữa bệnh, đặc biệt là những bệnh liên quan đến nhuận tràng, nhuận phế, trường ung, ung thư trũng độc…Bạn hãy tham khảo bài viết sau đây để hiểu hơn những thông tin liên quan đến vị dược liệu này nhé. 

Qua lâu nhân là vị thuốc được lấy từ quả của cây qua lâu. Tên khoa học của qua lâu nhân là Semen Trichosanthis. Trong đông ý, người ta dùng qua lâu nhân để chủ trì các chứng ho do phế nhiệt, kết hung, chứng hung tý (phần ngực đau đầy tức do khí kết tụ, có khi cũng có thể là do khối u).

Qua lâu nhân
Vị thuốc qua lâu nhân trong Đông y

 

MÔ TẢ DƯỢC LIỆU

Tên gọi qua lâu

  • Tên gọi: Cây qua lâu, qua lâu nhân 
  • Tên gọi khác: Dưa trời, dưa núi, hoa bát, vương qua (miền Bắc), dây bạc bát, bác bát châu (miền Nam), người Tày gọi là thau ca.
  • Tên tiếng Trung: 栝楼
  • Tên thuốc: Fructus Trichosanthes
  • Tên khoa học: Trichosanthes sp
  • Họ khoa học: Họ Bí (Cucurbitaceae)

Đặc điểm của cây qua lâu

Cây qua lâu có đặc điểm là một loại cây dây leo, rễ củ thuôn dài và cắt khúc Phần lá cây mọc so le, có phiến lá xẻ thành nhiều thùy. Hoa bác bát châu có màu trắng, phần quả dài khoảng 8-10cm, đường kính khoảng từ 5-7cm. Tại phần vỏ quả có màu xanh, vằn trắng dọc theo quả, quả chín có màu đỏ.

Qua lâu nhân là vị thuốc hay còn được gọi là quát lâu nhân, hạt thảo ca. Đây vốn là hạt phơi hoặc sấy khô của cây qua lâu – loại trái giống như quả bầu. Bên trong quả có chứa nhiều hạt hình trứng dẹt, chiều dài hạt từ 1,2-1,5cm và rộng từ 6-10mm. Phía bên mặt ngoài là hạt có màu nâu nhạt, trơn nhẵn.

Ở xung quanh mép hạt có rãnh trọn, tại phần đỉnh hạt tương đối nhọn, phần rốn hình điểm và lõm xuống. Đáy hạt tròn, hơi tù, ở vỏ hạt ngoài cứng, vỏ hạt bên trong là màng mỏng, màu lục xám, bọc lấy 2 lá mầm dày, màu trắng vàng, có chứa nhiều dầu. Hạt qua lâu có vị hơi ngọt dịu, hơi đắng.

Phân bố

Cây dược liệu qua lâu được tìm thấy tại một số nước thuộc châu Á như: Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên… Ở Việt Nam, loại cây này thường mọc hoang trên những đường núi dọc các tỉnh phía Bắc và các bãi cát hoang ở Ninh Thuận, Bình Thuận.

Bộ phận dùng

Bộ phận chủ yếu được sử dụng làm thuốc được lấy là nhân có trong hạt của quả. Ngoài ra, tất cả các bộ phận khác của cây cũng được sử dụng bào chế làm thuốc.

Thu hái, chế biến

– Thu hái: Chỉ thu hái những quả đã chín (quả đã chuyển sang màu vàng cam) từ khoảng tháng 9-10 hàng năm. Lựa chọn những hạt đã già, khô, chác và có vỏ giày.

Quả qua lâu chín
Quả qua lâu chín có màu đỏ là có thể thu hoạch được

– Chế biến: Sau khi thu hoạch xong, rửa sạch hạt của cây qua lâu và mang phơi nắng, sấy khô. Tiếp theo, sử dụng dụng cụ để tách đôi vỏ, lấy phần nhân bên trong rồi mang giã nát. Muốn làm nhanh thì lấy hạt sao qua, chà hoặc giã cho nát vỏ lấy nhân rồi thực hiện chế biến tiếp theo.

Bảo quản

Bảo quản các nhân của quả cây lâu qua tại nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Nếu như thời tiết quá nóng, phần nhân bên trong sẽ chuyển sang màu đen và nổi mốc mọt.

Thành phần hóa học

Thành phần qua lâu nhân có chứa khoảng 25-26% chất dầu, trong đó có bao gồm các axit béo không no chiếm tới khoảng 66,5%, khoảng chừng 30% thành phần axit béo no. Những chất khác chưa rõ.

TÁC DỤNG VỊ THUỐC QUA LÂU NHÂN 

Tác dụng theo y học cổ truyền

Trong y học, qua lâu nhân có tác dụng lợi khí khoang hung, thanh phế hóa đàm chủ trì các chứng ho do phế nhiệt, kết hung, chứng hung tý (phần ngực đau đầy tức do khí kết tụ, có khi cũng có thể là do khối u). Ngoài ra, qua lâu nhân còn có tác dụng nhuận tràng thông tiện, nhuận phế hóa đàm, chủ trì các chứng trường ung, ung thư, trường táo, nhũ ung, thũng độc. Toàn cây qua lâu đều có tác dụng và điều trị những chứng như trên.

Tác dụng qua lâu nhân
Dược liệu qua lâu nhân được sử dụng trong y học cổ truyền để trị phế

Tác dụng theo y học hiện đại

Một số nghiên cứu đã chứng minh về công dụng hiệu quả của qua lâu nhân đối với một số bệnh lý ở người. Tuy nhiên, tính đến hiện tại, những nghiên cứu đa vẫn chỉ được thử nghiệm trên động vật mà chưa có nghiên cứu lâm sàng ở người. Theo đó, tác dụng của qua lâu nhân đã được chứng minh như:

  • Hỗ trợ kháng viêm và chống oxy hóa. 
  • Hỗ trợ kháng ung thư.
  • Hỗ trợ cải thiện và điều hòa hệ miễn dịch. 
  • Hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường. 
  • Hỗ trợ ức chế mạnh sự tăng sinh của virus HIV. 
  • Hỗ trợ điều trị bệnh tăng huyết áp, giảm lipid máu. 
  • Hỗ trợ giảm cân, cải thiện vóc dáng. 

CÁCH DÙNG & LIỀU DÙNG

Liều dùng qua lâu nhân

Liều dùng: Dùng 12-16g/ ngày, dùng dưới dạng thuốc sắc. 

Nếu dùng quá liều vị thuốc qua lâu nhân có thể dẫn đến các phản ứng bất lợi như buồn nôn, nôn, đau bụng, đau dạ dày, tiêu chảy.

Vị thuốc qua lâu nhân
Vị thuốc qua lâu nhân được sử dụng kết hợp với các dược liệu khác

Các bài thuốc qua lâu nhân

Bài thuốc qua lâu nhân trị táo bón

  • Dùng 3g cam thảo, 15g qua lâu nhân mang sắc lấy nước dùng. Có thể cho một ít mật nếu như cảm thấy khó uống. 

Bài thuốc chữa thấp khớp mạn tính

  • Dùng mỗi vị 12g đơn sâm, qua lâu nhân, khương hoạt, uy linh tiên, thạch cao, thổ phục linh, kê huyết đằng, rau má, đơn sâm, cốt toái bổ, độc hoạt, hy thiêm, 4g cam thảo và 8g cam chỉ.
  • Tất cả mang sắc lấy nước uống, mỗi ngày uống 1 thang.

Bài thuốc chữa viêm họng, tắt tiếng

  • Dùng mỗi vị 10g qua lâu nhân, cam thảo, bạch cương tằm, 4g gừng tươi.
  • Mang tất cả sắc cùng với 5 phần nước, sắc đến khi còn 2 phần nước để dùng. 

Bài thuốc chữa vú sưng nóng, viêm tuyến vú cấp tính nổi mẩn đỏ gây đau và sốt

  • Dùng mỗi vị kim ngân hoa, bồ công anh, qua lâu nhân 15g
  • Tất cả mang sắc cùng nước đến khi cô đặc thì mang dùng. 

Bài thuốc qua lâu nhân chữa đau thắt ngực, viêm phế quản do bị áp xe phổi hoặc đàm vàng

  • Dùng mỗi vị 12g bồ công anh, qua lâu nhân, mỗi vị 15g toàn qua lâu và ý dĩ nhân, mỗi vị 10g cát cánh, bán hạ, kim ngân hoa, 4g hoàng liên…
  • Tất cả mang sắc cùng nước, chia làm các phần nhỏ để dùng. 

Bài thuốc qua lâu nhân trị trẻ em vàng da

  • Dùng thiên hoa phấn giã nhỏ, cho nước đun sôi để nguội vào gạn nước để uống. Có thể dùng thêm mật ong cho dễ uống. 

Bài thuốc qua lâu nhân cho người bị lao phổi

  • Sử dụng 8g qua nhân lâu, mỗi vị 16g sài hồ, huyền sâm, hạ khô thảo, mỗi vị 8g bán hạ chế, chỉ xác, tang bạch bì.
  • Tất cả mang sắc nước uống trong ngày. 

Bài thuốc chữa viêm tắc động mạch

  • Dùng mỗi vị 20g cam thảo, đương quy, 16g mỗi vị qua lâu nhân, ngưu tất, kim ngân hoa, xích thược, mỗi vị 12g đào nhân, đan bi, huyền sâm.
  • Mỗi ngày sắc uống 1 thang.

Lưu ý khi sử dụng

Nếu như không dùng qua lâu nhân đúng cách và quá liều có thể mang đến tác dụng phụ như:

  • Tiêu chảy và khó chịu ở dạ dày. 
  • Bị sốt hoặc có những biểu hiện co giật. 
  • Bị tổn thương tim, mẫn cảm, tính dịch trong não-phổi. 
  • Phụ nữ mang thai bị sẩy thai.
  • Không dùng qua lâu nhân cho những người bị tiêu chảy hoặc mắc chứng rói loạn co giật. 
  • Không nên dùng qua lâu nhân với những vị thuốc khác, đặc biệt là những loại thuốc giảm đường huyết nếu như không được bác sĩ chỉ định. 

Tác dụng và tính an toàn của qua lâu nhân cho đến nay vẫn chưa được nghiên cứu sâu. Vì thế, người dùng cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc chuyên môn khi có nhu cầu sử dụng. 


About
Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Qua lâu nhân - Vị thuốc thanh nhiệt, nhuận phế, chống ho

Quản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Nhấn vào đây để đánh giá
Hỗ trợ 24/7
Bảo mật thanh toán
0.16266 sec| 1640.352 kb